Giới thiệu khái quát tỉnh Thái Bình

Thái Bình

Giới thiệu khái quát tỉnh Thái Bình

1. Vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải DươngHải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam ĐịnhHà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thưthành phố Thái Bình với tổng số 284 xã, phường, thị trấn.
2. Đặc điểm địa hình
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).
3. Tiềm năng khoáng sản
Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc khu công nghiệp Tiền Hải.
Nguồn khí mỏ, nước khoáng: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Tháng 5-6 năm 2003, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 Vịnh Bắc Bộ (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3). Ngày 23/3/2005, Công ty Đầu tư phát triển Dầu khí (PIDC), Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã thử vỉa thành công tại giếng khoan xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải ở độ sâu 2.600 m. Theo kết quả đánh giá ban đầu lưu lượng khí khai thác đạt 30.000 m3/ngày đêm kịp thời bổ sung cho nguồn khí phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh.
Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây tại vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 50 m và nước nóng 72oC ở độ sâu 178 m hiện đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.
Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m nên chưa đủ điều kiện để khai thác.
4. Tiềm năng du lịch
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý.
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi tắm thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà – Vũ Thư.. . và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo ‘làng Khước’, trò múa rối nước ‘làng Nguyễn’ (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v…
Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra Cồn Vành, biến nơi đây thành khu du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng. Dự kiến đến năm 2004 sẽ hoàn thành dự án. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.
Khách sạn Du lịch Thái Bình đang được đầu tư nâng cấp thành khách sạn 3-4 sao và một số khách sạn, nhà nghỉ mát tại khu du lịch Đồng Châu đang được cải tạo đổi mới. Một số dự án về đầu tư khách sạn, các trung tâm thương mại nhiều tầng (11 tầng) như khách sạn Dream II, Đài Loan Quán … đang chuẩn bị triển tại Thành phố để đáp ứng yêu cẩu phát triển kinh tế địa phương. Dự án xây dựng tuyến đường ra cồn Vành và một số công trình hạ tầng cho phát triển du lịch và kinh tế đang được triển khai
5. Tài nguyên đất
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng ‘bờ xôi ruộng mật’ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha. Trong đó: Diện tích cây hàng năm: 94.187 ha; Ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3-4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng 40.000 ha.
Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh v.v
Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có 3 thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
– Nước mặn chiếm khoảng 17 km2 chủ yếu dành cho hoạt động khai thác khoáng sản. Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 – 25.000 tấn, tôm 600 – 1.000 tấn, mực 700 – 800 tấn. Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 -13.000 tấn. Các loài khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược…. các loài tôm: tôm Vàng, tôm Bộp, tôm He… Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, phần lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thủy sản.
– Vùng nước lợ: Chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thủy sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản. Vùng này có khoảng 20.705 ha (Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha), trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.
Bên cạnh đó Thái Bình còn có các cồn cát ven biển như: Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn rất thích hợp trồng tập trung cây sú vẹt, bần. Hiện tại có gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển.
– Vùng nước ngọt: Tổng diện tích có khả năng nuôi thủy sản là 9.256 ha, hiện mới đưa vào nuôi khoảng 6.020 ha. Ngoài ra còn có trên 3.000 ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi thủy sản.
– Thái Bình có triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu, bò, bò sữa, lợn, gà, vịt, cá….
– Nguồn nước ngọt cho nhu cầu dân sinh và công nghiệp tương đối dồi dào, chủ yếu là nguồn nước mặt của các sông lớn.
6. Tiềm năng về nhân tố con người
Dân số Thái Bình năm 2002 ước khoảng: 1 triệu 827 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%; mật độ dân số 1.183 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%.
Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người. Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ – thương mại chiếm 8,7%.
Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%; Trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%).
Hàng năm, Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có các khu công nghiệp./.
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây