Sách văn học dịch hiện nay có gì mới?

Sách văn học dịch hiện nay có gì mới? - VSD Giới Thiệu
Một số thành viên Hội đồng Dịch thuật Hội Nhà văn Việt Nam khóa X trong cuộc gặp gỡ đầu tiên. Từ trái sang: Nguyễn Chí Thuật, Bùi Xuân, Nguyễn Chí Hoan, Kiều Bích Hậu, Phạm Đức Hùng, Nguyễn Hữu Dũng

Sách văn học dịch hiện nay có gì mới?

Tiếp theo bản tin Hội đồng Dịch thuật & sách dịch văn học nước ngoài ngày 5.5, kỳ này xin tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm văn học dịch ở nước ta hiện nay…

“Hồi ức thiếu nữ”, Annie Ernaux , Bảo Chân dịch, Nhã Nam – NXB Hội Nhà văn

“Bà không hề sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng nào hết, mà đi sâu vào chi tiết những điều xác thực bà đã trải qua. Câu chuyện được kể theo dòng thời gian tuyến tính không quá u sầu, ảm đạm nhưng cũng chẳng thơ mộng hay lãng mạn.

Ernaux giữ cho giọng văn của mình một màu trung lập, không có tình yêu, tuyệt vọng hay thù hận xuất hiện trên trang giấy. Đó là những câu chuyện rất đời, rất thật.

Cuốn sách mang đậm nét văn hóa, chính trị và lịch sử của Pháp. Tác giả đã khéo léo tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật kể hồi kí khi loại bỏ hoàn toàn cảm xúc cá nhân khỏi tác phẩm.”

“Chuyện Sarah”, Pauline Delabroy-Allard, Bảo Chân dịch, Tao Đàn – NXB Hội Nhà văn

“nhanh chóng thành công vang dội khi được xuất bản ở Pháp vào năm 2019 khi dũng cảm mô tả thẳng thắn về giới tính; được đề cử  Giải Goncourt năm 2019; đã đoạt giải thưởng tiểu thuyết trẻ France-Culture-Télérama năm 2018; giải thưởng văn học quốc tế Québec-France Marie-Claire-Blais năm 2020.”

“Khiêu vũ bên bờ vực”, Grégoire Delacourt, Ngô Diệu Châu dịch, Nhã Nam – NXB Hội Nhà văn

“ ‘Dục vọng đã giúp tôi sống, và dục vọng đã giết chết tôi.’ Câu nói ấy của Jean-Jacques Rousseau dường như hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Dục vọng đã lấy đi tất cả của Emmanuelle, một người phụ nữ đã từng hạnh phúc bên chồng và ba đứa con. Cô từ bỏ tất cả, gia đình, công việc, sự ổn định, để nghe theo tiếng nói của dục vọng. Dục vọng của mỗi con người thì khác nhau, nhưng chúng ta phần lớn đều là Emma khi tiếng nói của lí tính thường thường chỉ thầm thì trong đầu, còn dục vọng thì sục sôi và là động cơ khiến chúng ta hành động.”

Lincoln ở cõi trung ấm”, George Saunders, Lan Young dịch , Nhã Nam – NXB Hội Nhà văn

“Tiểu thuyết ra mắt năm 2017, lập tức gây tiếng vang, giành giải Man Booker năm đó, lọt danh sách best-seller của New York Times, được các nhà phê bình đánh giá cao và chọn là một trong những tiểu thuyết hay nhất thập kỷ.

Dựa trên những tưởng tượng của con người về cõi chết, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay, George Saunders đã sáng tạo một câu chuyện về Willie Lincoln, con trai của tổng thống thời nội chiến lừng danh.”

“Con người hỡi ôi”, Song Sok Ze, Khánh Lan dịch, NXB Trẻ

Lấy chất liệu xoay quanh những chuyển động của cuộc sống bình dị vốn vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, tám truyện ngắn trong tuyển tập này phản chiếu một bộ mặt chân thật đậm chất nhân văn. Từ sự gần gũi ấy, tác phẩm nêu bật bản chất thiện – ác trong mỗi con người, với những câu chuyện dở khóc dở cười được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc từ tự trào đến sâu lắng, từ nghiêm cẩn đến nực cười đã phản ánh một xã hội đầy mâu thuẫn và phi lý. Trong một thế giới xoay vần cùng tốc độ, chao đảo cùng những biến đổi chóng vánh như ngày nay, những mẩu chuyện bình dị qua lăng kính không vội vã cũng không chậm chạp này sẽ mang đến cho chúng ta một thế giới tuy có phần bấp bênh nhưng vẫn vô cùng đáng sống.

“Hoa vẫn nở mỗi ngày”, Valérie Perin, Nguyễn Thị Tươi dịch, Nhã Nam – NXB Hà Nội

“… một trong những tác phẩm nổi tiếng của nữ nhà văn người Pháp Valérie Perin. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, trầm lắng, phảng phất nỗi buồn, bà đã nhẹ nhàng gieo vào lòng người đọc những rung cảm thiết tha với cuộc sống. Dù số mệnh bao cay đắng, người ta vẫn yêu đời và không ngừng nuôi hy vọng. Nhân vật chính của tác phẩm là Violette, phụ nữ trung niên đã trải qua nhiều mất mát. Cô định dùng phần đời còn lại của mình để làm bạn với những ngôi mộ tại nghĩa trang Brancion-en-Chalon.”

“Lữ khách thành Lisbon”, Philippe Besson , Bảo Chân dịch, Tao Đàn – NXB Hội Nhà văn

“Hai con người đang đau khổ vì ái tình nhanh chóng trở thành bè bạn và sưởi ấm cho nhau. Philippe Besson thay đổi mô-típ quen thuộc “dùng tình yêu để chữa lành những vết thương lòng”. Ông không để cho hai nhân vật chính yêu nhau, mà dùng tình người, cùng sự đồng cảm để xoa dịu những trái tim đang rỉ máu.”

“Con người hỡi ôi”, Song Sok Ze,  Khánh Lan dịch, NXB Trẻ

“Lấy chất liệu xoay quanh những chuyển động của cuộc sống bình dị vốn vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, tám truyện ngắn trong tuyển tập này phản chiếu một bộ mặt chân thật đậm chất nhân văn. Từ sự gần gũi ấy, tác phẩm nêu bật bản chất thiện – ác trong mỗi con người, với những câu chuyện dở khóc dở cười được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc từ tự trào đến sâu lắng, từ nghiêm cẩn đến nực cười đã phản ánh một xã hội đầy mâu thuẫn và phi lý. Trong một thế giới xoay vần cùng tốc độ, chao đảo cùng những biến đổi chóng vánh như ngày nay, những mẩu chuyện bình dị qua lăng kính không vội vã cũng không chậm chạp này sẽ mang đến cho chúng ta một thế giới tuy có phần bấp bênh nhưng vẫn vô cùng đáng sống.”

“Đã hết cô đơn”,  Janusz Leon Wiśniewski, Nguyễn Thị Thanh Thư dịch, NXB Trẻ

[để hiểu cuốn sách này, cần phải đọc phần 1: Cô đơn trên mạng. Những nhân vật chính trong tác phẩm đều liên quan đến những nhân vật chính ở phần 1.].

“Mối tình giữa Nadia, một kiến trúc sư chuyên về phục hồi di tích và Jakub, chuyên gia IT- nghề  thời thượng của thế giới. Xoay quanh đó là nhiều đề tài: lưỡng ái, đồng tính, khảo cổ học, tin học …”

“Giã từ thơ ngây”, Park Hyunwook, Hồng Hà dịch, Nhã Nam – NXB Hà Nội

“…  viết về chuyện giới tính ở tuổi vị thành niên, trực diện nhưng không thô thiển,

Giữa lòng Hàn Quốc những năm 80 phát triển thần tốc vừa hà khắc lại vừa lơi lỏng với giới trẻ, chênh vênh đứng một cậu trai mười chín tuổi đang háo hức giã biệt tuổi ấu thơ nhưng chưa dám bước hẳn chân qua ngưỡng cửa trưởng thành. Ngày ngày bị giằng xé giữa những khát khao bản năng sớm thức giấc và những khát vọng lý tưởng còn đang ngủ vùi, tâm tư cậu rối bời nhưng sâu trong cõi lòng cậu lại vô cùng trống rỗng.”

Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót”, Maya Angelou, Quế Chi dịch, NXB Văn học.

“Maya Angelou (4 tháng 4 năm 1928 – 28 tháng 5 năm 2014) là một nhà thơ, tác giả viết hồi ký, diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Bà cũng là nhân vật quan trọng trong phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và vì công bằng xã hội. Trong suốt cuộc đời, bà đã xuất bản bảy cuốn tự truyện, ba cuốn sách tiểu luận cùng nhiều tập thơ, vở kịch, sách thiếu nhi. Bà cũng tham gia trong lĩnh vực phim ảnh và chương trình truyền hình kéo dài hơn năm mươi năm. Bà đã nhận được hàng chục giải thưởng và hơn ba mươi bằng tiến sĩ danh dự.

Maya Angelou được người ta biết đến nhiều nhất với loạt bảy tự truyện, trong đó Tôi Biết Tại Sao Chim Trong Lồng Vẫn Hót là cuốn tự truyện đầu tay, xuất bản lần đầu năm 1969. Cuốn sách được đánh giá là một tác phẩm kinh điển hiện đại của Mỹ, khắc họa  tuổi thơ của các bé gái da đen tại Mỹ những năm 1930, 1940. Câu chuyện về sự cô đơn, tự ti, bất công và đau đớn; về sự vùng vẫy để bảo vệ danh dự cho bản thân, cho người thân và khát khao có được tình yêu, sự quan tâm của cô bé Maya đầy nghị lực. …”

HỘI ĐỒNG DỊCH THUẬT biên soạn

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây