Giới thiệu khái quát huyện Thanh Ba
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thanh ba phía đông giáp huyện Phù Ninh và Đoan hùng, phía Tây giáp huyện Cẩm khê, phía Nam giáp Thị xã Phú thọ và huyện Tam nông, phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà.
Tổng diện tích tự nhiên: 19.465,35 ha, có 33.271 hộ với 114.002 người.
Toàn huyện có 27 xã, thị trấn, phân bổ thành 256 khu dân cư.
Thanh Ba còn là nơi có nhiều cơ quan, cơ sở công nghiệp của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, vùng đất thuộc nước Văn Lang cổ đại của các Vua Hùng, với những “rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”. Dòng sông Thao như một dải lụa đào ôm lấy sườn tây Thanh Ba, miệt mài bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng bát ngát hạ huyện, những bãi ngô, khoai xanh tốt ven bờ.
Thời Bắc thuộc, Thanh Ba thuộc quận Giao Chỉ, đến năm 939 khi Ngô Quyền xưng vương Thanh Ba thuộc đất Thừa Hóa (quận Phong Châu) tên huyện Thanh Ba ra đời vào thời Lý (khoảng 1084) thuộc châu Thao Giang, phủ Tam Giang. Từ thời Lê đến thời Nguyễn, Thanh Ba thuộc phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây; lỵ sở lúc đầu đóng ở xã Chí Chủ, sau rời về xã Vũ Yển. Đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) rời về xã Hoàng Xá. Cả huyện khi đó có 09 tổng, 32 xã, phường là: Vĩnh Chân, Yên Kỳ, Thanh Cù, Hoàng Cương, Mạn Lạn, Ninh Dân, Phao Thanh, Lương Lỗ, Chí Chủ.
Cuối thế kỷ XIX, Thanh Ba có 8 tổng với 54 làng do thay đổi về hành chính (hai tổng Vĩnh Chân, Yên Kỳ và các xã Cổ Tùng, Vụ Cầu, Phùng Thượng, Tiên Châu, Thổ Khối của tổng Chí Chủ đưa sang huyện Hạ Hòa và nhận về từ huyện Sơn Vi hai tổng Hạ Mạo và Yên Lành).
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Nhà nước Việt Nam xóa bỏ cấp tổng, huyện Thanh Ba có 55 xã.
Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, từ ngày 30/12/1996 huyện Thanh Ba chính thức đi vào hoạt động và đến ngày 01/1/1997 trở thành huyện Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ với 27 xã, thị trấn, phân bổ thành 256 khu dân cư.
Thanh Ba qua quá trình thay đổi, song vẫn mang trong mình bản sắc văn hóa của các vùng đất Sơn Vi, Lâm Thao và Phù Ninh. Truyền thống đó đã tạo lập nên một Thanh Ba đa dạng, phong phú và giàu đẹp.
ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018, huyện Thanh Ba có những thuận lợi cơ bản như: Tình hình kinh tế – xã hội được duy trì tăng trưởng và có bước phát triển khá rõ rệt. Các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế phát huy hiệu quả. Các cấp chính quyền chuyển biến về tư duy lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu tạo ra sự ổn định về chính trị, an sinh xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn như: Tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế tập thể phát triển còn chậm; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân còn hạn chế.
Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp ngành, các doanh nghiệp; Tinh thần đoàn kết đồng lòng, nỗ lực của toàn thể nhân dân, vì vậy nền kinh tế – xã hội của huyện về cơ bản duy trì và tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực và có bước phát triển. Kết quả ước đạt được năm 2018 như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
– Chỉ tiêu chính:
1. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước thực hiện (GiáSS 2010) 2.450,82 tỷ đồng, tăng 7,51% so cùng kỳ (KH 6,7%).
Trong đó:
+ Ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 711,13 tỷ đồng, tăng 4,09 % so cùng kỳ (KH 4,2%).
+ Ngành Công nghiệp, xây dựng 839,07 tỷ đồng, tăng 10,83 % so cùng kỳ (KH 9,4%)
+ Dịch vụ và thương mại 900,61 tỷ đồng, tăng 7,31 % so cùng kỳ (KH 6,3%).
2. Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm (Giá hiện hành): Nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 29,2 %; Công nghiệp, xây dựng chiếm 32,8%; Thương mại, dịch vụ chiếm 38%.
3. Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn (không bao gồm thu bổ sung từ NS cấp trên) ước đạt: 228,15 tỷ đồng, đạt 253,78% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 221,72% dự toán HĐND huyện giao, tăng 74,66% so cùng kỳ (trong đó: Thu từ cấp quyền sử dụng đất: 105 tỷ đồng, tăng 75% so cùng kỳ; vượt 250% so kế hoạch năm); Chi ngân sách trên địa bàn 630 tỷ đồng, tăng 41,76% dự toán năm.
4. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1.463,7 tỷ đồng (tăng 24,45% so cùng kỳ, vượt 21,98% so kế hoạch năm).
5. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,00 % (KH năm <=: 1,03%).
6. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 84,1% (KH 84%)
7. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020):
– Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 11,26% (KH năm 11,4%)
– Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn: 9,42% (KH năm 9,63%).
8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, truyền nghề: 57% (KH năm 57% )
Trong đó: Đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ: 36,2% (KH năm 36%).
9. Số trường đạt chuẩn quốc gia ước đạt: 14 trường (KH năm 05 trường).
10. Tỷ lệ chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh ước đạt: 74,1%
11. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế là: 78% (KH 78%).
12. Giao quân đạt 100% kế hoạch.
13. Tỷ lệ đường giao thông đạt cứng hóa: 62%. (KH năm là 58%).
14. Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới: 05 xã (KH năm: 03 xã).
– Chỉ tiêu hướng dẫn:
15. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 41.327,93 tấn, đạt 94,65% so cùng kỳ, đạt 95,45% so kế hoạch năm.
16. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 15% (KH giữ ở mức 15,3%)
17. Cơ cấu lao động:
+ Công nghiệp – TTCN – XD: 37,9% (KH năm 37,5%)
+ Nông lâm nghiệp – thuỷ sản: 42,8% (KH năm 43%)
+ Dịch vụ-thương mại: 19,3% (KH năm 19,5%)
18. Xuất khẩu lao động 309 lao động (KH 300 lao động).
19. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước sạch: 95% (KH: 95%), Tỷ lệ sử dụng nước sạch: 17% (KH năm là: 17%).
20. Tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom rác thải: 59,2% (KH: 32%)
21. Độ che phủ rừng: 21,8% (KH năm 21,5%).
22. Tỷ lệ hộ được xem đài truyền hình Việt Nam: 95%. (KH năm là 95%)
23. Số thuê bao internet trên 100 dân: 28 thuê bao (KH năm là: 27 thuê bao).
(Chi tiết các chỉ tiêu khác theo biểu mẫu kèm theo).
(Như vậy có 22/23 chỉ tiêu đạt kế hoạch, trong đó có 14 chỉ tiêu vượt kế hoạch; 01 chỉ tiêu hướng dẫn không đạt: Chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực cây có hạt).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
1. Lĩnh vực kinh tế:
a) Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do chịu sự ảnh hưởng của thời tiết như: Nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết vụ chiêm xuân, mưa kéo dài, bão lốc cục bộ vào thời kỳ chuẩn bị thu hoạch, gây khó khăn cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ảnh hưởng năng suất trên cây trồng… Song UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện theo dõi tình hình thời tiết, triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống thiên tai, đảm bảo gieo trồng cây lương thực đúng thời vụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho nông dân, tiếp tục triển khai và mở rộng thêm diện tích lúa chất lượng cao trên địa bàn một số xã… Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 711,13 tỷ đồng tăng 4,09 % so cùng kỳ. Năng suất lúa ước đạt 56,2 tạ/ha. Năng xuất ngô ước đạt 45,94 tạ/ha.
Về phát triển cây chè và cây lâm nghiệp: Chỉ đạo chăm sóc, thâm canh cây chè đầu vụ nhằm thúc đẩy tạo năng suất chè trong mùa thu hoạch, sản lượng chè tươi ước đạt 21.269,1 tấn, tăng 17,7% so cùng kỳ. Chỉ đạo việc xây dựng, tạo lập nhãn hiệu hàng hoá chè Dốc Đen xã Đông Lĩnh. Việc trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện tốt. Đã triển khai và chỉ đạo việc trồng mới được 230ha rừng sản xuất trên địa bàn toàn huyện.
Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn huyện có chuyển biến theo hướng sản xuất lớn, hàng hóa, hình thành nhiều trang trại, gia trại với quy mô ngày càng tăng, điển hình như chăn nuôi gà tại xã Đỗ Sơn, chăn nuôi lợn tại xã Yên Nội… Tổng đàn Trâu 4.599 con bằng 89,6% so cùng kỳ; đàn bò 11.255 con bằng 94,3% so với cùng kỳ; đàn lợn 67.052 con bằng 86% so với cùng kỳ. Tổng đàn thấp, nhưng sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,55% so với cùng kỳ, tăng 13,74% so KH năm. Xong chăn nuôi trên địa bàn vẫn còn gặp khó khăn, do giá thịt lợn xuất chuồng vẫn ở mức thấp và không ổn định, gây tâm lý hoang mang không dám đầu tư của người dân. Để duy trì và phát triển ngành chăn nuôi huyện đã chỉ đạo và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, không xảy ra các ổ dịch nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi. Công tác kiểm soát không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được chú trọng.
Về thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thu hoạch ước đạt 2.824 tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng nuôi trồng 2.380 tấn. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng mô hình và khuyên khích các hộ nuôi trông chuyên canh, kiểm soát nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản nhằm cung ứng nguồn thủy sản cho thực phẩm sạch có giá trị cao trên địa bàn.
Công tác phòng chống thiên tai, thủy lợi và dịch vụ nông nghiệp:
Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai, chủ động chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ sẵn sàng đối phó với mọi tình huống thiên tai. Chỉ đạo triển khai tập huấn và diễn tập PCTT và TKCN tại xã Vũ Yển đạt kết quả tốt.
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y được quan tâm đúng mức, kịp thời nắm bắt, theo dõi chặt chẽ và xử lý ngay khi dịch bệnh phát sinh. Làm tốt công tác dự tính, dự báo, sâu bệnh, hạn chế tối đa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Quản lý dịch vụ nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo sát sao, đã ngăn chặn các loại vật tư, giống không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường…
b) Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển và tăng trưởng khá. Ngay từ đầu năm các doanh nghiệp đã sớm triển khai sản xuất, chủ động ký kết các đơn hàng, duy trì sản xuất; vì vậy đã đảm bảo việc làm và ổn định cho người lao động. Mặt khác nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, sức mua của người dân đã tăng trong một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xây dựng; Một số sản phẩm công nghiệp tăng hơn so cùng kỳ: Sản xuất xi măng ước đạt 1.320 nghìn tấn tăng 5,6% so cùng kỳ; quần áo 0,65 triệu sản phẩm tăng 209,52% so cùng kỳ… Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng là: 839,07 tỷ đồng, tăng 10,83% so với cùng kỳ, tăng 0,9% so với kế hoạch.
Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như tiếp cận các thị trường, còn hạn chế phương thức mới trong quản lý và kinh doanh, dẫn đến một số sản phẩm giảm hơn so với cùng kỳ như sản xuất gạch xây dựng đạt 55 triệu viên bằng 91,67% so cùng kỳ.
c) Dịch vụ – Thương mại:
Hoạt động của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ giữ ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Loại hình tổ hợp dịch vụ có chiều hướng phát triển cải thiện đáng kể giá trị tăng thu của ngành dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2018 ước đạt 1.550,1 tỷ đồng tăng 12,07 % so cùng kỳ. Công tác quản lý kinh doanh được duy trì có nề nếp, hạn chế tình trạng nâng giá, ép giá, bán hàng không rõ nguồn gốc… UBND huyện cùng các ban ngành đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng các biện pháp ngăn ngừa các sản phẩm tiêu dùng hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường, cũng như yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký cam kết về an toàn thực thẩm. Tăng cường quy mô của hệ thống bán lẻ, phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và hệ thống siêu thị trên địa bàn. Tổ chức liên kết các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, với người sản xuất để tìm hướng phát triển đầu ra cho các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, đặc biệt dịch vụ trong sản xuất và bao tiêu các sản phẩm ngành nông nghiệp.
Giá trị tăng thêm ngành thương mại, dịch vụ là: 900,61 tỷ đồng tăng 7,31 % so cùng kỳ; đạt 110,09% so KH năm.
d) Đầu tư – Xây dựng:
Làm tốt công tác thẩm định nguồn vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2017 kịp thời đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Thu hút nguồn lực đầu tư từ nguồn xã hội hoá cho xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện, nhất là xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế… Triển khai và thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình 135… Chỉ đạo các Ban QLDA của huyện và các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác quản lý dự án, giám sát chặt chẽ các công trình khởi công mới, đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nguồn vốn đầu tư có trọng tâm hoàn thành các tiêu chí đối với các xã theo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới. Triển khai thực hiện đồng bộ các dự án đầu tư trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, làm thay đổi diện mạo đáp ứng chuẩn nông thôn mới đối với các xã, đạt đô thị loại V đối với Thị trấn. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thi công các công trình dự án trên địa bàn.
e) Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):
Được xác định là công tác quan trọng để thu hút đầu tư phục vụ phát triển Kinh tế -Xã hội, An ninh – Quốc phòng, Hội đồng Bồi thường- giải phóng mặt bằng huyện luôn thực hiện đúng các quy định của Pháp Luật. Tổ chức triển khai đầy đủ các bước theo đúng trình tự thủ tục khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng bị thu hồi đất hiểu và chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước. Kết quả đã và đang triển khai thực hiện 24 dự án Nhà nước thu hồi đất với tổng số đối tượng đã được bồi thường GPMB là 534 hộ; với kinh phí bồi thường đã được duyệt là: 7.754, 3 triệu đồng. Hiện đang triển khai các bước thu hồi đất của các dự án: Đường vào cụm công nghiệp Bãi Ba; Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba ; Xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Phương Lĩnh ….Ngoài ra Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, các phòng ban chuyên môn tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đủ điều kiện vào đầu tư trên địa bàn như: Cây xăng Thái Ninh; Đông Thành; Sản xuất chế biến gỗ tại Hanh Cù; Thái Ninh; Võ Lao…
g) Tài nguyên môi trường:
Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 22/12/2017 của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 22/1/2018 về Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. UBND huyện đã hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2017. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2018. Tổ chức 02 hội nghị chuyên đề do Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì về công tác quản lý đất đai với thành phần: Chủ tịch, công chức địa chính, công chức kế toán các xã, thị trấn, cán bộ Phòng TN&MT, Tài chính – Kế hoạch; VPĐKQSD của huyện và các phòng ban liên quan.
– Trong công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai cho các cơ sở hoạt động Tôn giáo, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, các phòng chuyên môn phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh rà soát, kiểm tra, đến nay đã có 37/39 cơ sở Tôn giáo (tỷ lệ 94,9%) đã có đủ hồ sơ để cấp giấy CN QSD đất (Đã cấp 23; Đủ hồ sơ chờ cấp: 14).
– Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền Luật Khoáng sản, các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực khoáng sản. Kiện toàn đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với UBND các xã kiểm tra, rà soát các điểm tập kết cát dọc tuyến đê sông Hồng, các vị trí san hạ đất đắp nền, lập biên bản ký cam kết. Trong quá trình kiểm tra đã tạm đình chỉ và yêu cầu hoàn thiện thủ tục đối với 4 trường hợp san hạ cốt nền khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính 01 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép với số tiền xử lý là 37,255 triệu đồng.
– Công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được quan tâm. Thông qua các hoạt động “Tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2018″; Kế hoạch tổ chức “Ngày nước thế giới”; “Ngày môi trường thế giới”. UBND huyện đã chỉ đạo phòng chức năng chuyên môn chủ động phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ, Hội phụ nữ huyện ký chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Công khai danh sách 57 số điện thoại “Đường dây nóng” của phòng Tài nguyên & Môi trường, chủ tịch, công chức địa chính môi trường 27 xã, thị trấn. Kết quả đã tiếp nhận và sử lý ngay 03 thông tin phản ánh qua đường dây nóng về môi trường. Giải quyết xong 04 đơn thư kiến nghị phản ánh về gây ô nhiễm môi trường tại xã Hoàng Cương, Thanh Vân, Ninh Dân, Võ Lao. Phối hợp với Chi cục môi trường kiểm tra việc chấp hành các quy định về môi trường, thiết lập hồ sơ để UBND tỉnh ra quyết định xử phạt với số tiền là 260 triệu đồng, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh nước thải của công ty TNHH MTV Toàn Năng Phú Thọ do chưa xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường… Hỗ trợ cho UBND Thị trấn 37 xe thu gom rác đẩy tay góp phần chỉnh trang lại hè phố, là tiền đề thực hiện Văn minh đô thị.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chuyển nhượng, đăng ký thế chấp được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Kết quả: Số giấy CNQSD đất đã cấp là 2.337 giấy, với tổng diện tích 129,87ha (trong đó: cấp giấy lần đầu 473; theo bản án 4; thừa kế 89; cấp đổi, cấp lại 330 giấy; tặng cho 729; chuyển nhượng 712 giấy). Đăng ký giao dịch đảm bảo 4.062 trường hợp trong đó: Xóa thế chấp 1608 hồ sơ; đăng ký thế chấp 2454 hồ sơ.
h) Quản lý, điều hành ngân sách và hoạt động tín dụng, ngân hàng:
Ngay từ đầu năm 2018 UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu dự toán ngân sách cho UBND các xã, thị trấn, các ngành, các đơn vị đảm bảo đúng luật Ngân sách, công khai, dân chủ, sát thực tế.
Mạng lưới ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân tại các xã, thị trấn có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm thu hút hút tiền gửi, cho vay đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của nhân dân. Ngân hàng nông nghiệp tổng dư nợ đến thời điểm báo cáo là 1.030 tỷ đồng trong đó nợ xấu 4,7 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,45%/tổng dư nợ, giảm 0,18% so với cùng kỳ. Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Ba, đã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay như cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay… Góp phần đảm bảo an sinh xã hội giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tại địa phương. Có nguồn vốn chuyển đổi quy mô sản xuất, tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Tổng dư nợ đến thời điểm 321,211 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn 0,401 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,12%/tổng dư nợ, giảm 0,02% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn (không bao gồm thu bổ sung từ NS cấp trên) ước đạt: 228,15 tỷ đồng, đạt 253,78% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 221,72% dự toán HĐND huyện giao, tăng 74,66% so cùng kỳ. Các khoản thu tập trung chủ yếu: Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; thu cấp quyền sử dụng đất, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh.
Chi ngân sách năm 2018 ước 630 tỷ đồng, các khoản chi đều thực hiện theo đúng dự toán, đúng mục lục ngân sách.
2. Các lĩnh vực xã hội.
a) Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo:
Quy mô, mạng lưới trường, lớp được duy trì ổn định; cơ sở vật chất trường, lớp học được nâng cấp theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hoá. UBND huyện tiếp tục đầu tư xây dựng nhà lớp học, nhà điều hành đáp ứng điều kiện giảng dạy và học tập trong các trường; công tác xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia đảm bảo và vượt theo kế hoạch năm 2018 (14/5 trường), trong đó: Mầm non 08 trường, Tiểu học 01 trường, THCS 05 trường; đã duy trì chuẩn được 06 trường (trong đó 02 trường nâng chuẩn mức độ 2); chất lượng, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia tăng so với năm học trước; kết quả có 164 học sinh đạt giải cấp tỉnh (tăng 84 giải cấp tiểu học), 10 học sinh đạt giải quốc gia (tăng 08 giải cấp tiểu học); tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 97,34%, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH đạt 99,9%; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 3; phổ cấp giáo dục THCS đạt mức độ 2; xoá mù chữ đạt chuẩn mức độ 2. Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Thực hiện Nghị quyết 19, sát nhập trường Tiểu học và THCS xã Vũ Yển tinh gọn bộ máy quản lý phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục.
b) Công tác dân số – Y tế, các hoạt động nhân đạo:
Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” và “Về công tác dân số trong tình hình mới”. Triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị trạm chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020 (năm 2018 có 4 trạm đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, ước đạt 04 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2018 ). Trung tâm y tế huyện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ được bổ xung, đào tạo chuyên sâu đảm bảo yêu cầu phục vụ điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân, tạo niềm tin cho người bệnh điều trị tại địa phương.
Thường xuyên tuyên truyền và giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có ngộ độc thực phẩm sảy ra. Dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà hàng.
Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, khuyết tật. Thực hiện tốt lộ trình kế hoạch bảo hiểm y tế toàn dân (tỷ lệ đạt 84%).
Tiếp tục tuyên truyền vận động nhằm nâng cao chất lượng dân số, tập trung vào những xã, địa bàn có mức sinh cao có nhiều khó khăn trong công tác dân số KHHGĐ. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được tuyên truyền rộng rãi.
c) Văn hoá -Thông tin:
Các hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao của huyện tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng. Phổ biến chính sách pháp luật và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện. Cổ động phong trào thi đua yêu nước và các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin và truyền thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường văn hoá ổn định, lành mạnh.
Chỉ đạo tổ chức lễ hội đầu Xuân như: Lễ hội ®Òn N¨ng Yªn (xã Năng Yên) vµ ®Òn Du YÕn (xã Chí Tiên) trong ch¬ng tr×nh “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2018” của tỉnh. Tham gia các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng đạt kết quả nổi bật, nhất là xã hội hoá sự đóng góp của doanh nghiệp trong tổ chức hội trại văn hoá, các hoạt động thể thao, văn nghệ. Thường xuyên duy trì và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với các phong trào thi đua yêu nước của các ngành, đoàn thể đạt hiệu quả xã hội tốt.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước huyện Thanh Ba. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử.
Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ tuyên truyền của huyện, hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện tới xã đã biên tập và phát sóng các tin bài cho công tác chỉ đạo sản xuất, điều hành của địa phương. Nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống đài truyền thanh cho các xã đảm bảo công tác phát thanh tuyên truyền trên địa bàn huyện. Duy trì tốt trang thông tin điện tử huyện Thanh Ba trên mạng Internet.
d) Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội:
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được triển khai tích cực. Tổ chức thực hiện tốt chương trình việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho nông dân. Năm 2018 đã xuất khẩu 309 lao động (KH300 người), giải quyết việc làm mới cho 2.200 người, đạt 100% so kế hoạch. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, phân luồng cho học sinh được quan tâm chỉ đạo bước đầu có kết quả.
Làm tốt công tác thực hiện chính sách với người có công; công tác bảo trợ xã hội, tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; Kết quả cấp mới, bổ xung, cấp lại 67.633 thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách; Giải quyết 1.066 hồ sơ bảo trợ xã hội và chế độ ưu đãi cho 116 trường hợp là con đối tượng chính sách đang đi học. Thăm hỏi và tặng 6.350 xuất quà với trị giá 1,9 tỷ đồng cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công nhân dịp tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ 27/7, năm 2018. Hỗ trợ làm 1.081 nhà cho người có công với kính phí trên 24 tỷ đồng. Xóa tổng số 76 nhà tạm thông qua chương trình “ làm nhà đoàn kết” của quỹ vì người nghèo tổng mức hỗ trợ 1,48 tỷ đồng.
Công tác đảm bảo anh sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo; hỗ trợ tiền điện cho 4.163 hộ nghèo. Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện xóa nhà tạm cho các hộ trên địa bàn; Đảm bảo thực hiện chính sách xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn.
3. Công tác cải cách hành chính, xây dựng và củng cố chính quyền
Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến rõ dệt, tập trung giải quyết các vấn đề then chốt để nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Trong năm UBND huyện đã đầu tư xây dựng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, nhằm đơn giản các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính phục vụ công dân, các cơ quan, tổ chức tại UBND huyện Thanh Ba. Triển khai thực hiện phần mềm quản lý văn bản trong cơ quan UBND huyện và các xã, thị trấn, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cho các đơn vị và địa phương.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách cho cán bộ từ huyện đến cơ sở. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ về vị trí công tác phù hợp với chuyên môn, khả năng lĩnh vực thực hiện công vụ. Xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; kế hoạch sắp xếp, sáp nhập khu dân cư từ nay đến hết năm 2019, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn lộ trình thực hiện và quy trình lập hồ sơ, đề án thành lập khu dân cư mới trình UBND tỉnh.
Duy trì và thực hiện tốt sự phối hợp giữa UBND với MTTQ và các đoàn thể quần chúng. Hướng dẫn thực hiện về việc đăng ký chính quyền trong sạch vững mạnh, 100% các xã Thị trấn đã đăng ký; quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện có nề nếp; chế độ thông tin báo cáo, công tác giám sát, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách có tiến bộ. Hoạt động của chính quyền cơ sở luôn được quan tâm giám sát đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ được giao. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn đảm bảo hoạt động lành mạnh theo quy định của pháp luật.
4. Quốc phòng, an ninh chính trị – Trật tự an toàn xã hội.
a) Công tác quân sự địa phương:
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện theo đúng kế hoạch, duy trì trực sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, giao quân đúng kế hoạch đủ số lượng và chất lượng cao. Xây dựng kế hoạch công tác hiệp đồng huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên đối với lực lượng dự bị động viên. Xây dựng chương trình huấn luyện, giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng; chỉ đạo tổ chức, diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã đạt kết quả cao.
Làm tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo các gia đình chính sách nhân dịp xuân Mậu tuất và các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
b) Công tác an ninh:
Trong năm 2018 an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững không có điểm nóng, không xảy ra các vụ việc phức tạp. Thế trận an ninh nhân dân được củng cố, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự. Tăng cường công tác theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn và có phương án chủ động phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm. Phạm pháp hình sự giảm 27,5%; tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ. Lực lượng công an luôn chủ động xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường tuần tra kiểm soát đấu tranh phòng ngừa, trấn áp tội phạm. Làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
c. Công tác thanh tra tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo:
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, giải quyết dứt điểm. Thực hiện theo đúng lịch, huyện và cơ sở trong năm 2018 đã tiếp 361 lượt người tăng 52 lượt so cùng kỳ. Toàn huyện đã tiếp nhận 224 đơn, giảm 01 đơn so cùng kỳ. Cấp huyện nhận 113 đơn (trong đó có 01 đơn là đơn viết nhiều lần có cùng nội dung); sau khi ra soát chuyển 63 đơn đến các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền; 47 đơn thuộc thẩm quyền UBND huyện giải quyết gồm: Đơn kiến nghị phản ánh và nội dung khác 45 đơn (các phòng ban thuộc UBND huyện đã có văn bản giải quyết và trả lời công dân, công dân nhất trí và không tiếp tục có đơn); 01 đơn khiếu nại; 01 đơn tố cáo. Kết quả đã giải quyết xong 46 đơn, 01 đơn đang trong thời gian giải quyết.
5. Kết quả thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm.
5.1. Công tác dồn đổi, tích tụ tập trung đất đai: Được xác định tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, UBND huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TU, đồng thời triển khai kế hoạch dồn đổi tích tụ, tập trung đất đai năm 2018. Kết quả công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai năm 2017 đã bước đầu tạo tiền đề và chuyển biến tích cực để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn. Quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, giảm được số thửa /hộ, tăng diện tích trong thửa, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán về ruộng đất đem lại nhiều thuận lợi trong sản xuất và thu hoạch nông sản; Công tác quản lí đất đai được tăng cường, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng và nhận thức cho người dân, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
Kết quả: Hoàn thành dồn đổi ruộng đất quy mô toàn xã gồm: 03 xã: Hoàng Cương; Vũ Yển; Mạn Lạn. Diện tích thực hiện dồn đổi: 188,2 ha, tổng số: 4.673 thửa với 1.582 hộ tham gia dồn đổi.
Quy mô khu dân cư 04 xã gồm: Đông Thành (03 khu);Yển Khê (01 khu); Thanh Xá (01 khu); Chí Tiên (01 Khu) có diện tích: 103,9 ha, tổng số thửa 2.763 thửa với số hộ: 813 hộ.
Tổng diện tích thực hiện 2018: 292,1 ha với 7.436 thửa 2.395 hộ. Nhiều xã sau dồn đổi Trung bình số thửa sau dồn đổi còn: 1-2 thửa/hộ, giảm từ 3-5 thửa/hộ (Đông Thành; Mạn Lạn: 1,2 thửa/ hộ…).
Khuyến khích các hộ tự dồn đổi, tích tụ, tập trung đất đai thành vùng sản xuất lớn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp.
5.2. Sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hoá: Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành được các mô hình sản xuất tập trung với quy mô lớn như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao J02 tại các xã Lương Lỗ, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Thanh Hà, Sơn Cương; mô hình trồng bưởi tại xã Đông Thành, mô hình chuối tại xã Đỗ Sơn, mô hình chè chất lượng cao, chè hữu cơ tại xã Đông Lĩnh, trang trại gà tại xã Đỗ Sơn và một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao sau dồn đổi ruộng đất đang được đầu tư tại Thanh Hà, Sơn Cương đã thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, làm điểm tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.
5.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục triển khai, hướng dẫn Quyết định số 953 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020, quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đánh giá khu dân cư nông thôn mới. Chỉ đạo các xã Khải Xuân, Thanh Hà, Võ Lao, Đỗ Sơn, Vân Lĩnh tập trung quyết liệt hoàn thành các tiêu chí nhằm đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018. Đối với các khu dân cư nông thôn mới, đến nay toàn huyện có 35 khu được công nhận khu đạt chuẩn nông thôn mới.
6. Đánh giá chung
a) Ưu điểm:
– Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện khá đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực. Hoàn thành và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội kế hoạch năm 2018 đặc biệt có những chỉ tiêu tăng có tính đột phá như: giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 7,21%; xây dựng được 14 trường chuẩn/ kế hoạch là 5 trường, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tăng đột biến (ước thu đạt 105 tỷ đồng, đạt 350% so kế hoạch 2018 của HĐND huyện giao (KH 30 tỷ), vượt 617,65% so kế hoạch HĐND tỉnh (KH 17 tỷ)…. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kinh tế xã hội tiếp tục có bước tăng trưởng. An sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
– Các nhiệm vụ trọng tâm được tích cực chỉ đạo. Tổ chức thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất, xây dựng nông thôn mới, đã góp phần tạo đột phá trong công tác quy hoạch lại đồng ruộng và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo thuận lợi đưa ngành sản xuất nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa.
– Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm chú trọng nhằm kịp thời khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết. Làm tốt công tác chỉ đạo phát triển mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao J02 với quy mô tập trung đạt kết quả cao cả diện tích, năng suất và giá trị sản xuất. Chủ động phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và đàn vật nuôi, không để bùng phát các ổ dịch lớn trên địa bàn.
– Sản xuất công nghiệp có bước phục hồi và tăng trưởng khá. Chỉ đạo tốt, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng kịp thời triển khai các dự án trọng điểm theo kế hoạch.
– Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội đạt cao, nhất là công tác cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, xây dựng thị trấn văn minh, tổng vốn đầu tư tăng 24,5% so cùng kỳ.
– Các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được giữ vững. Cơ sở vật chất trường học, y tế, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư đúng trọng điểm, đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Huy động nội lực, phát huy tính đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân quyên góp quỹ “ Vì người nghèo” nêu cao tinh thần nhân đạo tại địa phương.
– Đầu tư xây dựng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hiện đại, sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản. Đây là một bước đột phá trong các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Ba. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức có thêm các phương tiện để tìm hiểu, trao đổi, tương tác với các cơ quan hành chính của huyện trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
– Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại được quan tâm, kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại tạo niềm tin cho nhân dân, không để tình trạng khiếu nại kéo dại, hạn chế khiếu nại vượt cấp.
b) Tồn tại, hạn chế:
– Thu ngân sách, trong đó thu thuế doanh nghiệp ngoài nhà nước; phí và lệ phí còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa đồng đều, mới chỉ tập trung ở một số xã vùng đồng bằng. Các ngành dịch vụ trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ nông lâm nghiệp phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao. Tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm khai thác khoáng sản trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Công tác giải quyết tồn tại về đất đai còn chậm, chất lượng giải quyết đơn thư của nhân dân ở cơ sở còn hạn chế.
Công tác chỉ đạo điều hành của một số chính quyền cơ sở còn kém hiệu quả, còn có tình trạng trên nóng, dưới lạnh, sự chủ động của người dân còn hạn chế trong công tác chỉnh trang nhà cửa đường làng ngõ xóm trong xây dựng tiêu chí nông thôn mới.
Thu gom xử lý rác thải còn nhiều tồn tại, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan, chưa có giải pháp đồng bộ cho các xã trên địa bàn.
– Phạm pháp hình sự, tại nạn giao thông giảm so với cùng kỳ nhưng chưa bền vững. Một số tệ nạn xã hội ma tuý, cờ bạc, trộm cắp tuy đã được ngăn chặn nhưng còn diễn biến phức tạp; tình trạng vi phạm Luật giao thông, vi phạm hành lang giao thông, hành lang lưới điện còn xảy ra.
c) Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại:
* Khách quan: Do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp, như mưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng như gạch. Bão lốc gây thiệt hại lớn cho một số xã bị ảnh hưởng, một số xã không sản xuất vụ đông để thực hiện công tác dồn đổi, tích tụ, tập trung đất đai, giao dự toán chi tiết nội dung thu phí và lệ phí còn cao hơn so thực tế. Ngoài ra Chính phủ tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư, ngân sách theo nghị quyết 11/NQ của Chính Phủ. Một số chế độ chính sách của Chính phủ hướng dẫn tổ chức chỉ đạo chưa kịp thời, chưa đồng bộ gây vướng mắc thực hiện ở cấp cơ sở. Thu nhập một bộ phận không nhỏ người lao động kém ổn định, do biến động việc làm của các tổ chức doanh nghiệp. Các sản phẩm của sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chưa chủ động được yếu tố đầu ra, còn phụ thuộc quá lớn vào cơ sở thu mua, thương lái thu gom sản phẩm.
* Chủ quan: Tính chủ động, năng động, sáng tạo của một số ngành, cơ sở còn yếu; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên còn tồn tại. Một số cấp uỷ, người đứng đầu cơ sở chưa tập trung xử lý, còn trông chờ, ỷ nại, dây dưa kéo dài, chất lượng cán bộ chính quyền cơ sở còn hạn chế. Lực lượng lao động sản xuất theo tập quán kém cải tiến trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng chưa có sức cạnh tranh cao. Thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn chưa đủ sức hút các nhà đầu tư lớn trên địa bàn. Công tác phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu cây, con, cơ cấu lao động, phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng NTM còn hạn chế.
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Gắn liền với lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và truyền thống lịch sử của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Đảng bộ huyện Thanh Ba sớm được ra đời, có tổ chức chặt chẽ và có những bước phát triển vững chắc.
Vào cuối năm 1939, đồng chí Lương Khánh Thiện – Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ cùng một số đồng chí xứ ủy viên và cán bộ của Đảng đến địa bàn Phú Thọ hoạt động và tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng tại xã Thái Ninh. Chi bộ Đảng cộng sản Thái Ninh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Bắc Kỳ, là hạt giống đầu tiên của tỉnh Phú Thọ tạo cơ sở cho việc thành lập chi bộ Đảng của huyện Thanh Ba sau này. Cũng từ đó, phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong huyện nhanh chóng phát triển, các cơ sở cách mạng được lan rộng tới các xã Đông Lĩnh, Đào Giã, đặc biệt phát triển mạnh ở Vũ Yển. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ, để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương, ngày 06-01-1947, tại xã Vũ Yển, chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ huyện Thanh Ba sau này, được thành lập gồm 4 đảng viên và đồng chí Nguyễn Chanh được cử làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ Thanh Ba lúc này làm nhiệm vụ như một ban cán sự huyện.
Việc thành lập chi bộ Đảng của huyện là một sự kiện lịch sử – chính trị hết sức trọng đại, đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Thanh Ba, nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc kháng chiến ở địa phương tại thời điểm đó, đồng thời đem lại cho nhân dân Thanh Ba niềm phấn khởi và sự tin tưởng to lớn vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc. Mặc dù mới được thành lập, song với sự chỉ đạo tích cực về công tác phát triển đảng viên, trong 2 năm đầu, số lượng đảng viên của chi bộ đã có chuyển biến rõ nét. Tại thời điểm cuối quý I năm 1947, chi bộ đảng đã có 13 đảng viên, tiếp tục đến cuối năm 1947, Đảng bộ huyện đã có 56 đảng viên sinh hoạt ở 4 chi bộ; năm 1948 toàn huyện đã có 20 chi bộ với 301 đảng viên.
Trải qua 70 năm, Đảng bộ huyện Thanh Ba đã liên tục phát triển về quy mô và không ngừng được củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo nhân dân địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị to lớn của các giai đoạn cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, nhân dân Thanh Ba đã cùng với nhân dân cả nước làm tốt công tác xây dựng lực lượng kháng chiến, chống giặc càn quét bảo vệ quê hương, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa ra sức phục vụ tiền tuyến đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, mang lại ruộng đất cho dân cày. Huyện Thanh Ba và 4 xã Vũ Yển, Chí Tiên, Thanh Vân và Hanh Cù đã vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Từ những năm 1955 đến năm 1975, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân trên địa bàn cùng với cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. Trải qua hai cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Ba đã động viên hàng vạn người con ưu tú tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, với hàng chục vạn ngày công, cùng hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm đóng góp phục vụ hỏa tuyến, trong số đó có 1.620 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, 1.121 thương binh và còn biết bao cựu chiến binh trở về mà tới hôm nay trên mình vẫn mang đầy thương tích, dấu tích của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Từ năm 1976, cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng bộ và nhân dân Thanh Ba bắt tay vào tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý HTX, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đã hoàn thành quy hoạch tổng thể của huyện và các quy hoạch ngành, từ đó sớm hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – công nghiệp – dịch vụ trên địa bàn, tạo ra vùng sản xuất tương đối tập trung trong huyện, gắn kinh tế với quốc phòng, an ninh; trong 30 năm thực hiện đổi mới, đặc biệt từ năm 1996 tái lập huyện Thanh Ba đến nay, Đảng bộ huyện đã tập trung cụ thể hoá các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp thành các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng tiềm lực kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh đảm bảo thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trải qua 70 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đến nay Đảng bộ huyện Thanh Ba đã có 47chi, đảng bộ với tổng số 7.088 đảng viên. Trong 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Ba đã viết tiếp vào truyền thống quê hương những trang sử hào hùng. Quân và dân huyện Thanh Ba vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân; có 10 tập thể, 10 cá nhân được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; Hai lần được Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua (năm 2008, 2014). Toàn huyện có 73 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”; 4 tập thể, 4 cá nhân vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 25 Bằng khen, 31 Cờ thi đua xuất sắc của các bộ, ngành, UBND tỉnh tặng cho các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; đặc biệt năm 2007 Thanh Ba vinh dự được đón nhận Kỷ niệm chương Hùng Vương do tỉnh Phú Thọ trao tặng.
Từ năm 1996, huyện Thanh Ba được tái lập đến nay trải qua 4 nhiệm kỳ đại hội. Ban chấp hành Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ đã cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thành các nghị quyết chuyên đề, tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt quan tâm chỉ đạo lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa vào sản xuất các loại giống mới có năng suất cao, bảo đảm an ninh lương thực, cơ bản giải quyết được vấn đề thực phẩm phục vụ nhu cầu dân sinh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc.
Kết quả trên là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Thanh Ba tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 -2020 đã đề ra: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quan tâm công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, phấn đấu kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia, gắn với thực hiện các vấn đề an sinh xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá là: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt; phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 huyện Thanh Ba cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Thanh Ba xác định việc kế thừa và phát huy truyền thống cao quý ấy là trách nhiệm lớn lao của tất cả cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong huyện, để tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Thanh Ba phát triển toàn diện và bền vững.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN 2020
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU
1. Phương hướng chung
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, quan tâm công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, phấn đấu kinh tế tăng trưởng cao và phát triển bền vững. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, gắn với thực hiện các vấn đề an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá là: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt; Phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi trường; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 huyện Thanh Ba cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
a. Về kinh tế
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 6,5%/năm. (Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,1%; Công nghiệp, xây dựng 9%; Các ngành dịch vụ 6,1%).
2. Cơ cấu giá trị tăng thêm (Giá thực tế): Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 31,9%; Công nghiệp, xây dựng 35,8%; Các ngành dịch vụ 32,3%.
3. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (Giá thực tế): 36 triệu đồng.
4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm là 7.500 tỷ đồng.
5. Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng 12%/năm. Đến năm 2020 đạt 511 tỷ đồng.
6. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2020 đạt 97,2 triệu đồng.
7. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn, đến năm 2020 được cứng hoá đạt 65%.
b. Về văn hóa – xã hội và môi trường
8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,91%/năm.
9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng 13,5%; theo chiều cao 20%.
10. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn 4,5%.
11. Tỷ lệ trường học đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia: Trường Mầm non 60%; Trường Tiểu học 90%; Trường Trung học cơ sở 60%.
12. Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế được đào tạo nghề (được cấp bằng, chứng chỉ), đến năm 2020 đạt 25%.
13. Số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới: 16 xã trở lên.
14. Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 75%.
15. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
16. Tỷ lệ các khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý rác thải 70%.
17. Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh 95,5%.
18. Độ che phủ rừng 22,5%.
c. Về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
19. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh 50% trở lên. Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ 80% trở lên.
20. Kết nạp đảng viên mới bình quân mỗi năm từ 150 đến 160 đảng viên (Trong đó: kết nạp đảng viên ở khối doanh nghiệp là 10 đồng chí).
21. Tỷ lệ chính quyền đạt trong sạch vững mạnh 70% trở lên.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Lĩnh vực kinh tế:
– Trong nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung lãnh đạo thực hiện các chương trình nông nghiệp trọng điểm, phát triển đồi rừng gắn với kinh tế trang trại. Chú trọng đến công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực huy động nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, chú trọng quản lý chất lượng các loại hình dịch vụ. Xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng: Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách. Bám sát dự toán, quản lý, giám sát chặt chẽ và điều hành tốt công tác thu, chi ngân sách. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn vốn, tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát vốn vay nhất là vốn vay cho các chương trình, dự án. Hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu trên địa bàn.
– Về tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ:
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai. Giải quyết kịp thời, xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành, lĩnh vực, hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ.
2. Lĩnh vực văn hóa xã hội
– Về giáo dục – đào tạo: Tập trung đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện, theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học. Tích cực thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hướng nghiệp cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Tăng cường hơn nữa công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh trên người. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ người bệnh, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành y tế. Thực hiện theo lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình.
– Về văn hóa, thông tin, thể thao: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, thông tin, du lịch, lễ hội. Tiếp tục thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Tăng cường đầu tư, nâng cấp đài truyền thanh huyện và cơ sở, xây dựng các thiết chế văn hóa.
– Về lao động, việc làm, người có công: Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc người có công và gia đình hưởng chính sách xã hội.
3. Về quốc phòng, an ninh, công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí
– Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ đảm bảo số lượng và chất lượng.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn, lật đổ” của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm. Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế.
– Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí: Củng cố, kiện toàn và xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW. Thực hiện tốt chủ chương công khai, minh bạch về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi tham nhũng, lãng phí. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vụ việc tham nhũng phát sinh trên địa bàn.
4. Về công tác xây dựng Đảng
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng theo hướng thiết thực, phù hợp, gắn công tác tư tưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng, chính quyền các cấp. Củng cố nâng cao chất lượng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dư luận các cấp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
– Công tác tổ chức, cán bộ: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chú trọng đào tạo cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với yêu cầu sử dụng chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên sâu. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ trẻ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên. Làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, chú trọng phát triển tổ chức Đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
– Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng: Tiếp tục đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, của Uỷ ban kiểm tra các cấp và của các tổ chức cơ sở đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Củng cố, kiện toàn bộ máy và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát từ huyện đến cơ sở.
– Công tác Dân vận của Đảng: Tiếp tục củng cố, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với công tác vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân:
Đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân:
Đổi mới hoạt động của HĐND các cấp, nâng cao chất lượng các kỳ họp, các chương trình giám sát, tăng cường tiếp xúc với cử tri, kịp thời giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đảm bảo HĐND là cơ quan quyền lực cao nhất ở mỗi cấp, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong huyện.
Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp. Thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ mọi mặt, chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.