“Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng – Ấp ủ nỗi niềm quê hương

Nhà văn Phùng Văn Khai (P.V.K): Thưa anh Lưu Viết Dũng! Tôi đã về quê anh ở Thôn Đô Quan, xã Quất Động, huyện Thường Tín vào dịp vừa rồi. Tôi rất ấn tượng với gia đình anh, với nề nếp gia phong và đặc biệt ấn tượng với vùng quê giàu truyền thống. Anh đang công tác bên ngoài, không hẳn đã rời quê hương, hoạt động kinh doanh từ nền tảng của quê hương đã cho anh trưởng thành như hôm nay. Anh từng có biệt danh là “Người vận chuyển” với những hoạt động kinh doanh lĩnh vực vận tải của mình. Hôm nay chúng ta sẽ trò chuyện với anh, các câu chuyện văn hoá về quê hương anh. Tôi xin hỏi anh, anh ý thức thế nào về nền tảng gia đình, tổ tiên, truyền thống vùng đất quê hương của mình?

Nha van Phung Van Khai dang huong khu Mo ong to nghe theu Le Cong Hanh - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngNhà văn Phùng Văn Khai dâng hương khu Mộ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Anh Lưu Viết Dũng (L.V.D):Thưa anh! Gia đình luôn là một tế bào không thể thiếu của xã hội, nhiều tế bào nhỏ mới xây nên một xã hội lớn. Thực ra, Với quê hương, bản thân tôi rất trăn trở một số việc, ví dụ như một số danh nhân văn hoá trong đó có ông tổ làng nghề nổi tiếng của quê hương nhưng địa phương chỉ lưu truyền mà chưa có thực hiện xây dựng trùng tu, tôn tạo nên hầu hết không còn các di tích nữa. Ví như ông tổ nghề thêu cổ truyền của Việt Nam là Lê Công Hành, tên thật là Bùi Công Hành. Lê Công Hành (1606 – 1661) được xem là ông tổ nghề thêu của Việt Nam từ thời xa xưa đến nay. Ông là một vị quan thời Hậu Lê với nhiều giai thoại nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác. Ông được xem như là người có công đặt nền móng cho nghề thêu từ khởi nguyên. Nhờ công sức của mình, ông tạo ra một ngành nghề truyền lại mãi về sau cho dân. Ông nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học và có nhiều công sức trong xây dựng nước. Ông được cử đi sứ Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây ông đã phát huy tốt về khả năng của mình, mang về một nghề có giá trị cho người dân Việt Nam. Ông là người đã dạy cho dân làng Quất Động (Thường Tín – Hà Nội) những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến mà ông tiếp thu được trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Nha van Phung Van Khai dang huong khu Mo ong to nghe theu Le Cong Hanh 2 min - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngNhà văn Phùng Văn Khai dâng hương khu Mộ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Từ đó, nghề thêu và làm lọng trở nên phát triển hơn, lan toả dần ra nhiều làng nghề trên khắp cả nước. Tuy nhiên, hiện thời mọi người gần như chỉ nhận ông là ông tổ nghề của quê hương, nhưng di tích của ông ấy ở đâu, như thế nào thì không ai biết? Cụ Nguyễn Trãi – Danh nhân văn hoá ở quê gốc ở Thường Tín cũng có di tích tưởng nhớ nhưng khá sơ sài. Bản thân tôi rất trăn trở về cụ tổ nghề thêu, chính cụ là người đem nghề, dạy nghề giúp nuôi dưỡng và trưởng thành biết bao thế hệ từ thời Lê – Trịnh đến nay. Điều trăn trở này của tôi mong muốn được các cấp chính quyền lắng nghe, ủng hộ và quan tâm thì mới thực hiện được.

Doan nghien cuu lam viec tai dinh lang xa Quat Dong Thuong Tin Ha Noi - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngĐoàn nghiên cứu lam việc tại đình làng xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội.

P.V.K: Từ các trăn trở của anh về văn hoá, về ông tổ làng nghề và đặc biệt trên quê hương danh nhân văn hoá Lịch sử Nguyễn Trãi, chúng ta có vẻ như vẫn còn hờ hững, còn chưa làm được nhiều việc có ích cho văn hoá. Vậy từ trăn trở đó, với tư cách là một người con đã có thành tựu nhất định về hoạt động doanh nghiệp có tấm lòng lớn với quê hương, theo tôi, anh cần phải quy tụ anh em doanh nhân trong vùng, chúng ta cùng chung tay chung sứ, ngay cả sự đánh động đến chính quyền rồi cũng phải khơi thông nguồn lực của nhân dân. Nhân dân muốn làm, nhưng chính quyền hờ hững không muốn làm hoặc ngược lại chính quyền muốn làm nhưng lại không có nguồn lực của nhân dân để làm thì đều không thành công. Phải chăng, chúng ta phải kết hợp 3 khu vực này lại, chính quyền cần phải nhìn nhận rõ tầm quan trọng vấn đề, nhân dân đồng thuận để khơi thông đưa ra những chứng tích về tổ nghề, nhân dân sẽ tham gia đóng góp về tài chính. Với những ý kiến trên, anh nhận định như thế nào?

Doan nghien cuu lam viec tai dinh lang xa Quat Dong Thuong Tin Ha Noi 2 - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngĐoàn nghiên cứu lam việc tại đình làng xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội.

L.V.D: Tôi rất cảm ơn nhà văn Phùng Văn Khai và nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn, từ nguồn cảm hứng từ hai anh tôi mới hiểu sâu và có nguồn động lực tìm sâu đào rộng về kiến thức lịch sử, nhờ hai anh bản thân tôi mới có nhận thức được như ngày hôm nay. Thật ra, sự trăn trở của tôi về quê hương, bản thân muốn làm thì mình phải là người đầu tàu khơi mào kết nối các doanh nghiệp với nhau, rồi thông qua chính quyền đến nhân dân thì chúng ta mới làm được. Điều quan trọng là phải có những nhà văn, nhà sử học như các anh để định danh về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của các cụ thì mình mới tìm hiểu ra nguồn gốc viết nên các tích sử đó. Tôi dù có trăn trở đến mấy nhưng tôi không phải nhà văn, nhà sử học nên không viết được. Bởi vậy, phải có sự đồng lòng và được chính quyền ủng hộ thì sẽ thành công.

Doan nghien cuu tai nha tho ong to nghe theu Le Cong Hanh - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngĐoàn nghiên cứu tại nhà thờ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành.

P.V.K: Tôi sẽ nói rõ ý anh Dũng về điều này. Đây giống như một đề xuất rất cần một cuộc Hội thảo khoa học về vùng đất này, về ông tổ nghề thêu Lê Công Hành, từ lúc ông xuất hiện đến lúc cả làng nghề trưởng thành hàng trăm năm như vậy đã đem lại lợi ích Kinh tế – Văn hoá – Xã hội. Đến bây giờ do thời gian mà nó mai một đi, chúng ta rất cần một cuộc Hội thảo khoa học để tường minh về vấn đề này, vùng đất này bằng căn cứ khoa học để chúng ta đề xuất các hạng mục công trình vinh danh các cụ hoặc phục dựng lại những di tích về các cụ, có tính pháp lý để thực hiện. Ý kiến của anh như thế nào về việc chúng ta sẽ có một cuộc Hội thảo khoa học về con người và vùng đất quê anh?

L.V.D:  Tôi cảm thấy rất vui, nhất trí và đồng tình với nhà văn Phùng Văn Khai. Nếu làm được điều đó thì sẽ là bước khởi đầu rất tốt có thể khôi phục lại di tích lịch sử. Tôi nghĩ việc này, khi có sự đề xuất lên chính quyền thì các vị lãnh đạo sẽ ủng hộ.

Nghe nhan theu xa Quat Dong Thuong Tin Ha Noi - “Người vận chuyển” Lưu Viết Dũng - Ấp ủ nỗi niềm quê hươngNghệ nhân thêu xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội.

P.V.K: Nếu anh nhất trí chúng tôi sẽ tiến hành làm Đề cương Hội thảo khoa học về danh nhân ông tổ nghề dệt với vùng đất Thường Tín quê anh để chúng ta gắn kết giữa lịch sử và hiện đại. Tôi cùng các anh sẽ thành lập một đoàn đi nghiên cứu khảo sát viết các tham luận khoa học để làm tiền đề. Chính quyền chắc chắn nhận thức được vì Đại hội Văn hoá toàn quốc lần thứ II vừa qua đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhiều về phát triển văn hoá, nằm trong lộ trình tham gia chấn hưng văn hoá. Xin cảm ơn anh, thời gian tới sẽ đồng hành với các nhà khoa học về dự án này!

L.V.D: Vâng, xin cảm ơn nhà văn!

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây