Giới thiệu khái quát thành phố Thái Bình
Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình miền Bắc Việt Nam. Thành phố còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng… của tỉnh và cũng là 1 trong 6 đô thị của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Nam Định đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10. Ngày 30/6/2004 là ngày thành lập Thành phố Thái Bình.
Địa lý
Vị trí: Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Địa giới thành phố Thái Bình: Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương; Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư; Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 60km về phía Đông Bắc, thành phố Nam Định 19 km về phía Tây.
Thủy văn: Các sông chảy qua : Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố, ngoài ra con có sông Kiến Giang chảy ở phía Nam, và sông Vĩnh Trà.
Địa hình, khí hậu: Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7km, có hệ thống sông đào
đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nước và cây rau màu. Nơi đây cũng rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiểu vùng khí hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23oC, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao động 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.
Diện tích và dân số
Diện tích 6.768,9 ha.
Dân số 186.000 người (2010)
Hành chính
Có 19 đơn vị hành chính, bao gồm:
10 phường là: Bồ Xuyên, Phú Khánh, Kỳ Bá, Tiền Phong, Quang Trung, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Đề Thám, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu
9 xã là: Đông Hòa, Vũ Chính, Vũ Phúc, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ, Đông Mỹ.
Kinh tế
Thái Bình là thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Cơ cấu kinh tế năm 2010 của thành phố là Nông – lâm nghiệp : 1,67%, Công nghiệp xây dựng: 59,93%, Thương mại và dịch vụ: 38,40%.
Các sản phẩm điển hình của Thành phố là: hàng dệt may, cơ khí, hàng thủ công mây – tre – đan, thực phẩm chế biến, đồ gỗ…
Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt gần 6500tỷ đồng, chiếm 38% giá trị toàn tỉnh, tăng 27,8% so với 2009. Thành phố có 5 khu công nghiệp: Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Tiền Phong , Sông Trà , Gia Lễ rộng hơn 1000Ha tạo việc làm cho trên 31000 lao động. Ngoài ra còn có Cụm công nghiệp Phong Phú và điểm công nghiệp Trần Lãm.
Thương mại dịch vụ ngày cáng khởi sắc. Trên nhiều tuyến phố, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, thành phố đã có 4 trung tâm thương mại là Hapro Thái Bình, VictoryPlaza , May 10 Plaza ,TTTM thành phố Thái Bình (đang triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại Hoàng Diệu và Indochina), 6 siêu thị là: G*mart (Ngã tư An Tập), Thái Bình vàng, Thái Bình, Hapromart, Minh Hoa, G7mart, Hảo Mùi, siêu thị điện tử Ánh Chinh, Siêu Thị Thái, siêu thị nội thất Dafuco, Ngọc Hà plaza …
Năm 2004, Chợ Bo, trung tâm buôn bán thương mại lớn nhất thành phố
được xây dựng mới đã góp phần làm bức tranh đa sắc của ngành thương mại dịch vụ thành phố thêm sống động. Thành phố Thái Bình hôm nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị, xây dựng uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 200 triệu USD.Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phát triển.
SX Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi theo hướng SX hàng hóa.
5 năm qua, tăng trưởng bình quân hàng năm là 11%/năm. Thành phố đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, như: Trồng rau sạch, đậu tương ở xã Vũ Chính, Vũ Phúc; trồng hoa, cây cảnh ở xã Đông Hòa, Hoàng Diệu.vv…Về chăn nuôi đã quy hoạch và xây dựng 2 vùng thủy sản tập trung ở xã Vũ Chính và Vũ Phúc.
Thu nhập bình quân đầu người thành phố năm 2010 đạt 32 triêu VNĐ/người (tương đương 1.640 USD).
Qui hoạch hạ tầng
Tổ chức không gian đô thị
Thành phố TB sẽ được chia làm 3 khu vực phát triển chính: Trung tâm TP Thái Bình hiện tại, TT thứ 2 thuộc khu vực phường Hoàng Diệu, TT thứ 3 thuộc khu vực xã Vũ Lạc và Vũ Đông. Dự kiến sẽ xây thêm cầu qua Sông Trà Lý, nối TT hành chính thương mại khu vực Đông Mỹ – Hoàng Diệu, với TTDV du lịch dân cư Vũ Đông , Vũ Lạc, xây dựng đường vành đai phía nam đi qua Vũ Phúc, Vũ Chính, phường Trần Lãm, xã Vũ Lạc, Vũ Đông sang Đông Mỹ, để nối với tuyến tránh quốc lộ 10; khu vực Nội thành tiếp tục được đầu tư, xây dựng nâng cấp hạ tầng KT, phát triển công nghiệp dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại ; Khu vực dân cư nông thôn tập trung xây dựng mô hình nông thôn mới, trước mắt làm thí điểm xã Vũ Phúc, bố trí hợp lý hạ tầng xã hội, như khu vui chơi giải trí, thể thao, cây xanh…đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân
Thành phố Thái Bình phấn đấu lên đô thị loại 2 trong năm 2015 .
Tập đoàn tư vấn Mc Kinsey và ký kết thoả thuận ghi nhớ với Tập đoàn đầu tư Park Way về tư vấn và đầu tư xây dựng Thành phố Y tế tại Thái Bình.[4]
Các dự án đang được triển khai tại TP Thái Bình trong giai đoạn 2010 – 2012 :
1.Khách sạn Dầu Khí 4 sao với 2 toà cao 15- 17 tầng
2.Bệnh viện Đa khoa 1000 giường 17 tầng
3.Bênh viện Đại học Y Thái Bình 17 tầng4.Bệnh viện Nhi 300 giường 13 tầng
5.CJSC 12 tầng
6.Trung tâm thương mại Thành Phố 11 tầng – Gleximco
7.Toà nhà Hoàng Hà 10 tầng
8.Chi cục Thuế Thái Bình 10 tầng
9.Toà nhà Viettel , 9 tầng và diện tích 10.000m2
10.Ký túc xá sinh viên 4 toà cao 9 tầng
11.Toà nhà 9 tầng Công ty Hipt – Phố Lê Lợi
12.Trung tâm Phát thanh truyền hình tỉnh Thái Bình 9 tầng
13.Ký túc xá Đại học Y : 3 tòa 9 tầng
14.Toà nhà VNPT Thái Bình 8 tầng và diện tích 7.300m2
15. Ngân hàng kiêm kho 7 tầng
16. Tỉnh ủy 7 tầng
– Công viên 30 – 6 tại Khu đô thị Trần Hưng Đạo diện tích 21.327 m2.
– Trung tâm hành chính , văn hoá , thể thao , thương mại Kỳ Bá diện tích 58.000 m2.
Hiện trên địa bàn Thành phố có 3 khu đô thị mới :
– Khu đô thị mới Trần Hưng Đạo rộng 234.374 m2
– Khu đô thị mới Trần Lãm rộng 116.700m2
– Khu đô thị mới Kỳ Bá rộng 72.000 m2
Trong thời gian sắp tới , TP tiếp tục xây dựng thêm 1 số KĐT mới : Hoàng Diệu , Vũ Lac – Vũ Đông
Văn hóa-xã hội-thể thao
Thái Bình có Nhà hát Chèo Thái Bình, có Nhà hát cải lương, Đoàn ca múc nhạc, Nhà bảo tàng, Trung tâm thông tin triển lãm, Thư viện khoa học tỉnh.
Bảo tàng Thái Bình là một trong những Bảo tàng lớn nhất của cả nước. Nơi đây lưu giữ nhiều cổ vật quý hàng ngàn năm tuổi khai quật được ở mảnh đất Thái Bình như: Trống đồng, Gạch nung cổ, các loại đồ kim loại cổ, sứ cổ. Ngoài ra còn trưng bày các kỷ vật thời nay như xe tăng của Bùi Quang Thận, máy bay của Phạm Tuân.
Thư viện khoa học tổng hợp Thái Bình được thành lập năm 1955, đến nay còn lưu giữ hơn 155 nghìn bản sách và tư liệu.
Thành phố đang xây dựng khu liên hiệp thể thao tại xã Đông Hoà và phường Hoàng Diệu gồm nhiều hạng mục như sân vận động với 25.000 chỗ
ngồi, nhà thi đấu đa năng, bể bơi trong nhà, ngoài trời, khu tập luyện dành cho vận động viên, …
Thể dục thể thao Thái Bình đang được chú trọng phát triển. Đặc biệt có đội tuyển bóng chuyền nữ PiOl Vital Thái Bình là CLB chuyên nghiệp thuộc hạng vào các câu lạc bộ mạnh nhất quốc gia. Đội tuyển đã nhiều năm vô địch bóng chuyền chuyên nghiệp vào các năm: 2007, 2008, 2010. Đạt giải nhì vào các năm 2009. Và đạt giải nhất trong trận thi đấu giải Cúp các câu lạc bộ Hùng Vương trước đội Bộ tư lệnh thông tin năm 2010. Các môn thể thao khác thì không được quan tâm nên thành tích chưa được tốt.
Giáo dục, y tế
Thái Bình có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến đại học.
1. Giáo Dục :
Trường Đại học Y Thái Bình.
Trường Đại học Thái Bình
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở phía Bắc.
Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình
Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật
Trường THPT Chuyên Thái Bình.
Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh.
Trường THPT Lê Quý Đôn.
Trường THPT Nguyễn Thái Bình.
Trường THPT Nguyễn Công Trứ.
2. Y tế
Bệnh viện Y học dân tộc.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Phụ sản Thái Bình.
Bệnh viên Nhi Thái Bình.
Bệnh viện Lao phổi Thái Bình.
Bệnh viện Mắt Thái Bình.
Bệnh viện Điều dưỡng
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa.
Bệnh viện Tâm thần.
Trung tâm Y tế dự phòng.
Thành phố cũng đang triển khai cấp phép xây dựng Bệnh viện Đa khoa 1000 giường, nâng cấp bệnh viện đa khoa từ 500 giường lên 700 giường ,Indochina Hospital, bệnh viện Cuộc Sống Thái Bình…
Giao thông
TP Thái Bình có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, nằm bên bờ sông Trà Lý thuận lợi giao thông đường thủy.Hiện TP đã hoàn thành Đường vành đai S1 , đường S2 hiện đang thi công .
Đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình có điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 10 (xã Đông Mỹ) và điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 10 cũ (phường Phúc Khánh) với tổng chiều dài nghiên cứu lập quy hoạch là 20km, bề rộng quy hoạch đảm bảo hình thành tuyến phố khang trang, sạch đẹp, hiện đại với mặt cắt tuyến đường là 65m; khu vực nghiên cứu lập quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 130ha, hình thức đầu tư xây dựng mới. Đây là tuyến đường quan trọng của thành phố, tạo nên mạng lưới giao thông vành đai bao quanh Thành phố, phát triển Quốc lộ 10 thành một trục đường cao tốc liên kết thành phố Thái Bình với các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa trong khu vực là Hải Phòng và Nam Định. Tuyến đường tránh Thành phố sẽ kết nối với hệ thống giao thông nội thị là phố Hoàng Văn Thái, phố Lê Quý Đôn kéo dài, phố Lý Bôn tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện; tiêu chuẩn đường cấp 1 đồng bằng với tốc độ thiết kế là 80km/h, hành lang chuyển tiếp giữa giao thông đối ngoại với giao thông đô thị, có khả năng thông hành lớn, tổ chức giao thông tách làn, giao nhau với các tuyến đường ở các mức độ
tầng kỹ thuật chung khu vực, phục vụ dân cư hai bên tuyến đường.
Tuyến xe buýt
Số 02 Bus Hoàng Hà: Thành Phố – Diêm Điền.
Số 03 Bus Hoàng Hà: Thành Phố – Đông Hưng – Ngã Ba Đọ – Bến Hiệp.
Số 01 Bus Hoàng Hà: Thành phố – Kiến Xương – Tiền Hải.
Số 04 Bus Hoàng Hà: Thành Phố – Đông Hưng – Cầu Triều Dương.
Số 05 Bus Hoàng Hà: Thành Phố – Thái Ninh – Chợ lục (Thái Xuyên)
Số 06 Bus Hưng Thành: Vũ Vân (Phà Sa Cao) – Thành Phố TB – Phà Tịnh Xuyên
Bus Huy Hoàng: TP Thái Bình – TP Hải Dương
Bus Hải Âu: TP Thái Bình – Ngã Ba Đọ – Vĩnh Bảo – Quý Cao – TP Hải Dương – Phố Nối – BX Gia Lâm (Hà Nội)
VietBus: TP Thái Bình – Nam Định – Phủ Lý – BX Mỹ Đình – Hà Nội
Ẩm thực – đặc sản
1.Bánh cáy
2.Canh cá Quỳnh Côi (Phố Hai Bà Trưng)
3.Bún cá (Phố Minh Khai)
4.Ổi Bo
Địa điểm tham quan
– du lịchrung tâm thành phố:
– Nhà Văn hoá tỉnh
– Các siêu thị mua sắm : Hapro , Thái Bình Vàng , May 10 , Trung Tâm Thương Mại Victory, …
– Quảng trường 14/10
– Công viên 30-6
– Công viên Lê Quý Đôn
– Nhà thờ Thái Bình
– Bảo tàng tỉnh Thái Bình.
Bờ Sông Trà : Nơi hằng đêm có các hoạt động ca nhạc, giải khát ngoài trời.
Cầu Bo, Cầu Bo (cũ), Cầu Hoà Bình
Các quán bar, cafe, phòng trà : The One , Thái Bình Vàng , Trà Hoa Viên …
Các tuyến phố: Tuyến kinh doanh đêm Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Bôn, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Lê Lợi, Trần Thái Tông, Hùng Vương, Chu Văn An, Lê Đại Hành, Phan Bá Vành, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Ngô Quyền, Lê Quý Đôn kéo dài, Nguyễn Đình Chính, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Long Hưng, Trần Quang Diệu, Hoàng Công Chất…
Khách sạn: Khách sạn Dầu Khí Thái Binh 4*, Dream 3*, Thái Bình Vàng 3*, Phượng Linh (1,2), Hoa Hồng, Hồng Hà, Kim Cương, Sông Trà …