Jean Piaget bàn về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em

Jean Piaget bàn về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em - Dịch giả Viên Minh
Nhà tâm lý học Jean Piaget

Nhà tâm lý học nghiên cứu về tâm lý trẻ em người Thụy Sĩ – Jean Piaget đã phân biệt các quá trình ngôn ngữ và tư duy của trẻ em với các quá trình ngôn ngữ và tư duy của người lớn khi phát triển một lý thuyết có ảnh hưởng về sự phát triển của trẻ em.

Người lớn, ngay cả trong công việc cá nhân và riêng tư nhất của anh ta, ngay cả khi anh ta tham gia vào một đòi hỏi mà những người bạn đồng trang lứa của anh ta không thể hiểu được, vẫn tư duy về mặt xã hội, vẫn liên tục để mắt đến người cộng tác hoặc đối thủ của anh ta, thực có trong hiện tại hoặc sẽ có trong tương lai, cũng như liên tục để mắt đến bất kỳ người nào cùng chuyên môn với anh ta, tới người mà sớm hay muộn anh ta sẽ thông báo cho họ biết kết quả lao động của anh ta. Bức tranh tinh thần này theo đuổi anh ta trong suốt nhiệm vụ lao động của anh ta. Từ đó, bản thân nhiệm vụ ấy đã được xã hội hóa ở hầu hết mọi giai đoạn phát triển của nó.

Sự phát minh tránh được quá trình này, nhưng nhu cầu kiểm tra và chứng minh tạo ra một ngôn ngữ nói bên trong xuyên suốt tới một đối thủ giả định, người mà trí tưởng tượng của anh ta thường hình dung như một đối thủ bằng xương bằng thịt. Do đó, khi người lớn được đối mặt những người bạn đồng trang lứa với anh ta, những gì anh ta thông báo với họ là một thứ gì đó đã được dựng lên qua con đường của xã hội và do đó gần như được điều chỉnh cho phù hợp với khán giả của anh ta, và tức là có thể hiểu được. Thật vậy, một người càng tiến xa hơn trong dòng tư duy của mình, thì anh ta càng có khả năng tốt hơn để nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác và khiến cho những người khác hiểu được chính anh ta.

Mặt khác, đứa trẻ được đặt trong những điều kiện mà chúng tôi đã mô tả, dường như nói được nhiều hơn người lớn. Hầu hết mọi thứ đứa trẻ ấy làm đều theo giai điệu của những nhận xét như là “Tôi đang vẽ một cái mũ”, “Tôi làm điều đó tốt hơn bạn”, v.v.. Tư duy của trẻ em, do đó, có vẻ mang tính xã hội hơn, ít có khả năng đi sâu lâu dài và đơn độc. Điều này chỉ là ở cái vẻ bề ngoài. Đứa trẻ có sự tiết chế ngôn ngữ nói ít hơn đơn giản là vì đứa trẻ không biết giữ một thứ cho riêng mình là gì. Mặc dù gần như không ngừng nói chuyện với những người bạn bên cạnh, nhưng đứa trẻ hiếm khi đặt mình vào quan điểm của họ. Đứa trẻ nói chuyện với những người bạn phần lớn như thể đứa trẻ đang ở một mình, và như thể đứa trẻ đang tư duy thành tiếng. Do đó, đứa trẻ nói bằng một thứ ngôn ngữ không để ý đến ý nghĩa chính xác của sự vật và bỏ qua góc độ cụ thể mà từ đó sự vật được nhìn nhận, và trên hết là luôn đưa ra những khẳng định, ngay cả khi đứa trẻ đang tranh cãi, thay vì đưa ra lập luận để biện minh…

Dich gia Vien Minh Dao Quoc Minh min - Jean Piaget bàn về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em
Dịch giả Viên Minh (Đào Quốc Minh)

Lý do của điều này là gì? Theo quan điểm của chúng tôi, có hai lý do. Điều đầu tiên là do không có bất kỳ giao tiếp xã hội bền vững nào giữa những đứa trẻ dưới 7 tuổi hoặc 8 tuổi, và điều thứ hai là do ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động cơ bản của trẻ – chơi đùa – là một trong các cử chỉ, chuyển động và bắt chước với số lượng cũng nhiều ngang với ngôn ngữ nói. Như chúng tôi đã nói, không có đời sống xã hội thực sự giữa trẻ em dưới 7 tuổi hoặc 8 tuổi…

Nếu ngôn ngữ ở trẻ khoảng 6 tuổi rưỡi vẫn chưa được xã hội hóa, và nếu phần chơi đùa trong ngôn ngữ của trẻ bằng những hình thức vị kỷ là đáng kể so với thông tin và đối thoại, v.v.., thì lý do của điều này nằm ở chỗ ngôn ngữ trẻ con bao gồm hai biến thể riêng biệt, một biến thể được tạo thành từ các cử chỉ, chuyển động, bắt chước, v.v.., kèm theo hoặc thậm chí thay thế hoàn toàn việc sử dụng ngôn ngữ nói, và biến thể còn lại chỉ bao gồm ngôn ngữ nói. Lúc này, cử chỉ không thể biểu đạt mọi thứ. Do vậy, các quá trình trí tuệ sẽ vẫn giữ lại tính vị kỷ trong khi các mệnh lệnh, v.v.., tất cả ngôn ngữ có gắn liền với hành động, với thủ công và đặc biệt là với chơi đùa, sẽ có xu hướng được xã hội hóa nhiều hơn…

Do đó, trí tuệ và tư duy vị kỷ bao hàm hai hình thức luận lý khác nhau, và thậm chí chúng ta có thể nói, không hề nghịch lý, là hai logic khác nhau. Logic, ở đây có nghĩa là tổng thể những thói quen mà tâm trí áp dụng trong quá trình tiến hành chung của những hoạt động của nó – trong cách tiến hành chung của một trò chơi bàn cờ, vốn đối lập, như Poincare nói, đối với những quy tắc đặc biệt chi phối mỗi nhiệm vụ riêng biệt, mỗi di chuyển cụ thể trong trò chơi. Do vậy, logic vị kỷ bên trong và logic giao tiếp bên ngoài sẽ ít khác nhau trong các kết luận của chúng (ngoại trừ đối với đứa trẻ nơi logic vị kỷ thường hoạt động) hơn là trong cách chúng vận hành.

VIÊN MINH dịch

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây