Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân – Tiến Xuân ngưu – Tác giả Phan Thanh Đà Hải

Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân - Tiến Xuân ngưu - Tác giả Phan Thanh Đà Hải

Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân – Tiến Xuân ngưu

Phan Thanh Đà Hải

Lập xuân được coi là ngày lễ tiết đánh dấu sự khởi đầu sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và đó là khởi điểm của việc canh tác hàng năm. Lễ Nghênh xuân (hay còn gọi lễ Tiến Xuân ngưu) nhằm đón rước hòa khí đến và việc cung tiến Mang thần (thần Câu Mang) cùng trâu đất nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, thời tiết hanh thông, tống tiễn khí lạnh mùa đông.

Nghi lễ Nghênh Xuân có từ thời Lý, Trần đến thời Lê Trung hưng, thời Nguyễn đều được triều đình cử hành long trọng.

H1 min 1 - Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân - Tiến Xuân ngưu - Tác giả Phan Thanh Đà HảiLễ Tiến Xuân ngưu trong thư tịch cổ (Ảnh chụp triển lãm Cung đình đón Tết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám)

Lễ Nghênh xuân dưới Thời Lý, Trần

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ở nước ta, năm 1048, lập xã đàn/đàn xã tắc ở ngoài cửa Trường quản để làm nơi bốn mùa cúng tế, cầu được mùa và đến ngày lập xuân, vua xuống chiếu cho Hữu ty làm lễ Nghênh Xuân, song thần Câu Mang (Thần Câu Mang là thần coi về cây cối và mùa xuân) được chính thức tế tự từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Theo Việt điện u linh truyện, thời vua Lý Anh Tông, trời đại hạn, quần thần xin lập đàn nam giao để tế trời, tôn Nguyên quân làm chủ đàn. Nguyên quân báo mộng cho vua biết: “Bản bộ có thần Câu Mang chuyên việc làm mưa”. Vua mừng, bèn định: lễ Hậu tắc phối với trời, Hậu thổ phối với đất, lập đàn ở nam giao cẩu đảo, quả nhiên được trận mưa to.Vua hạ lệnh rằng: “Dưới Hậu Thổ phu nhân có Câu Mang thần quan coi về mùa xuân. Từ nay, phàm lễ mùa xuân rồi, phải làm con trâu đất để dưới đền thờ”.

Thời nhà Trần, ngày Lập Xuân, vua quan làm lễ Nghênh Xuân ở phương Ðông (Ðông giao). Vua sai vị trưởng họ dùng roi đánh Trâu đất. Sau đó, các quan cài hoa lên mũ rồi vào cung dự tiệc.

Lễ Nghênh xuân dưới Thời Lê

Lễ Nghênh Xuân được xem là điển lệ chính thức dưới thời Lê trung hưng. Sách Lê triều Hội điển chép về lệ Xuân ngưu tiết Lập xuân ở thời Lê như sau: “Bộ Công căn cứ theo tờ khai về hình dạng đầy đủ của trâu đất năm đó do Ti Thiên giám đưa đến, giao cho các cục thợ làm phản gỗ để đặt trâu đất và một con trâu lớn, một tượng thần Câu Mang lớn, 1215 trâu nhỏ và tượng thần Câu Mang nhỏ. Lễ vật tế thần Câu Mang gồm có một con lợn, một vò rượu, một nong nếp. Tế xong, Công khoa phụng lĩnh trâu đất và thần Câu Mang nhỏ cung tiến các nơi như sau: phủ chúa 90 suất, mỗi suất một trâu đất và một thần Câu Mang; Cung miếu chính 4 suất; Cung miếu 3 suất; Văn miếu 3 suất, Ngự tiền 100 suất… Khi Xuân ngưu đệ đến phủ chúa, phải chọn lấy 30 con tươi đẹp cung tiến cung miếu, phố Quan Thường và cung miếu Cổ Bi…”

Lịch triều hiến chương loại chí cũng cho biết: “Hàng năm vào tháng 11, Tư Thiên giám làm bản tâu trình rõ ngày nào là tiết Lập xuân và kê cả kiểu mẫu làm Xuân ngưu giao cho Bộ Công sai Cục Thường ban làm. Trước tiết Lập xuân một ngày, vào buổi chiều, cục Thường ban đem trâu đất đến đàn tế ở phường Đông Hà, quan Phủ doãn hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức làm lễ xong thì sai dân phường rước đến đàn tế ở phường Hà Khẩu. Sáng hôm sau rước đi sớm, quan Phủ doãn và các quan huyện đều lấy cành dâu đánh trâu đất rồi rước về điện Kính Thiên làm lễ Tiến Xuân ngưu. Các quan văn, võ, công, hầu, bá vâng chỉ chúa đều đầy đủ phẩm phục vào triều làm lễ. Lễ xong, quan Tư lễ giám bưng cái án để Xuân ngưu ở trước nơi nhà chúa ngồi đưa sang tiến ở phủ chúa. Quan Công khoa theo lệ ban cho các quan”.

H2 min - Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân - Tiến Xuân ngưu - Tác giả Phan Thanh Đà HảiTranh vẽ tái hiện nghi lễ Tiến Xuân ngưu trong cung đình Thăng Long (nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội)

Nhưng theo tác giả Phạm Đình Hổ cho biết lễ này hơi khác: Theo lệ, trước ngày Lập xuân, quan Khâm Thiên giám sức xuống cho cục Bách công chuẩn bị làm hai tượng thần Câu Mang bằng đất to như người thật và hai trâu đất to như trâu thật, y phục của thần và màu sắc của trâu đất đều tùy theo phận của năm ấy. Ngoài ra còn làm rất nhiều tượng thần và trâu đất to bằng ngón chân cái. ranghi trâu và thần được làm xong, vào ngày Lập xuân, quan Phủ doãn phủ Phụng Thiên sức cho đền Bạch Mã phường Hà Khẩu và đền Quý Minh phường Đông Hà bên trái kinh thành; đền Linh Lang ở trại Thủ Lệ và đền Cao Sơn ở chợ Cửa Nam bên phải kinh thành phải dựng ba gian lều cỏ trước đền, nơi nào ở bên phải thì làm dựa rang về bên phải, ngảnh mặt về bên trái và ngược lại. Xung quanh đều vây bằng rào thưa, bên trong lều quét sạch trải hai chiếc chiếu. Mỗi chiếu đặt một cặp thần Câu Mang và trâu đất. Trước lều để trống quét sạch để các quan làm lễ. Vật phẩm để tế rang một cơi trầu, ba bình rượu, ba đài chén, hai đài nến, một bình hương, tất cả bày trên một cái bàn, đều do cục Bách công chuẩn bị. Vào giờ Cấn trong ngày, khoảng giữa giờ Sửu và giờ Dần (4 – 5 giờ rang), quan Phủ doãn phủ Phụng Thiên, quan Huyện úy huyện Thọ Xương cùng viên Thông phán và một viên Huấn đạo trường bên đông phủ Phụng Thiên lần lượt làm lễ tế từ phía bên trái, trước hết là đền Quý Minh rồi đến đền Bạch Mã thì dừng. Quan Thiếu doãn phủ Phụng Thiên cùng với các quan Huyện úy, Thông phán huyện Quảng Đức và một viên Huấn đạo trường bên Đoài phủ Phụng Thiên lần lượt làm lễ từ phía bên phải, trước hết từ đền Cao Sơn rồi đến đền Linh Lang thì dừng. Nghi lễ này chỉ rang hết một tuần hương, lạy 10 lạy, không đọc văn khấn, không đánh trâu đất. Lễ xong đem trâu đất và tượng thần chia tiến cho hai bên cung vua phủ chúa. Còn người đất và trâu đất loại nhỏ chia dâng cho nhà thái miếu bên cung vua và các phủ từ bên phủ chúa. Các cung miếu các đền thờ tối linh thờ các vị đế vương các đời, các vị thượng đẳng thần và các vị công thần có công lớn cũng được ban cho.

Qua đó, có thể thấy, ở thời Lê, lễ này là một điển lễ khá long trọng và việc làm thần Câu Mang cùng trâu đất khá công phu tốn kém.

Lễ Nghênh xuân dưới triều Nguyễn

Thời Nguyễn, sau khi Nguyễn Ánh đánh bật các thế lực nội chiến trong nước, lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, đặt kinh đô ở Huế. Lễ Nghênh Xuân thời vua Gia Long ít được sử sách nhắc đến, nhưng đến thời vua minh Mạng thì lễ này đề cập rất rõ ràng.

H3 min - Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân - Tiến Xuân ngưu - Tác giả Phan Thanh Đà HảiNghi lễ đón Tết được tiến hành tại Hoàng cung triều Nguyễn (Ảnh chụp triển lãm Cung đình đón Tết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám)

Năm Kỷ Sửu, Minh Mạng thứ 10 (1829), Triều Nguyễn làm lễ Tiến Xuân, Nghênh Xuân. Theo Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ: Trước đó, bộ Lễ tâu rằng: “… Xét Thanh điển, ngày lập Xuân cung tiến Mang thần và trâu đất đặt trên núi xuân, đều bày trên một cái án. Nghinh xuân là để dẫn hòa khí đến, và cũng là một cách gây dựng, giúp đỡ, còn lấy roi đánh trâu là có ý khuyên việc cày cấy, ngụ ý trọng nông vậy.

Nay Hoàng thượng ta chăm lo nguồn sống của dân, để tâm đến việc canh nông, vậy có gì có quan hệ đến sự khuyến khích đến ngành nông thì có lẽ nên phỏng theo thời xưa, châm chước mà làm. Lễ Tiến Xuân, ngoài Mang thần và trâu đất ra, còn có Xuân sơn, ấy là điểm lới của thời thăng bình, xin hon năm sai quan hữu ty chế ba Mang thần, ba trâu đất, hai Xuân sơn, trước ngày Lập xuân một ngày, phủ Thừa thiên lập đàn làm lễ trước ở đông giao, gọi là lễ Nghênh Xuân.

Lễ xong, rước một Mang thần, một trâu đất và một Núi Xuân để ở bộ lễ. Đến ngày Lập xuân, quan các Bộ, quan Phủ Doãn và Khâm thiên giám, đều mặc triều phục, đem đến cửa Tiên thọ và cửa Hưng khánh, viên Thái giám tiếp nhận, dâng lên, ấy là Tiến Xuân. Còn một Mang thần và một trâu đất thì bày ở Phủ thự, quan Phủ Doãn đánh vào con trâu ba roi để tỏ ý khuyến khích việc cày cấy”.

Vua y theo lời xin. Và từ đó, hon năm, cứ đến ngày Thìn sau tiết Đông chí thì Khâm thiên giám Hội đồng với Võ khố lấy đất nước ở phương Tuế đức mà chế ba Mang thần, ba trâu đất, hon gỗ dâu làm cốt.

(Tuế đức là thần tốt đức thần, trái với hung thần trong năm ấy, ví dụ như năm Giáp, năm Kỷ thì đức thần ở phương giáp, tức là phương đông; năm Ất, năm Canh thì đức thần ở phương Canh, tức là phương tây; năm Bính, năm Tân thì đức thần ở phương Bính, tức là phương nam; năm Đinh, năm Nhâm thì đức thần ở phương Nhâm, tức là phương bắc; năm Mậu, năm Quí thì đức thần ở phương Mậu, tức là Trung ương).

Rồi xem thánh kiến năm ấy và ngày Lập xuân thuộc can gì, chi gì mà tính theo ngũ hành và âm luật để biện rõ hình sắc. Thân trâu cao 4 thước để tượng trưng 4 mùa; cái cốt từ đầu đến đuôi dài 8 thước để tượng trưng 8 tiết, đuôi dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng. Mang thần cao 3 thước, 6 tấc, 5 phân để tượng trưng 365 ngày; cái roi làm bằng cành liễu, dài 2 thước 4 tấc để tượng trưng 24 khí.

Năm Nhâm Thìn, Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 9, Vua dụ bộ Lễ rằng các địa phương, về việc cày tịch điền và nuôi tằm, đã chuẩn cho theo lời bàn của Bộ mà thi hành. Nhưng còn việc làm trâu đất và Mang thần, bản ý là muốn chăm sóc việc gốc, khuyến khích nghề nông, ở Kinh đã làm trước thì các địa phương cũng nên thi hành một thể cho phù hợp với cổ lễ. Vậy bộ Lễ nên bàn để tâu lên.

Các quan bộ Lễ bèn tham khảo điển lễ nhà Thanh, tâu xin lấy ngày lập xuân năm nay bắt đầu cử hành ở các tỉnh. Vua y theo.

Từ đó, hon năm, đến ngày Thìn sau tiết đông chí thì Tổng đốc, Tuần vũ, Trấn quan sở tại, sai ty Chiêm hậu hội đồng với cục Công tượng lấy đất, nước ở phương Tuế đức, chế tạo một con trâu đất và một Mang thần, cốt ở trong và hình thức ở ngoài thì làm theo như thể thức ở Kinh. Trước kỳ lập xuân chọn nơi lập đàn, trông hướng đông, ở ngoài quách phía đông tỉnh thành hoặc trấn thành trước tiết lập xuân một ngày, để trâu đất, Mang thần ở đàn ấy, và đặt án ở sảnh thự.

Đến ngày lập xuân thì Tổng đốc, Tuần phủ, Trấn quan dẫn các quan văn, võ dưới quyền mình, đều mặc áo đội mũ thường triều, đem trâu đất và Mang thần tới đàn làm lễ đón xuân. Rồi lại mang về dinh thự; Tổng đốc, Tuần-phủ, Trấn quan đứng trước sân cầm roi đánh con trâu đất ấy 3 roi, để tỏ ý khuyến khích việc cày ruộng, đoạn để yên ở trong cung đường. Từ đó, hon năm, khi lễ đón Xuân đã xong thì đem trâu đất và Mang thần năm trước hon ở chỗ đất sạch sẽ.

Sở dĩ, lễ tế được chọn vào giờ Thìn bởi giờ Thìn được quan niệm là giờ tốt ứng với mạng Thiên tử.

Những năm tổ chức lễ Tiến xuân có đại tang, quốc tang, nghi lễ có một số điều chỉnh. Sử sách cho biết, trong lịch sử, vào năm 1841, triều thần đã có sớ dâng lên vua như sau: “Năm nay, gặp nghi lễ đại tang Thánh tổ Nhân hoàng đế, về lễ đón xuân, tiến xuân, xin do bộ Lễ và viên Kinh doãn mặc lễ phục, kính đem Mang thần và trâu đất vào nhà Duyệt Thị, tiến lên (…) nhưng Nhã nhạc có đặt mà không tấu”. Bấy giờ, vua Thiệu Trị mới có lệnh như sau: “Mang thần và trâu đất, là lễ đời cổ để khuyên cày, lại là việc quan trọng đầu xuân, xét nguồn gốc có quan hệ đến sinh dân, thực không thể thiếu được. Chuẩn cho khi đón xuân, tiến xuân, cứ đình bớt một tiết xuân sơn không có hại gì, để cho hợp tình, hợp lễ; còn các khoản khác y lời nghị”.

Năm Khải Định thứ 3 (1918), ra dụ vẽ hình trâu và Mang thần vào vải để tế thay vì nặn tượng như lệ cũ cho đỡ tốn kém.

Tóm lại, lễ Nghênh xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt xưa, đồng thời thể hiện những ước mơ chính đáng về một cuộc sống vật chất đầy đủ của năm mới.

h5 min - Ngày Xuân nói chuyện Lễ Nghênh xuân - Tiến Xuân ngưu - Tác giả Phan Thanh Đà HảiLễ Tiến Xuân ngưu được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long trong dịp Tết Tân Sửu 2021

Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhằm giúp người dân và du khách tìm hiểu về các nghi lễ trong cung đình xưa kia và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã nghiên cứu và từng bước tái hiện lại Lễ Tiến Xuân ngưu, với mong muốn lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống cho công chúng và thế hệ trẻ, đồng thời cũng là một hoạt động đặc sắc để thu hút du khách trong dịp Tết đến, Xuân về.

Phan Thanh Đà Hải

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây