Hạnh phúc của trẻ em – tương lai đất nước

Hạnh phúc của trẻ em - tương lai đất nước

Ở Việt Nam, trẻ em đang chiếm tới 1/4 dân số. Với truyền truyền thống “tre già măng mọc” và “con hơn cha là nhà có phúc”, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền Trẻ em (CRC). Có tới 22 đạo luật liên quan đến quyền trẻ em, từ Hiến pháp, Luật Lao động; Luật Dân sự; Luật Hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Theo đó, trẻ em cần và phải được coi như những công dân đặc biệt của xã hội, được nhà nước và nhân dân chăm sóc và được dành cho những ưu tiên, cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em được coi là một trong các ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em được sống hạnh phúc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tương lai phát triển bền vững đất nước. Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp đồng bộ, hiệu quả trách nhiệm và hoạt động của toàn hệ thống chính trị với sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cũng như các nguồn lực trong nước và quốc tế.

Chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam ngày đúng huớng, từ tập trung giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chuyển mạnh sang việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ tổn hại tới trẻ em. Mặc dù điều kiện, mức độ đầu tư chăm sóc con cái của các gia đình còn chênh lệch nhau, song hầu hết các gia đình đều ưu tiên mức cao nhất cho việc chăm lo cho trẻ em được ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh… Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng bước được nâng lên.

Trên thực tế, hạnh phúc của trẻ em không chỉ đuợc bảo đảm bởi hệ thống chính sách, chương trình trợ giúp xã hội đối với trẻ em về nuôi dưỡng, giáo dục, y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng, học nghề, tạo việc làm; thụ huởng các phúc lợi văn hóa – xã hội và các quyền khác…, mà còn cần được bồi bổ lý tuởng và ý chí, nghị lực với những giá trị nhân văn vững chắc, cũng như quyền đuợc sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em khác nhau.

Hạnh phúc của trẻ em cũng tùy thuộc vào việc giải quyết hiệu quả những bất cập, chồng chéo trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vào hiệu lực thực thi các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và các quy định biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em; vào sự phát triển đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp ở cộng đồng; vào sự phân bổ công bằng và hiệu quả nguồn lực an sinh xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về quyền về quyền trẻ em, vai trò, vị trí trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong sự phát triển của đất nước, cũng như năng lực phối hợp bảo đảm quyền trẻ em trên toàn quốc.

Và trên hết, hãy để trẻ em hạnh phúc, tin tuởng vào tuơng lai từ những tấm guơng tốt đẹp và những việc làm đầy trách nhiệm, tình thuơng của nguời lớn, của thế hệ hôm nay; để sau này, các thế hệ tuơng lai không hổ thẹn với cha ông chúng, cũng như không phải sống trong cảnh “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”!

TS. NGUYỄN MINH PHONG
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây