Giới thiệu khái quát thị xã Phú Thọ
1. Vị trí địa lý:
Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Nằm trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, Phù Ninh; Đông giáp huyện Phù Ninh, Lâm Thao; Tây giáp huyện Thanh Ba;nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã cách thành phố Việt Trì 30 Km,cách sân bay quốc tế nội bài 80km, cách Hà Nội khoảng 40 Km, cách cảng Hải phòng 190km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km.
2. Diện tích đất đai:
Diện tích tự nhiên 64,6 km2. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 3.404,2ha, chiếm 52,7%; đất lâm nghiệp 700,25ha chiếm 10,84%; đất nuôi trồng thuỷ sản 128,45% chiếm 1,99%. Đất đô thị và đất khác 2.008,18ha chiếm 31,08%.
3. Địa hình, khí hậu:
– Địa hình: Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “bát úp” , nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa hình cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng.
– Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 23o1. Lượng mưa ngày lớn nhất 701,2 mm, trung bình năm 1.850mm. Số giờ nắng trung bình năm 1.571 giờ.
4. Dân số, lao động:
Tổng dân số có mặt tại thị xã khoảng 91.650 người
Trong đó:
Dân số thường trú 71.650 người, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cư, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 20.000 người.
Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền KTQD chiếm 90,6%; lao động qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền KTQD.
Cơ cấu lao động CN-XD 25,8%, TM-DV 26,6%, NLN 47,6%.
5. Đơn vị hành chính:
Thị xã Phú Thọ có 10 xã phường. Bao gồm: 04 phường (Âu cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh); 06 Xã (Hà Lộc, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh, Hà Thạch, Phú Hộ).
6. Cơ sở kinh tế xã hội:
Thị xã hiện có gần 200 doanh nghiệp với hơn 5.000 lao động và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể và 12 hợp tác xã.
Có 01 trường Đại học, 01 viện nghiên cứu, 03 trường cao đẳng, 05 trường dạy nghề. Quy mô đào tạo khoảng 15.000 SV/ năm.
MỤC TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Kinh tế:
Giai đoạn 2011 – 2016 tăng trưởng bình quân đầu người đạt 19,3% trở lên; Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm công nghiệp – xây dựng tăng 21%/ năm, Thương mại – dịch vụ 20%/ năm, nông lâm nghiệp 4%/ năm; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.600 tỷ đồng trở lên. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 16%/ năm trở lên;
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 48%, Thương mại-Dịch vụ 46,6%; Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản 4,8%.
2. Văn hóa – xã hội và môi trường
* Về văn hóa – xã hội: Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm đạt 6,15%; Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%; Duy trì và phấn đấu 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; Lao động qua đào tạo từ 53% trở lên; 10/10 xã, phường duy trì chất lượng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; Gia đình văn hóa đạt 87% trở lên; 85% khu dân cư và 100% cơ quan đạt cơ quan đơn vị văn hoá. Số lao đô%3ḅng được giải quyết viê%3ḅc làm 7.500 lao đô%3ḅng.
* Về môi trường đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới có trang bị thiết bị xử lý chất thải giảm ô nhiễm môi trường đạt ISO 1400 ; Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 35% ; Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các phường nội thị đạt 100%.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
– Phát huy lợi thế nằm tại giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á, là điểm dừng chân của trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (TQ) để phát triển kinh tế – xã hội theo hướng phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành thương mại – dịch vụ và nông nghiệp cận đô thị. Sớm đầu tư KCN Phú Hà, Khu đô thị Thanh Minh đồng bộ về hạ tầng và chất lượng các dịch vụ; đầu tư một số hạ tầng quan trọng tại các điểm công nghiệp ở Phú Hộ, Thanh Vinh, Thanh Minh,… để thu hút đầu tư.
– Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp cận đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất nâng cao chất lượng, giá trị hàng hoá, xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp của Thị xã như chè, rau sạch, hoa, cây cảnh,… chất lượng cao.
– Tập trung phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ. Đối với các phường nội thị chú trọng việc chỉ đạo thực hiện quy chế Đô thị đối với các phường và tiếp tục đầu tư nâng cấp một số xã lên phường, xây dựng 03 xã đạt tiêu chí nông thôn mới; nâng cấp một số thiết chế văn hóa thể thao, các điểm dịch vụ thương mại. Tập trung đầu tư hạ tầng khu vực trung tâm thị xã mới trong đó quy hoạch phân khu chức năng như khu hành chính, khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại, công trình công cộng, thiết chế VHTT…theo hướng hiện đại, mang đậm nét của thành phố vùng Trung du.
– Định hướng đến 2020 phát triển thị xã Phú Thọ trở thành thành phố ven sông, mở rộng địa giới hành chính thị xã thêm 5 xã của Tam Nông và Thanh Ba để tăng diện tích đất, tăng dân số tạo đòn bảy tăng trưởng kinh tế. Tận dụng thế mạnh đô thị ven sông để khai thác du lịch, dịch vụ và thương mại đường thuỷ nhằm thu hút nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các công trình trọng điểm về dịch vụ, du lịch tâm linh ven sông Hồng tạo cho thị xã một động lực mới để phát triển đạt tiêu chí đô thị loại II.
Thị xã Phú Thọ – Lịch sử hình thành và phát triển !
Thị xã Phú Thọ được thành lập vào ngày 05/5/1903, khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển lỵ sở của tỉnh Hưng Hóa từ làng Trúc Phê, tổng Thượng Nông, huyện Tam Nông về làng Phú Thọ, Tổng Phú Thọ, huyện Lâm Thao.
Làng Phú Thọ xưa vốn là một làn việt cổ thuần nông, dân cư thưa thớt, tập chung ở 3 khu vực gọi là các động, gồm: động Tiên (phường Phong Châu ngày ngay); động Cờ (phường Hùng vương ngày nay) và dộng Cao (phường Trường Thịnh ngày nay).
Vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, người con trưởng của Bảo Quốc Công đại tướng Ma Khê đã đưa ra một bộ phận cư dân họ Ma từ núi Đọi (Cẩm Khê) sang cư trú và lập thành động riêng, sau đó hợp nhất với các động của làng, gọi chung là động Phú An. Qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, tên gọi Phú An vẫn được giữ nguyên, khi thì gọi là Phú An Bộ, khi thì gọi là Phú An xã hay làng Phú An.
Đến năm 1890, Vua Thành Thái (triều Nguyễn) cho đổi tên động Phú An thành làng Phú Thọ; làng Phú Thọ năm trong tổng Phú Thọ, huyện Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Ngày 05/5/1903, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển lỵ sở tỉnh Hưng Hóa về làng Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Vị trí trung tâm tỉnh lỵ của thị xã Phú Thọ được thực dân Pháp duy trì và củng cố suốt 42 năm, từ khi thành lập cho đến năm 1945.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, thị xã Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị , văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Từ thị xã này, Đảng bộ chính quyền tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Chính Phủ, củng cố chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cải thiện đời sống nhân dân và lãnh đạo toàn dân trong tỉnh trực tiếp tham gia cuộc khánh chiến trường kỳ 9 năm giành thắng lợi.
Tháng 02/1968, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Phú Thọ là một trong ba thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Từ tháng 11/1996, tỉnh Phú Thọ được tái lập, thị xã Phú Thọ tiếp tục giữ vững vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, an ninh quốc phòng phía Tây bắc của tỉnh.
Ngày 1/4/2003, Chính phủ đã ra Nghị định số 32/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, từ đây, thị xã có thêm 3 đơn vị hành chính gồm: xã Hà Thạch, xã Phú Hộ, xã Thanh Vinh.
Sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, thị xã Phú Thọ hôm nay đã và đang bắt nhịp cùng sự phát triển đi lên của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thị xã Phú Thọ đã vận dụng một cách linh hoạt, chủ động vào điều kiện thực tiễn của địa phương và đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Diện mạo đô thị của thị xã đã có nhiều khởi sắc, xứng đáng với tầm vóc của một đô anh hùng vừa đậm đà nét đẹp truyền thống vừa hiện đại, văn minh và phát triển.
Trong những năm qua, được sữ ủng hộ, đồng thuận của TW, bộ ngành và sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, ngành đoàn thể cùng với sự nỗ lực hết mình của Đảng bộ và nhân dân thị xã trong phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, huy động tất cả các nguồn lực phát triển, vượt qua khó khăn và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hoàn thành các mục tiên kinh tế đề ra hàng năm đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2012 đạt 24,7% năm. Năm 2012, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 25,1%; dịch vụ chiếm 51%; nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 23,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 282,1 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được tăng cường, bổ sung thêm những thiết chế hiện đại như: Nhà Văn hóa thị xã, Nhà thi đấu đa năng; các công trình điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, xử lý thu gom rác thải, nước thải đô thị. Hạ tầng, cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện được xây mới đã góp phần thay đổi diện mạo của đô thị. Hệ thống giao thông được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Đặc biệt hệ thống được giao thông liên tỉnh và khu vực đã và đang được xây dựng chạy qua địa bàn thị xã như: Đường cao tốc xuyên Á Hải Phòng – Hà Nội – Cào Cai – Côn Minh (Trung Quốc); đường Hồ Chí Minh và cầu Ngọc Tháp nối liền hai bờ sông Thao và giao cắt với đường Xuyên Á tại vị trí liền kề Khu công nghiệp Phú Hà; Đường trục chính nối trung tâm thị xã với quốc lộ II,… đã mở ra cho thị xã những thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai ở 5 xã: Thanh Minh, Hà Lộc, Phú Hộ, Hà Thạch và Văn Lung đến nay đã có 2 xã Phú Hộ, Thanh Minh đạt 14/19 tiêu chí đạt chuẩn; 3 xã còn lại đã đạt 10/19 tiêu chí. Mạng lưới điện, nước sạch, thông tin liên lạc, tài chính, giải trí…đáp ứng tốt các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các cơ quan và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Văn hóa, xã hội có bước phát triển nhanh, công tác xóa đói giảm nghòe và an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hô nghèo giảm còn 4,49%. Giáo dục – Đào tạo phát triển đồng bộ ở tất cả các ngành học, cấp học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt 95%; toàn thị xã có 28/36 trường đạt chuẩn Quốc gia; năm 2011, thị xã Phú Thọ là một trong hai đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi sớm nhất tỉnh. Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng, chất lượng, 10/10 xã, phường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 12% năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,87%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu; 103/107 khu dân cư đã có nhà văn hóa; 93 khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa các cấp, hàng năm có trên 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; công tác đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các di tích, lễ hội văn hóa truyền thống được toàn xã hội quan tâm. Năm 2010, thị xã Phú Thọ được công nhận là đô thị loại II.
Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị thường xuyên được coi trọng, BCD Đảng bộ thị xã đã tập trung chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đây là khâu quan trọng có tính quyết định, tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng đã có sức lam tỏa, trở thành phong trào thi đua sôi nổi làm chuyển biến sau sắc về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được các cấp ủy đảng tiến hành nghiêm túc, dân chủ với tinh thần trách nhiệm cao, tạo nên luồng sinh khí mới, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Tỷ lệ cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm đạt trên Tỷ lệ cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm đạt trên 70%, không có tổ chức đảng yếu kém. Quốc phòng – an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Trải qua hơn một thể kỷ xây dựng và phát triển, cùng với nhân dân cả nước và nhân dân trong tỉnh, nhân dân thị xã đã không ngại hy sinh gian khổ, quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Với những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã qua các thời kỳ lịch sử; Đảng và Nhà nước đã ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý; 03 Huân chương quân công hạng 3, 02 Huân chương khánh chiến hạng hai, 13 Huân chương lao động, 05 cờ thưởng luân lưu của Chính phủ, 176 Bảng vàng danh dự, 1.363 Bảng Gia đình vẻ vang ; 05 bà mẹ được phòng tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh Hùng; Trường THPT Hùng Vương được phong tặng danh hiệu tập thể Anh hùng lạo động.
Năm 2000, thị xã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, năm 2003, trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, Đảng bộ và nhân dân thị xã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba và năm 2013, trong dịp kỷ niêm 110 năm thành lập nhân dân và cán bộ thị xã Phú Thọ lại vinh dự được đón nhận Huân chương độc lập hạng nhì. Những phần thưởng cao quý đó là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Thọ trong suốt chặng đường 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của đất nước, đồng thời là động lực quan trọng để thị xã có những bước tiến mới vững bước trong tương lai.
Năm 2013, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong điều kiện cả nước, cả tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Với truyền thống cách mạng hào hùng, Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục phát huy những thành tự đã đạt được, đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu nhiệm vụ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXI đã đề ra.
Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân thị xã phấn đấu đạt được trong những năm qua là rất đáng trâng trọng và rất đỗi tự hào, đó là sự tiếp nối liến mạch những truyền thống vẻ vang trong hơn một thể kỷ xây dựng và trưởng thành, khẳng định rõ nét hơn trong những giá trị truyền thống mà các thế hệ cán bộ, nhân dân thị xã đã vun đắp gây dựng nên. Với những thành tựu đạt được, với thế và lực của thị xã trong những chặng đường lịch sử đã qua, Đảng bộ và nhân dân thị xã quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng thị xã Phú Thọ trở thành thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Bùi Văn Quang – TUV, BT Thị ủy, CT HĐND