Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Tiếng Kèn Lá một trong những nhạc cụ không thể thiếu của người Mông giờ cũng chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các lễ hội phục vụ du lịch

Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của quá trình hội nhập… khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, nhiều di sản đang phải đối mặt với sự mai một, đòi hòi sự chung tay bảo tồn của các cấp các ngành, trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống đương đại hiện nay.

Điều 1, Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) xác định rõ: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa vì thế đã tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, trở thành nét riêng có của mỗi dân tộc đó, là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục…do các dân tộc sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, trở thành những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa của mỗi cộng đồng. Tuy nhiên, trước sự tác động của dòng chảy thời gian, hoàn cảnh sống trong bối cảnh hiện đại, văn hóa truyền thống của nhiều đồng bào dân tộc đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của quá trình hội nhập, nhiều yếu tố văn hóa đang dần mất đi hoặc đứng trước nguy cơ “hòa tan” trong không gian văn hóa truyền thống của chính đồng bào các dân tộc.

Văn hóa truyền thống và những thách thức của hội nhập

Để tồn tại trong một thế giới với vô số đặc điểm phức tạp, các quốc gia và dân tộc trên thế giới phải mở rộng hợp tác và giao lưu với nhau nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Xu thế phổ biến trên toàn thế giới hiện nay là mở cửa về nhiều mặt: Kinh tế, khoa học –  kỹ thuật, quân sự và văn hóa… Đã qua rồi cái thời mà tầm nhìn chúng ta chỉ hạn chế trong đường biên giới quốc gia.

Những di sản văn hóa nói chung đã đi vào lòng mọi người với tất cả niềm trân trọng và tự hào. Những địa danh như: Vịnh Hạ Long, Ăng-co Vát, Chùa Vàng, Kim Tự Tháp, Tượng Nữ Thần Tự Do… luôn là biểu tượng gần gũi đối với tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, văn hóa truyền thống của các dân tộc luôn được trân trọng như là một thành tựu của việc trao truyền, gìn giữ di sản văn hóa của mỗi tộc người. Ví như đồng bào Mông ở vùng núi phía Bắc, âm nhạc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tình yêu, hôn nhân. Trước kia, ở các phiên chợ các chàng trai, cô gái người Mông thường thổi kèn lá để tìm bạn tình. Khi yêu nhau, họ dùng tiếng sáo, dùng đàn môi để bày tỏ tình cảm với người yêu.

Cho tinh Sapa gio chi con la mot dia diem du lich danh cho du khach tu phuong khi ghe tham Sapa min - Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nayChợ tình Sapa giờ chỉ còn là một địa điểm du lịch dành cho du khách tứ phương khi ghé thăm Sapa. Mỗi đêm muộn thứ 7 sẽ có vài nhóm thanh nhiên biểu diễn thổi Khèn phục vụ khách du lịch. Chợ Tình trở thành một nơi vừa để hồi tưởng quá khứ, vừa để thỏa mãn sự tò mò về phiên chợ Tình của các dân tộc Mông, Dao

Hay đến với chợ tình Sapa, các nam thanh nữ tú lại cùng nhau dìu dặt trong tiếng đàn môi hay điệu hát giao duyên, trong tiếng lanh canh nhè nhẹ của nữ trang bằng bạc mà các cô gái đeo bên mình trên những trang phục đậm sắc màu truyền thống. Hoặc đến với Lễ hội Gầu tào, những người tham dự lại dùng đàn ống để làm phương tiện chuyển tải tình cảm của mình… Tuy nhiên, theo thời gian và sự xâm nhập của cuộc sống mới, các phương tiện thông tin hiện đại ra đời, người ta đã không còn dùng tiếng khèn, tiếng sáo, đàn môi hay tiếng hát giao duyên nữa. Có thời kỳ, các nam thanh, nữ tú tham dự lễ hội còn mang theo cả các thiết bị điện tử như đài cát sét, mở băng đĩa thay cho những nhạc cụ dân tộc. Thậm chí, họ còn dùng cả điện thoại di động để thay thế những đạo cụ dân tộc, mặc trang phục của người Kinh khi tham dự lễ hội…; Cứ như vậy, việc thổi kèn, thổi sáo hay hát giao duyên tỏ tình đang bị mai một trong cuộc sống. Không chỉ ở cộng đồng người Mông, trong các cộng đồng Thái, Mường, Tày, Cao Lan… nghệ thuật hát giao duyên, hát dân ca, dân vũ, hay sử dụng nhạc cụ dân tộc… cũng đang mất dần trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ mai một về âm nhạc, ngay cả tiếng nói, một thành tố cơ bản của văn hóa dân tộc, là tiêu chí quan trọng để xác định thành phần tộc người, nhiều tộc người cũng chỉ còn tiếng nói không còn chữ viết, thậm chí tiếng nói cũng đang đứng trước nguy cơ mai một hoặc có nguy cơ mai một.

van hoa trang phuc cua Nguoi Tay Nung o Tuyen Quang min - Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nayNhìn hình ảnh này người ta không còn thấy nét đặc trưng trong văn hóa trang phục của Người Tày, Nùng ở Tuyên Quang, người dân tham gia trò chơi ăn vân trang phục giống hệt người Kinh. Trang phục Tày, Nùng đã không còn được ưu tiên trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây 

Về cơ bản đồng bào các dân tộc thường có thói quen sống tập trung thành những thôn, bản nhất định với số lượng dân cư cao, việc trao đổi giao tiếp để bảo lưu tiếng nói trong cộng đồng người dân tộc nhờ đó mà được đẩy mạnh, phát huy một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trong một gia đình, bước sang thế hệ thứ ba hiện tượng không biết hoặc nghe được mà không nói được tiếng nói dân tộc đã xuất hiện nhiều. Khẳng định điều này Ông Nịnh Văn Nghi, 81 tuổi, dân tộc Cao Lan, thôn Dân Chủ, xã Đội Bình (Yên Sơn, Tuyên Quang) chia sẻ, ngôn ngữ giao tiếp chính của đồng bào người dân tộc nơi đây vẫn sử dụng ngôn ngữ Cao Lan là chính nhưng do giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế, sống xen kẽ với người dân tộc Kinh, đại đa số người Cao Lan biết và sử dụng thành thạo tiếng phổ thông nên việc học, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số hiện nay đã không được xem là cần thiết và không được chú trọng gìn giữ. Thế hệ trẻ hiện nay sinh sống và lớn lên ở thành phố, thị trấn, nên gia đình cũng không còn để ý tới việc dạy và học tiếng nên tỷ lệ những người trẻ không biết nghe, nói tiếng dân tộc mình đã khá phổ biến ở Tuyên Quang.

Theo đánh giá của ông Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hiện nay nhiều dân tộc không còn nói tiếng mẹ đẻ. Đơn cử, dân tộc Bố Y có hơn 2.000 người, thuộc 2 nhóm địa phương là Tu Dí (ở Lào Cai) và Bố Y (ở Hà Giang). Hiện nay, người Bố Y ở Lào Cai không còn nhớ tiếng mẹ đẻ, đã chuyển sang nói tiếng Quan Hỏa (tiếng Hán phương Nam), còn người Bố Y ở Hà Giang lại chủ yếu nói tiếng Giáy và tiếng Tày… Ở một số địa phương khác thuộc vùng Tây Bắc các dân tộc Kháng, La Ha, Xinh Mun… chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Thái trong giao tiếp…

Trang phuc cua nguoi phu nu Tay gio chi con duoc su dung trong cac le hoi hoac cac dip le tet min - Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nayTrang phục của người phụ nữ Tày giờ chỉ còn được sử dụng trong các lễ hội hoặc các dịp lễ tết chứ không còn được sử dụng làm trang phục hàng ngày nữa. Ngày nay, do những tác động của hoàn cảnh sống phần lớn phụ nữ Tày đã chuyển sang sử dụng trang phục của người Kinh

Không riêng gì ngôn ngữ, các thành tố văn hóa khác như trang phục, kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội… của các dân tộc đều đã mai một nghiêm trọng. ví như khi xem nghi lễ tín ngưỡng của người Kháng, người La Ha, người Xinh Mun… không ít người lại nghĩ đó là sinh hoạt văn hóa của người Thái, hay khi tìm hiểu về kiến trúc nhà cửa, trang phục, cưới hỏi, ma chay… của người Ơ Đu người ta đều nhận thấy có sự pha trộn, vay mượn của người Thái và người Khơ Mú, thậm chí các dân tộc này còn sử dụng tiếng Khơ Mú, tiếng Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày.

Trước những biến động của hoàn cảnh sống, hiện nay, nhiều dân tộc chỉ còn lại khoảng vài chục người già, cao tuổi biết tiếng của dân tộc mình, những lễ hội truyền thống, những tục lệ đẹp nhiều khi chỉ còn trong trí nhớ của già làng, trưởng bản. Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc đã thừa nhận, quá trình đô thị hóa cùng sự bùng nổ của các công nghệ hiện đại, quá trình giao lưu văn hóa đã và đang diễn ra rất nhanh và mạnh khiến văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn do chưa giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.

Hàng nghìn buôn, bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu, đại diện cho di sản văn hóa các dân tộc đang có nguy cơ biến mất, hoặc đứng trước nguy cơ “hòa tan”, vay mượn, trộn lẫn với các dân tộc khác, rất cần sự chung tay bảo tồn, bảo toàn nhằm phát huy giá trị của chúng trong cuộc sống đương đại.

Phạm Vĩnh Hà

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây