32.8 C
Vietnam, GF
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 3, 2023

THÔNG TIN NĂM 2023

Mục Địa lí, giới thiệu các địa phương trên vansudia.net tiếp tục được bạn đọc yêu quí, số lượt truy cập lớn. Theo kế hoạch (điều chỉnh) chúng tôi sẽ hoàn thành việc GIỚI THIỆU CÁC XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN vào cuối năm 2023. Ban Biên tập kêu gọi sự quan tâm của chính quyền các cấp, các nhà tài trợ, quí bạn đọc, tạo điều kiện về: TÀI CHÍNH, CÔNG NGHỆ, NỘI DUNG, KINH NGHIỆM, để chúng tôi có thể hoàn thành đúng kế hoạch khối lượng công việc lớn, công phu, đầy tình cảm với quê hương, đất nước này.
Liên hệ: Bùi Xuân Mẫn; Địa chỉ trụ sở: 20 Nam Sơn 5, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng; Email: vansudia.vn@gmail.com ; ĐT: 0945583489

Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình

Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

1.1. Vị trí địa lý kinh tế: 

Quỳnh Phụ nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình có tọa độ địa lý từ 20030′ đến 20045′ vĩ độ Bắc và từ 106010’đến 106025’kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, với ranh giới là sông Luộc, phía Nam giáp huyện Thái Thụy, Đông Hưng, phía Đông Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Hưng Hà.
Toàn huyện có 38 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn và 36 xã) với tổng diện tích 20.961,4 ha chiếm 13,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi là một trong những trung tâm kinh tế hành chính sầm waats, lâu đời của cùng đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm tỉnh thành phố Thái Bình 25km.
Quỳnh Phụ là cửa ngõ nối Thái Bình với vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế. Với vị trí khá thuận lợi này, huyện Quỳnh Phụ có thị trường lớn là các đô thị lớn trong vùng và xuất khẩu, có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế- xã hội của huyện.

1.2. Địa hình
Địa hình đất đai của Quỳnh Phụ tương đối bằng phảng, đồng ruộng thấp cao xen kẽ kiểu bát úp, có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam (giống địa hình toàn tỉnh); giữa huyện tạo thành lòng chảo, chiếm 62,5% diện tích toàn huyện có độ cao từ 1-2m trên mặt nước biển, nơi cao nhất 3m như (xã Quỳnh Ngọc) nơi thấp nhất là Chiều Trắng, Chiều Ruồi thuộc thôn Lường Cả xã An Vinh cao hơn 0,4m, Cầu Vồng xã An Ninh cao hơn 0,5-0,6m so với Hon Dấu. Trong từng khu vực cũng có độ chia cắt hình thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao, thấp, tạo lên những hạn chế nhất định về phát triển vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thủy lợi.
Nhìn chung địa hình Quỳnh Phụ có sự chia cắt ít phức tạp, đất đai hình thành nhờ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa do khá thuận lợi cho việc phát triển snar xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước.

1.3. Điều kiện khí hậu
Quỳnh Phụ năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm chung mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông sương giá buốt. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-240C; bức xạ mặt trời lớn với tổng mức bức xạ trên 100kca/cm2 /năm, số giờ nắng trung bình từ 1.600-1.800 giờ/1năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000 C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500-1.900mm, độ ẩm tương đối từ 80-90%

1.4. Thủy văn
Quỳnh Phụ có mạng lưới sông dày đặc, phân bố thích hợp cho tưới tiêu tự chảy: Hệ thống sông Luộc, sông Hóa dài 36km chảy qua phía Bắc và phía Tây của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng.
Sông Yên Lộng tưới cho 8.238ha (tự chảy 1.000ha)
Sông Sành, sông Diêm Hộ, sông Cô dài 83km cung cấp và tưới tiêu thoát nước cho cả huyện.
Hệ thống cống dưới đê từ Lý Xá đến Láng Láy lấy nước sông Hóa tưới cho 4.500ha.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các sông ngòi khác với mật độ lớn và nhiều hồ, đầm.

Di tích – Danh thắng – Điểm du lịch

Ngôi chùa cổ ở miền quê lúa

Chùa Tư Phúc (thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) không bề thế, hoành tráng nhưng được biết đến với hệ thống tượng cổ, chuông cổ thuộc hàng quý hiếm ở Việt Nam, có giá trị nghệ thuật và lịch sử vô cùng to lớn.
79527 tan vien son quy minh dai vuong - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

Mẫu Đợi

Cách ngã ba Đọ (Đợi) giao cắt quốc lộ 10 và tỉnh lộ 217 địa phận xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ khoảng 1km, giữa cánh đồng bát ngát có một ngôi đền cổ linh thiêng được truyền tụng trong dân gian là nơi thờ thánh bà Ma Thị Thái Vỹ (chúa Thượng Ngàn) và Tản Viên Sơn (Quý Minh Đại Vương) vị thần của …
di tich quynh hong - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

Thôn Đồn Xá, xã Quỳnh Hồng khánh thành nhà bia ghi danh Liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng.

 Sáng ngày 15 tháng 12 năm 2018, Thôn Đồn Xá, xã Quỳnh Hồng khánh thành nhà bia ghi danh Liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng. Về dự dâng hương, hoa tưởng niệm anh linh các liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng có các ông, bà trong ban liên lạc CCB đường Trường Sơn tỉnh, các huyện, thành phố, các doanh nhân, …
3 530712 - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

Lễ hội đền A Sào trở thành ‘Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia’ ( Thôn A Sào – An Thái – Quỳnh Phụ – Thái Bình)

Tối 20/9/2016, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Đền A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ). Nhân dịp này, lễ hội truyền thống đền A Sào đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.
le hoi den a sao tho hung dao dai vuong tran quoc tuan 13626 1 - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

Lễ hội Đền A Sào thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Thôn A Sào – An Thái – Quỳnh Phụ- Thái Bình)

Ngày 10/3, tại Khu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) tổ chức khánh thành và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền A Sào thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (10 – 12/3).
Le hoi den dong Bang - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Phụ

Đền Đồng Bằng – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy (An Lễ- Quỳnh Phụ – Thái Bình)

Đền Đồng Bằng tọa lạc bên dòng sông Diêm thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền có tên tự là Bắc Hải Linh Từ, nơi thờ Vua cha Bát Hải Động Đình – người có công lao to lớn trong việc bình Thục giữ nước và chiêu dân …

 Lịch sử văn hóa

A Sào – điểm hẹn văn hóa tâm linh

Nhờ sự quan tâm đầu tư đồng bộ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: đình – đền – bến Tượng A Sào, xã An Thái (Quỳnh Phụ) đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách về thăm vùng đất cổ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Đặc sản Đồng Bằng – An Lễ – Quỳnh Phụ

Nói đến sản phẩm cơm cháy, người ta hay nghĩ đến một đặc sản của Ninh Bình hay những tỉnh miền Nam xa xôi. Nhưng ngay trên vùng đất cổ xã An Lễ (Quỳnh Phụ), chàng trai trẻ Phạm Hữu Mạnh bằng tình yêu thiết tha với hạt gạo đã làm nên sản phẩm cơm cháy mang thương hiệu Đồng Bằng.

Lễ hội Đền A Sào thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Thôn A Sào – An Thái – Quỳnh Phụ- Thái Bình)

Ngày 10/3, tại Khu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) tổ chức khánh thành và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền A Sào thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (10 – 12/3).

Quỳnh Phụ triển khai kế hoạch tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 718 năm ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn

Sáng ngày 21/9, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào, xã An Thái, UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 718 năm ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn (1300 – 2018).

Di tích lịch sử Đền Đồng Bằng – Điểm du lịch hấp dẫn, an toàn

Ngày 5/9/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) là “Điểm du lịch”. Vậy là cùng với Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Keo (huyện Vũ Thư), Đền Đồng Bằng là một trong hai điểm du lịch của tỉnh. Đây là niềm vinh …
     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

error: Bạn muốn copy ? Đăng ký làm thành viên
X