Giới thiệu khái quát huyện Chư Prông

Giới thiệu khái quát huyện Chư Prông

Giới thiệu khái quát huyện Chư Prông

Chư Prông là một huyện của tỉnh Gia Lai, huyện lỵ là thị trấn Chư Prông. Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng – núi Chư Prông. Chư Prông theo tiếng Jrai có nghĩa là “ngọn núi lớn”, “chư” là ngọn núi, “prông” là lớn.
1. Diện tích: 169.551,56 ha.
 2. Dân số: 116.867 người.
   3. Vị trí địa lý:
– Bắc giáp: Đức Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa.
– Nam giáp: huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
– Đông giáp: các huyện Chư Sê, Chư Pưh.
– Tây giáp: Cam Pu Chia (đường biên giới chung với chiều dài 42km).
  4. Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 20 (1 thị trấn, 19 xã).
– Thị trấn: Chư Prông.
– Các xã: Ia Băng, Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơr, Ia O, Ia Pia, Ia Púch, Ia Phìn, Ia Tôr, Ia Vê, Bàu Cạn, Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Bang, Ia Kly, Ia Drăng, Ia Ga, Ia Piơr.
5. Tổng quan kinh tế – văn hoá – xã hội:
Thị trấn Chư Prông là nơi tập trung các cơ quan hành chính của huyện, gồm Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các cơ quan khác. Trường THPT Lê Quý Đôn là trường lớn nhất tại Chư Prông nằm trên đường Nguyễn Trãi. ngoài ra còn có trường Trung học phổ thông Trần Phú (xã Thăng Hưng), trường Trung học phổ thông Plei Me (xã Ia Ga), trung học cơ sở Chu Văn An và hệ thống các trường tiểu học.
Chư Prông là nơi đã diễn ra chiến thắng nổi tiếng diễn ra cách đây hơn 50 năm đó là chiến thắng Plei Me oanh liệt và hiện nay đã trở thành điểm tham quan, du lịch. Đến với Chư Prông bạn có thể thấy những ngọn đồi với bạt ngàn cà phê, cao su và Hồ tiêu, bạn còn có thể đến thăm thác 7 bậc tại xã Ia Phìn, các điểm du lịch của huyện như nông trường Chè Bàu Cạn, chùa Bửu Sơn, chùa Đức Tôn…
Năm 2015, tổng giá trị sản xuất toàn huyện  ước đạt hơn 2.620,31 tỷ đồng, tăng 765,93 tỷ đồng so với năm 2010, mức tăng bình quân 7,16%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2015 ước đạt 6.900 tỷ đồng, đạt 112,2%, tăng 1.440 tỷ đồng so với giai đoạn 2005-2010; Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 10,35% (theo tiêu chí giai đoạn 2011-2015, giảm bình quân hàng năm 3,39%); thu nhập bình quân đạt 28,2 triệu đồng/người/năm, đạt 104,4%.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch nhanh và đúng hướng. Ước tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích gieo trồng là 73.800 ha (tăng 15.969 ha so với năm 2010).
Huyện luôn chú trọng áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục tăng qua các năm với mức tăng bình quân 112,2%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như điện – đường – trường – trạm được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tăng năng lực sản xuất và làm thay đổi khá nhanh diện mạo nông thôn, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% tuyến đường từ huyện đến xã đã được thảm nhựa, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, hơn 95% thôn, làng và hơn 90% số hộ gia đình được sử dụng điện.
Sự nghiệp giáo dục, y tế không ngừng phát triển, chất lượng dạy và học, khám – chữa bệnh được nâng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, huyện đạt tỷ lệ 3,2 bác sĩ/vạn dân, 60% trạm y tế xã và phòng khám khu vực có bác sĩ; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ liều đạt 98%; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng là 17,2% (giảm 5,85% so với năm 2010).
Trong giai đoạn 2015 – 2020 toàn huyện phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 8,1%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt 52,4%, công nghiệp – xây dựng đạt 21,2%, dịch vụ đạt 26,4%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 40 triệu đồng/người/năm; tốc độ thu ngân sách bình quân đạt 9%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 26,31%; tỷ lệ dân sử dụng điện lưới quốc gia 100%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 52,6%, tỷ lệ che phủ rừng 46,5%; Tỷ lệ xã vững mạnh về Quốc phòng – An ninh 70-75%.

DI TÍCH DANH THẮNG 

Công xưởng chế tác thời tiền sử

Địa điểm: làng Gà, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông
Phát hiện tháng 4/2015

     Đây là một công xưởng chế tác rìu mài lưỡi từ đá bazan, diện phân bố là khá rộng so với những phát hiện từ trước đến nay được phát hiện tại Gia Lai và khu vực Tây Nguyên. Niên đại di chỉ này thuộc hậu kỳ đá mới, cách ngày nay 5.000-6.000 năm.

lang Ga 2018.jpg - Giới thiệu khái quát huyện Chư Prông

Nhiều hiện vật đồ đá được phát hiện trong hố khai quật. Ảnh: Nguyễn Giác (Báo Gia Lai)

lang Ga1 2018.jpg - Giới thiệu khái quát huyện Chư PrôngHiện vật rìu mài lưỡi và bàn mài được phát hiện di chỉ. Ảnh: N.G

     Di tích Thôn Bảy ở thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông

Phát hiện năm 1994.

Tại đây đã đào thám sát với diện tích 4m2; tổng số hiện vật có: 6 rìu có vai, 9 bàn mài, 111 mảnh tước; chất liệu chế tác là đá phtanite, silic và opal. Đồ gốm có 100 mảnh, gốm thô, bở.
Vào các năm 1998 và 2000, Thôn Bảy tiếp tục được phúc tra, xác nhận có diện tích rộng khoảng 5.000-7.000m2, tầng văn hoá dày, hiện vật phong phú (Bu i Va n Lie m cs, 2002, tr.134- 136). Tháng 1/2002, di tích được khai quật hai hố ở đất rẫy nhà ông Nguyễn Vinh Hiển. Tổng số hiện vật thu được là 17.785 di vật đá và đồ gốm. Trong đó H1 có 262 công cụ đá các loại, 1.872 mảnh tước/mảnh tách, 11.931 mảnh gốm; H2 có 33 công cụ đá các loại, 204 mảnh tước, mảnh tách và 3.483 gốm mảnh.

Di tích Ia Mơr
Địa điểm ở thôn KLăh, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông; toạ độ 13029’446” vĩ Bắc và 107044’558” kinh Đông.
Được phát hiện năm 2005.

     Phạm vi phân bố rộng khoảng 2.700m2 (Nguyễn Giác, 2007, tr.123-124). Năm 2008, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Gia Lai mở 2 hố khai quật. Hố 1 ở khu B rộng 16m2 (4 x 4 m); hố 2 mở tại khu A cũng có diện tích 16m2 (Nguyễn Khắc Sử & cs, 2008). Hiện vật đá thu được là 4.463 tiêu bản. Trong đó: Hố 1 có 1.064 di vật. Nhóm hiện vật có dấu vết chế tác và sử dụng là 34 di vật, gồm: 11 phác vật công cụ (1 cuốc, 9 rìu vai xuôi, 1 bôn răng trâu); 3 công cụ mài toàn thân (2 rìu có vai, 1 mảnh rìu); 11 công cụ mảnh tước/phiến tước; 9 công cụ có vết sử dụng (6 bàn mài, 1 chày, 1 hòn ghè; 1 bàn nghiền). Nhóm phế liệu có 1.030 tiêu di vật: 1 hạch, 13 nguyên liệu, 953 mảnh tước, 63 phiến tước. Đồ gốm có 8 mảnh, phần lớn các mảnh gốm đã bị vỡ nát, nên không phân loại, khảo tả về loại hình hiện vật này. Hố 2 có 3.399 đồ đá các loại, trong đó có: 8 phác vật rìu, bôn (6 rìu có vai, 1 bôn, 1 phác vật dạng sơ chế); 3 rìu, bôn mài toàn thân (1 rìu vai xuôi, 1 bôn, 1 cuốc); 3 công cụ mảnh tước; 9 bàn mài; 8 đá nguyên liệu; 58 phiến tước và 3.310 mảnh tước. Đồ gốm có 92 mảnh, gốm bị vỡ nát nên không thể phân loại và khảo tả.
     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây