Giới thiệu khái quát huyện Si Ma Cai

Giới thiệu khái quát huyện Si Ma Cai

Giới thiệu khái quát huyện Si Ma Cai

  • Huyện Si Ma Cai là một huyện vùng cao cách Trung tâm tỉnh Lào Cai 100 Km hướng về Đông Bắc, là một huyện được tái lập theo Nghị định số 36/NĐ.CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ (tách từ huyện Bắc Hà từ).Phía Bắc giáp với huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và Trung Quốc. Phía Nam giáp với huyện Bắc Hà. Phía Đông giáp với huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp với huyện Mường Khương. Địa hình: Si Ma Cai là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, độ cao trung bình từ 1200m đến 1800m, cao nhất là 1800m thấp nhất là 180m, độ dốc trung bình từ 24 – 280. Địa hình được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần về hướng Tây Bắc các dải núi trong phạm vi ranh giới huyện. Khí hậu thuỷ văn: Si Ma Cai là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành 2 vùng tiểu khí hậu cơ bản (Khí hậu cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình.) Các yếu tố khí hậu đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa cho thấy sự thay đổi của địa hình, độ cao là tác nhân chính hình thành những vùng tiểu khí hậu trên địa bàn huyện. – Nhiệt độ: Theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy huyện Si Ma Cai thuộc vùng khí hậu khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 18,90C có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 100C. Nhiệt độ có sự thay đổi theo các đai cao khá rõ nét, sự thay đổi này diễn ra ngay trên địa bàn của một xã.  Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè, ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông – lâm nghiệp. – Lượng mưa: Si Ma Cai là huyện có lượng mưa trung bình thấp so với các vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 – 2.000mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung; Mùa lạnh, khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhìn chung lượng mưa trung bình thấp, cường độ mưa không đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mòn, sụt lở, rửa trôi vẫn còn xẩy ra khá nghiêm trọng. – Sương: Si Ma Cai có độ dốc lớn do đó vào mùa đông hiện tượng sương mù thường sảy ra. – Độ ẩm không khí: Huyện Si Ma Cai thuộc vùng có độ ẩm không khí tương đối đều và cao qua các tháng, trung bình từ 83 – 87%. Về mùa mưa độ ẩm không khí lớn hơn, thường từ 85 – 88%. Độ ẩm thay đổi theo từng vùng lãnh thổ của huyện. Vùng núi cao hơn 800m có độ ẩm thấp và hanh khô. Đây cũng là điều kiện bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Khoáng sản: Si Ma Cai có các loại vật liệu như đá, sỏi cho khai thác để phục vụ cho các công trình xây dựng, ngoài ra còn có các loại quặng, chì, kẽm, ô xít sắt (Fe202, Fe203) nhưng ở dưới dạng quặng phân tán chữ lượng không lớn. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Si Ma Cai là 23.493,83 ha, trải qua quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có các loại đất sau: Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs), tầng dầy 50 -120cm, có tổng diện tích khoảng 5.324 ha phân bố rộng trên khắp lãnh thổ; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs), có khoảng 1.570 ha phân bố phần thấp ven sông Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm; Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs), diện tích khoảng 2.150 ha, thành phần cơ giới thịt nặng; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), chiếm tỷ lệ không đáng kể; Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl); Đất phù sa, sông suối (Py); Đất mòn, trơ sỏi đá.                                                          
  • Điều kiện tự nhiên huyện Si Ma Cai

    Điều kiện tự nhiên huyện Si Ma Cai  (18/02/2011 )                 Vị trí địa lý: Huyện Si Ma Cai là một huyện vùng cao cách Trung tâm tỉnh Lào Cai 100 Km hướng về Đông Bắc, là một huyện được tái lập theo Nghị định số 36/NĐ.CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ (tách từ huyện Bắc Hà từ).Phía Bắc giáp với huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai   và Trung Quốc. Phía Nam giáp với huyện Bắc Hà. Phía Đông giáp với huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp với huyện Mường Khương. Địa hình: Si Ma Cai là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, độ cao trung bình từ 1200m đến 1800m, cao nhất là 1800m thấp nhất là 180m, độ dốc trung bình từ 24 – 280. Địa hình được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần về hướng Tây Bắc các dải núi trong phạm vi ranh giới huyện. Khí hậu thuỷ văn: Si Ma Cai là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành 2 vùng tiểu khí hậu cơ bản (Khí hậu cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình.) Các yếu tố khí hậu đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa cho thấy sự thay đổi của địa hình, độ cao là tác nhân chính hình thành những vùng tiểu khí hậu trên địa bàn huyện. – Nhiệt độ: Theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy huyện Si Ma Cai thuộc vùng khí hậu khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 18,90C có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 100C. Nhiệt độ có sự thay đổi theo các đai cao khá rõ nét, sự thay đổi này diễn ra ngay trên địa bàn của một xã.  Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè, ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông – lâm nghiệp. – Lượng mưa: Si Ma Cai là huyện có lượng mưa trung bình thấp so với các vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 – 2.000mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung; Mùa lạnh, khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhìn chung lượng mưa trung bình thấp, cường độ mưa không đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mòn, sụt lở, rửa trôi vẫn còn xẩy ra khá nghiêm trọng. – Sương: Si Ma Cai có độ dốc lớn do đó vào mùa đông hiện tượng sương mù thường sảy ra. – Độ ẩm không khí: Huyện Si Ma Cai thuộc vùng có độ ẩm không khí tương đối đều và cao qua các tháng, trung bình từ 83 – 87%. Về mùa mưa độ ẩm không khí lớn hơn, thường từ 85 – 88%. Độ ẩm thay đổi theo từng vùng lãnh thổ của huyện. Vùng núi cao hơn 800m có độ ẩm thấp và hanh khô. Đây cũng là điều kiện bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Khoáng sản: Si Ma Cai có các loại vật liệu như đá, sỏi cho khai thác để phục vụ cho các công trình xây dựng, ngoài ra còn có các loại quặng, chì, kẽm, ô xít sắt (Fe202, Fe203) nhưng ở dưới dạng quặng phân tán chữ lượng không lớn. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Si Ma Cai là 23.493,83 ha, trải qua quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có các loại đất sau: Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs), tầng dầy 50 -120cm, có tổng diện tích khoảng 5.324 ha phân bố rộng trên khắp lãnh thổ; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs), có khoảng 1.570 ha phân bố phần thấp ven sông Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm; Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs), diện tích khoảng 2.150 ha, thành phần cơ giới thịt nặng; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), chiếm tỷ lệ không đáng kể; Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl); Đất phù sa, sông suối (Py); Đất mòn, trơ sỏi đá.                                                          

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây