Giới thiệu khái quát tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang

Giới thiệu khái quát tỉnh Tuyên Quang

– Dân số tỉnh là 753,8 nghìn người. – Có 7 đơn vị hành chính: 1 thành phố và 6 huyện.
1. Thông tin khái quát tỉnh Tuyên Quang
–        Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030’- 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’- 105040’ kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.
Ðịa hình: Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh – khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 – 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 – 240 C. Cao nhất trung bình 330 – 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 – 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.
Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
–        Dân số
TỉnhTuyên Quang có 753,8 nghìn người. Mật độ 125 người/km2. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tầy có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%.
Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính gồm 1 Thành phố (thành phố Tuyên Quang) và 6 huyện (Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn) với 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã.
–        Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ – thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.
Tài nguyên rừng:Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.
Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.
Tài nguyên khoáng sản:Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.

Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo má

–  Tiềm năng kinh tế

Tuyên Quang có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và phát triển du lịch, nhưng thiếu vốn. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng thiếc, sắt, barít, ăngtimoan, vonfram. Có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản như công nghiệp chế biến chè, sản xuất đường kính trắng, công nghiệpkhai thác và sản xuất vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ,…

Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở ứng khoa học kỹ thuật, và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, dê, lợn và chăn nuôi gia cầm. Trong đó có vùng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Tiềm năng du lịch: Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và Thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó, Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
2. Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
Theo quyết định 964/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Tuyên Quang có 5 huyện nằm trong danh sách địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020.
2.4. Huyện Yên Sơn
2.5. Huyện Sơn Dương
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây