Giới thiệu khái quát huyện Phước Long

Giới thiệu khái quát huyện Phước Long

Giới thiệu khái quát huyện Phước Long

Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân, phía Nam giáp huyện Giá Rai, phía Đông Nam giáp Vĩnh Lợi, phía Tây giáp Thới Bình (Cà Mau), phía Đông giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng).

Diện tích tự nhiên là 40.736 ha, với 02 vùng sinh thái mặn, ngọt.

Đơn vị hành chính

Trong huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phước Long và các xã Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú, Vĩnh Thanh.

Giáo dục – Y tế

Phát triển nhất nhì các đơn vị trong tỉnh Bạc Liêu.

Về giáo dục, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm của huyện điều thuộc top đầu của tỉnh. Theo thống kê của trường Đại học Cần Thơ – trường đại học uy tín nhất Đồng bằng sông Cửu Long – trong 3 năm 2008, 2009, 2010 số học sinh Phước Long trúng tuyển vào trường nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu. Hiện tại huyện có 2 trường THPT là THPT Võ Văn Kiệt và THPT Trần Văn Bảy, hơn 50 trường THCS, tiểu học và mầm non đạt chuẩn.

Về Y tế, huyện có 1 bệnh viện đa khoa đặt tại thị trấn huyện lị với đội ngũ y, bác sĩ giỏi không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong huyện mà còn cả huyện Hồng Dân trong những năm qua, mặt khác 100% xã của huyện có trạm y tế thường xuyên cấp phát thuốc và chữa bệnh cho người dân.

Kinh tế – Xã hội

Huyện Phước Long nằm trên trục kênh xáng Phụng Hiệp và Quảng lộ Phụng Hiệp đi qua (chiều dài gần 40 km), là huyện nông thôn của tỉnh Bạc Liêu, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 07 xã, 01 thị trấn; diện tích tự nhiên 40.736 ha, 28.785 hộ, dân số 122.503 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là kinh, hoa và khơme.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ 3 của tỉnh, xếp sau tỉnh lị là Thành phố Bạc Liêu và huyện Giá Rai. Tuy nhiên nếu xét theo sự phát triển đồng đều kinh tế giữa các xã trong 1 huyện thì Phước Long đứng hàng thứ 2, sau Tp. Bạc Liêu.

Thị trấn Phước Long không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà còn là trung tâm của tiểu vùng Tây – Bắc tỉnh Bạc Liêu. Thị Trấn Phước Long cùng với 3 đơn vị khác là Tp. Bạc Liêu, Thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình), Thị trấn Hộ Phòng (huyện Giá Rai) tạo thành tứ giác kinh tế, động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh. Theo quy hoạch, năm 2015 Thị trấn sẽ là đô thị loại IV và tầm nhìn đến năm 2020 là một thị xã hiện đại, tiềm năng.

Huyện có khá nhiều trung tâm thuơng mại, chợ tuơng đối lớn trong tỉnh như: Phước Long, Phó Sinh, Chủ Chí, Trưởng Tòa hình thành tại các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh.

Là 1 trong 5 huyện (Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, Hải Hậu – tỉnh Nam Định, Phước Long – tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam, K’Bang – tỉnh Gia Lai) được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.

Hạ tầng giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông của huyện phát triển tuơng đối toàn diện. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng như Quản lộ Phụng Hiệp nối thẳng từ Cần Thơ qua Tx. Ngã Bảy đến Cà Mau (không vòng như QL 1A), kênh xáng Phụng Hiệp – một trong những kênh xáng quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long được đào từ thời Pháp thuộc, tỉnh lộ Vĩnh Mỹ – Phước Long và nối liền đến Ngan Dừa (huyện lỵ Hồng Dân), tỉnh lộ Phước Long – Phong Thạnh Tây B. Và hơn 90% đường nông thôn được trãi nhựa, bê tông hóa. Hệ thống cầu cũng tuơng đối hoàn thiện.

Lịch sử

Quyết định 326-CP ngày 29 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ phê chuẩn (về nguyên tắc) việc phân vạch địa giới hành chính huyện Phước Long thuộc tỉnh Minh Hải, huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ.

Phía bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân), phía đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vinh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình), phía nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai).

Quyết định 275-CP ngày 25 tháng 07 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Phước Long thuộc tỉnh Minh Hải:

     Chia xã Vĩnh Phú Đông thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Phú Đông, xã Đông Phú, xã Hưng Phú và xã Đông Nam.

     Chia xã Vĩnh Phú Tây thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hồng và xã Vĩnh Tiến.

     Chia xã Phước Long thành hai xã lấy tên là xã Phước Long và xã Phước Tây.

     Chia xã Phong Thạnh Tây thành ba xã lấy tên là xã Phong Dân, xã Phong Hòa và xã Phong Hiệp.

    Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long lấy tên là thị trấn Phước Long.

Huyện Phước Long cũ (thuộc tỉnh Minh Hải) được thành lập ngày 29/12/1978, bao gồm 19 xã, 1 thị trấn và nhập vào huyện Hồng Dân ngày 17/5/1984.

Huyện được tái lập ngày 25/9/2000 trên cơ sở tách các xã của huyện Hồng Dân.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

ĐỀN THỜ TRẦN QUANG DIỆU

Tọa lạc tại ấp 1, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đền thờ được xây dựng năm 1917 theo lối kiến trúc đình làng Nam Bộ với có diện tích 800m2.

Ngôi đền Thái phó Trần Quang Diệu được kiến tạo ngay sau khi con kênh xáng Phụng Hiệp đào từ Ngã Bảy xuống Thị xã Cà Mau củ ( nay là Thành phố Cà Mau)  chính quyền địa phương phong kiến thời đó đã cấp một mẫu đất công điền (mẫu Tây) để kiến tạo đền thờ gọi là “ đát Thành Hoàng Bổn Cảnh” và  chín “ Mẫu Tây”  đất ruộng để trồng cấy thu hoa lợi, gọi là đất hương quả. Sở dĩ quan lại địa phương thời phong kiến “ thời Nguyễn” cấp đất cho nhân dân kiện tạo đền thờ Trần Quang Diệu, có lẽ ông sinh ra từ dân, đều sống trong dân, chết vì dân trong cuộc đấu tranh thù trong giặc ngoài, huynh đệ tương tàn. Đồng thời, việc lập đền thờ tướng Trần Quang Diệu là nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa, lối sống lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Ngôi đền Thái phó Trần Quan Diệu sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng trở thành trung tâm hoạt động văn hóa của nhân dân địa phương theo thiết chế văn hóa đình làng Nam Bộ.

Đền thờ Trần Quang Diệu UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử cấp tỉnh năm 2000.

CHÙA MONISEREYSOPHOL COSDON (CHÙA COSDON) 

Chùa monisereysophol cosdon là chùa Phật Giáo Theravada (Nam Tông) Khmer Việt Nam.Tọa lạc tại Ấp Bình Bảo,Xã Vĩnh Phú Tây, Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu.

Chùa Moni Serey Sophol Cosdon (Chùa CosDon) được thành lập vào ngày 05 tháng 02 năm 1903 trên phần đất với diện tích 50.000m do gia đình ông tá điền chủ Che hiến cúng thuộc ấp Bình Bảo, Xã Vĩnh Phú Tây, Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu.

Sau khi Ngôi Tam Bảo được hình thành, Ban Hộ Tự cùng với Phật tử địa phương đòng long cung thỉnh Đại Đức Sơn Uôl trú xứ ở tỉnh Sóc Trăng về đảm nhiệm chức vụ trụ trì. Do sự đồng tâm của đại đức trụ trì và Phật tử, Chùa Cosdon lúc bấy giờ dược dựng lên bao gôm Ngôi chánh điện, 03 tăng xá, giảng đường bằng các vật liệu như lá, cây và ngói…Được đặt tên là Serey Sophol Cosdon và tổ chức Lễ Kiết Giới Sima vào ngày 15 tháng 04 năm 1930. Từ năm 1933 chùa do Đại Đức Thạch Vol đảm nhiệm chức vụ trụ trì nhưng đến năm 1945 vì lí do chiến tranh, hoạn lạc Đại Đức đã quay về chùa Ông Kho thuộc tỉnh Sóc Trăng để trụ xứ.

            Trong khoảng thời gian 08 năm, từ Năm 1945 đến năm 1953 chùa không có trụ trì, Ban hộ Tự đã thống nhất cung thỉnh Hòa Thượng Tăng Nê, Trụ Xứ tại chùa Vĩnh Thuận về đảm nhiện Trụ trì, Hòa thượng đã hoan hỷ nhận lời. Vì công vệc Phật sư nên sau này Hòa Thượng đã phân công đại Đức Sơn Cung về làm trụ trì .Đến năm 1967 , Đại đức Danh An đảm nhiệm trụ trì và đổi tân chùa là Bothiserey Meanchey Cosdon đến năm 1979.

Sau  khi Đất Nước thống nhất, chư tăng, Ban quản trị cùng Phật tử đã suy cử Đại đức Danh Ven đảm nhiệm Trụ trì từ năm 1979 đến 1987.

  • Từ năm 1987 – 1992 đại đức Lý Tương đảm nhiệm trụ trì
  • Từ năm 1992 Thượng tọa Santapandito Trần Cui đảm nhiệm trụ trì
  • Năm 2001 Đại đức Sơn Minh Sòng đảm nhiệm trụ trì
  • Năm 2012 Đại đức Lâm Đúc đảm nhiệm chức vụ tăng trưởng
  • Hiện nay do Đại Đức Tỳ kheo Indatthero Thạch dương trung, đảm nhiệm chức vụ tăng trưởng

            Trong lịch sử hình thành và phát triển của chùa Cosdon gắn liền với bước thăng trầm của tổ quốc nhưng Chư tăng cùng Ban Hộ Tự, Phật tử đã vượt qua mọi khó khăn để gìn giữ Ngôi Tam bảo đặc trưng của người Khmer Nam Bộ“ Mái chùa che chở Hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

            Thấm nhuần đạo lý cao cả của việc xây dựng ngôi tam bảo trong lòng Dân tộc vào năm 1996, Thượng tọa Trần Cui đã phát tâm xây dựng Ngôi Chánh điện, trong thời gian gần 20 năm xây dựng ngôi chánh điện, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thương tọa không nản chí đã vượt qua và ngôi chánh diện điện được hoàn thành viên mãn và long trọng tổ chức Lễ kiết Giới Sima vào ngày 25 thang giêng năm Ất Mùi nhằm ngày  15 tháng 03 năm 2015. Trong niềm  hoan hỷ của Phật tử gần xa.

          Hiện nay Chùa đang được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

BIA CHIẾN THẮNG MỸ TRINH

Bia Chiến Thắng Mỹ Trinh là bia tưởng niệm chiến thắng trận đánh Đại đội 915 ( năm 1972) tại ấp Mỹ Trinh, xã Hưng Phú, huyện Phước Long.

Bia Chiến Thắng Mỹ Trinh có diện tích là 3.500m2, trong đó diện tích được xây dựng là 2.400m2 được bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2008. Với mục đích tuyên truyền, giáo dục truyền thống anh hung của dân tộc cho thế hệ trẻ. Đồng thời, ghi nhớ mãi mãi công ơn to lớn của các anh hung, liệt sĩ và các thế hệ cha, anh đi trước.

            Bia Chiến Thắng Mỹ Trinh đang được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

CHÙA SÊ-RÂY VONG-SA CHEY-YA-RAM (ĐÌA MUỒNG)

Tọa lạc tại  ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu  được xây dựng năm 1956 với diện tích đất là 16.760m2.

Ngôi chùa của cộng đồng người Khmer là công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của phật giáo Nam tong, chùa Đìa Muồng luôn là điểm tựa tâm linh của đồng bào phật tử gần xa.

Ngôi chùa được xây dựng để thờ phật Thích Ca Mâu Ni, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, tu hành, học tập của đồng baod dân tộc Khmer.

Năm 1957, các vị trong ban quản trị chùa đi thỉnh tỳ kheo Danh Muoth từ chùa Chác Băng, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang về làm đại đức trụ trì chùa đến đầu năm 1960 hoàn tục. Sau đó hòa thượng Tăng Nê phân công đại đức Lâm Nuool đến đảm chức trách trụ trì  chùa đến năm 1964.

Từ năm 1965 đến 1975 chùa do đại đức Danh Xiêm trụ trì. Từ năm 1975 đến nay chùa do Hòa thượng Lý Sa Muôth trụ trì.

Chùa Đìa Muồng ngoài giá trị là nói sinh hoạt tôn giáo của các vị sư và còn là nơi hoạt động cách mạng xuyên suốt từ năm 1959 đến năm 1975 do các đại đức trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động  cách mạng theo dạng công khai hợp pháp, vận động phật tử trong vùng tham gia hoạt động cách mạng, nơi nuôi chứa cán bộ, chiến sĩ cách mạng các cấp, góp phần gải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Hiện nay Chùa đang được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây