Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

Ông là một quan viên, là một trong những người sáng lập Hội Khai trí tiến đức và Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội và được xem là người đề xướng ngày quốc tế (tức ngày tế lễ quốc gia) 10 tháng Ba âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

1. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên cai quản lãnh thổ nước ta là?

Kinh Dương Vương

Lạc Long Quân

An Dương Vương

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương, tên húy là Lục Tộc, vua nước Xích Quỷ, cai quản vào khoảng năm 2879 TCN.

21 min 7 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

2. Hiện nay, lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương thuộc địa phận của tỉnh nào?

Phú Thọ

Ninh Bình

Bắc Ninh

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hiện nay, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh, ngày 18/1 âm lịch hàng năm là lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.

22 min 9 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

3. Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho ai?

Lạc Long Quân

Hùng Vương

Thần Long

An Dương Vương

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con trai là Lạc Long Quân, còn bản thân ông đi đâu không ai rõ.

23 min 8 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

4. Lạc Long Quân tên thật là gì?

Lục Tộc

Sùng Lãm

Đế Lai

Đế Minh

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lạc Long Quân (2825 TCN – ?), tên húy là Sùng Lãm, là một vị vua truyền thuyết của lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì cha ông là Kinh Dương Vương Lộc Tục và mẹ ông là là Thần Long – con gái của Động Đình Quân.

24 min 9 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

5. Theo truyền thuyết, Hùng Vương là…?

Cháu của Kinh Dương Vương

Con của Lạc Long Quân

Chắt của Đế Minh

Cả 3 đáp án trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Theo Đại Việt sử ký toàn: Đế Minh sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân), Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương.

25 min 8 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

6. Sử cũ chép, cương giới của nước Văn Lang thời vua Hùng rộng lớn đến đâu?

Phía Đông giáp biển Nam Hải

Phía Bắc giáp Hồ Động Đình (Hồ Nam – Trung Quốc)

Phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên – Trung Quốc)

Cả 3 ý trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Theo ĐVSKTT, lãnh thổ nước Văn Lang phía Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Quảng Nam ngày nay).

26 min 7 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

7. Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm chính thức trở thành ngày giỗ Quốc tổ từ thời nào?

Nhà Trần

Nhà Lê

Nhà Nguyễn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Các triều đại trước đã có quy định, tuy nhiên phải đến năm 1917, triều Nguyễn mới chính thức quy định lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

27 min 5 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

8. Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân cả nước kính tế Quốc Tổ Hùng Vương?

Lê Trung Ngọc

Lê Văn Duyệt

Nguyễn Văn Mỹ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Trung Ngọc (1867-1928) là một quan viên Nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX. Ông là một trong những người sáng lập Hội Khai trí tiến đức và Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội và được xem là người đề xướng ngày quốc tế (國祭, tức ngày tế lễ quốc gia) 10 tháng Ba âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trước đây, người dân không có đi lễ vào ngày mùng 10 tháng 3 mà tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình, rồi đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào. Người dân tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao thì lấy ngày 11/3, kết hợp với thờ Thổ kỳ, làm lễ riêng. Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày mùng 10/3 âm lịch hằng năm để nhân dân cả nước kính tế Quốc tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt. Đồng thời, ông cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu. Sau đó, Bộ Lễ đã ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ Tổ HùngVương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm. Việc này được ghi trên tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng – Khu di tích đền Hùng vào mùa xuân năm 1923. Cụ thể nội dung trên tấm bia: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…” Từ đó về sau, vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

28 min 3 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

9. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa thế giới?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

29 min 2 - Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

10. Người ta nói việc “mưa rửa đền” dịp giỗ Tổ là?

Cầu xin vua Hùng cho mọi chuyện được êm ấm

Rửa sạch những bụi bẩn để trả lại sự sạch sẽ linh thiêng

Cảm tạ các vị vua Hùng đã có công dựng nước

Thanh lọc những bụi bẩn để mời các vị vua Hùng về

Câu trả lời đúng là đáp án B: “Mưa rửa đền” là để chỉ những trận mưa diễn ra trước và sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch). Trước ngày giỗ Tổ vài ngày thường có trận mưa, được coi là rửa sạch bụi bặm, đón con cháu về viếng Tổ.

Đỗ Hợp (t/h)

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây