Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng – Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công Vỹ

CHÚC VĂN TƯỞNG NIỆM
ĐỨC THƯỢNG ĐẲNG TỐI LINH
BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG

Vùng Tản Lĩnh ngút trời linh dị
Đất Đường Lâm hào khí tinh anh
Gò thiêng ngũ nhạc chầu quanh
Hồng Hà ôm ấp trúc thành chở che

Đá ong vẫn trăm bề xanh ngắt
Đồi sỏi càng tám mặt hồng tươi
Ăn cây mía nhớ ơn người
Rừng đường giếng sữa ngọt lời Mỵ Nương

Mười một họ tài đương nở rộ
Hai trăm ngôi nhà cổ còn vang
Đỗ, Phan, Giang… những cành vàng
Hai vua một ấp đây trang lạ lùng

Chống Bắc thuộc họ Phùng đi trước
Mở Nam phương theo bước Trưng Vương
Vĩnh Hoa, Huyền, Tú quật cường
Kia nàng Thị Chính sáng gương bi hùng

Khởi Tiền Lý làng Bùng mở cõi
Chàng Thanh Hòa vang dội ngàn năm
Khai dòng trở lại Đường Lâm
Tổ Phùng Trí Cái tiếng tăm lẫy lừng

Quý tài lớn Đế Đường mở tiệc
Tổ cùng vua Đột Quyết múa ca
Mến người phong chức thiết tha
Mà quyền chẳng muốn, vinh hoa không màng

Mấy trăm năm mở làng thịnh vượng
Suốt sáu đời hùng trưởng một phương
Hạp Khanh tới đỉnh phú cường
Giúp dân cày cấy mở đường trừ tinh

Vận hồng tới nảy cành hòe quế
Thời Phùng lên dây rễ càng xanh
Gái đầu hiền thảo đâm nhành
Ba trai một bọc, long lanh ánh hồng

Phùng Thị Thảo lấy chồng họ Phạm
Giấc mộng vàng linh cảm sinh ba
Đầu lòng rực rỡ gấm hoa
Ôi nàng Ngọc Uyển thướt tha mặn nồng

Nàng từ bé theo ông luyện võ
Họ ngoại Phùng gắn bó tình thâm
Nhớ ngày hạnh ngộ Đường Lâm
Gặp vua Mai giữa trăng rằm sáng soi

Càng say tình, càng noi nghĩa cả
Nàng cùng ông một dạ chống Đường
Dòng Tô dậy sóng chiến trường
Tống Bình tử thủ một phương đến cùng

Mai Hoàng hậu thủy chung tiết liệt
Đền Dục Anh nghi ngút khói hương
Nàng còn để một tấm gương
Thay ông dưỡng cậu thuở đương bế bồng

Ba người cậu Phùng Hưng, Hải, Dĩnh
Nối nghiệp cha thống lĩnh Đường Lâm
Phùng Hưng mắt tuệ cao thâm
Vật trâu bắt hổ sánh tầm đế vương

Phùng Hải mạnh đội hàng thuyền đá
Phùng Dĩnh bền xách cả ngàn cân
Vừa buổi nheo nhóc sinh dân
Chà Và cướp bóc, Côn Luân xéo giày

Đường đô hộ sưu đầy thuế nặng
Chính Bình quan ác chứa tham dồn
Khắp nơi ngút lửa căm hờn
Thương dân sao để nước non điêu tàn?

Phùng Hưng quyết tràn lên khởi nghĩa
Cờ Đô quân thấm thía muôn người
Đô Bảo, Đô Tổng ứng lời
Hai em xưng hiệu nơi nơi đều mừng

Đường Lâm mở một vùng bát ngát
Cao Chính Bình đàn áp không xong
Hai tư năm mở tầm trông
Hai tư lấp lánh soi hồng đường đi

Phép kháng chiến trường kỳ gian khổ
Phép thời cơ đến độ phải giành
Phép công, phép thủ chiến tranh
Kế Hàn Anh đã thắm xanh muôn đời

Đã đến lúc lửa trời phát hỏa
Năm đạo quân cả phá Tống Bình
Quên sao Triều Khúc thắm tình
Trống khua càng dậy, lương binh càng nhiều

Vùng Quảng Bá cờ siêu gió phất
Nước Tây Hồ sóng dậy thủy binh
Bắc Long Đỗ, Nam La Thành
Ầm ầm quân xuống uy thanh dậy trời

Miền Trường Phòng ngời ngời chớp giật
Dải sông Tô rợp bóng Nam binh
Phùng Hưng tổng phá phủ thành
Đại Đường quét sạch, tan tành ngoài trong

Dòng sông Nhị nhuộm hồng máu giặc
Nền Đại La phơi xác Chính Bình
Biển Nam đã bật sóng kình
Nền tự chủ đã kết vành hoa thơm

Ôi bảy năm chăm ươm cây đức
Ôi bảy năm thao thức vì dân
Bảy năm hoa mỹ không cần
Bảy năm giản dị sử thần ít ghi

Nhưng chuông nọ vua đi còn dấu
Kim Mã kia vẫn thấu hơi người
Hoàng Cầu còn vọng tiếng lời
Mười ba trại ấy người người nhớ nhung

Và Cổ lăng lâm chung còn đó
Dù thi hài đã trở về hương
Đường Lâm trăm mến nghìn thương
Đường Lâm ấp ủ vấn vương dáng người

Ôi “Bố Cái” nơi nơi xưng tụng
Phải đâu là dàn dựng một thời
Người là cha mẹ bao đời
Người là sâu thẳm lòng người tự nhiên

Sắc phong phả, thơ truyền, bia dựng
Cũng chỉ là ứng đúng thiên nhân
Bố Cái cao khiết thánh thần
Bố Cái gần gũi Nam dân muôn đời

Người bất tử trong lời suy tưởng
Những diệu kỳ truyền xướng tới nay
Việt điện dẫn chuyện phía Tây
Cam Lâm ứng nghiệm hương bay khói thờ

Ngô Tiên chúa trong mơ gặp gỡ
Được Phùng Hưng giúp đỡ việc binh
Tiền duyên nay vẫn thắm tình
Làng hai vua vẫn bóng hình bên nhau

Người bất tử càng nhiều thờ tự
Bao hội làng vinh dự khó quên
Tháng Giêng tháng của thần tiên
Tháng Giêng tháng của thiên duyên đất trời

Tháng “Bố Cái” về nơi bất tử
Mùng tám xuân “nẫm trứ hiển linh”
Kìa dâng cờ quạt lung linh
Kìa dâng nhạc múa thắm tình ngày xuân

Dâng cỗ cúng hương trần thơm ngát
Chúng ta như phảng phất thấy người
Dâng người nhiệt huyết bằng lời
Dâng người thơm thảo đời đời cháu con.

Cẩn tấu!

Tiến sĩ Đinh Công Vỹ

 

PHÓNG SỰ ẢNH SỐ 3 VỀ HỘI THẢO BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI

Trong Hội thảo về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng tại Văn Miếu, nhiều khoảnh khắc tiêu biểu đã được ghi nhận. Điều đó thể hiện sự nhiệt thành của các vị đại biểu đại diện cho UBND thành phố Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đặc biệt là các thành viên thuộc Ban tổ chức Hội đồng họ Phùng Việt Nam.

1 min 14 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹTừ rất sớm, khi những hạt mưa nhỏ trên bầu trời Văn Miếu lúc 6h30 sáng ngày 8/5/2019 còn vương vất. Sân Văn Miếu sau buổi tối Chủ tịch thành phố Hà Nội chiêu đãi đoàn công chúa Thụy Điển còn nhiều cây cảnh chưa kịp thu dọn, Ban tổ chức gồm các thành viên tuổi trẻ của họ Phùng Việt Nam đã sớm có mặt chuẩn bị đón tiếp các đại biểu tới dự.

2 min 14 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹMột trong những người đến sớm nhất chính là Chủ tịch Hội đồng họ Phùng Việt Nam – Trung tướng Phùng Khắc Đăng. Tiến sĩ Phạm Minh Đức từ Thái Bình cũng đã có mặt. Nhiếp ảnh gia Hoàng Kim Đáng gần tám mươi tuổi đã chuẩn bị kỹ lưỡng máy móc để ghi lại những hình ảnh tươi mới buổi sáng đầy ý nghĩa. 

3 min 15 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công Vỹ 4 min 15 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹÝ nghĩa nhất là các nàng dâu họ Phùng từ khắp các vùng miền trên cả nước sớm tề tựu chúc mừng cuộc Hội thảo. Những tà áo dài đủ màu sắc tươi tắn sân Văn Miếu. Các chị còn tranh thủ chụp hình up lên facebook loan truyền khắp nơi. Chính các chị đã làm phong phú thêm cuộc Hội thảo về Đức vua Phùng Hưng.

5 min 14 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công Vỹ 6 min 14 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹCác phóng viên truyền thông rất mau chóng thông qua Ban tổ chức tìm gặp và thực hiện các cuộc phỏng vấn với các Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử. Hiếm có cuộc Hội thảo nào thu hút truyền thông báo chí đông đảo như hôm nay. Mới thấy rằng, sự kiện về Đức vua Phùng Hưng luôn được quan tâm sâu sắc. 

7 min 13 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công Vỹ 8 min 10 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹPhó Giám đốc trung tâm Văn Miếu Quốc Tử Giám – Nguyễn Văn Tú đã từ lâu tuyên đọc nhiều Chúc văn hôm nay vô cùng xúc động thể hiện bài Chúc văn về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Hậu nhân tôn kính tiền nhân. Những danh nhân đất nước được vinh danh cũng là biểu hiện nét đẹp văn hóa của người Tràng An vậy. Trong Hội thảo, mái đầu bạc chen lẫn mái đầu xanh. Những bô lão họ Phùng đã bảy mươi, tám mươi, có cụ trên chín mươi vẫn trang nghiêm dự Hội thảo.

9 min 10 - Chúc văn tưởng niệm Đức Thượng đẳng tối linh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Tác giả: Tiến sĩ Đinh Công VỹNhà Sử học Dương Trung Quốc có tác phong làm việc rất chuyên nghiệp. Từ trước khi khai mạc 30 phút, ông đã có mặt cùng thông qua chương trình với Ban Tổ chức. Đây cũng là cuộc Hội thảo lần thứ 4 của dòng họ Phùng mà ông tham gia với vị trí đồng chủ tịch chủ trì Hội thảo.

Mặc dù Ban Tổ chức đã có thông báo các đoàn không tặng hoa do khuôn viên có hạn của Nhà Thái học, song những lẵng hoa tươi thắm từ khắp miền đất nước vẫn sớm được chuyển tới tăng thêm không khí trang nghiêm, tươi tắn, ấm áp của Hội thảo. Các lẵng hoa của: Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Hội đồng cố vấn họ Phùng Việt Nam; Đoàn đại biểu họ Phùng thành phố Hồ Chí Minh; Đoàn đại biểu họ Phùng thành phố Đà Nẵng; Đoàn đại biểu họ Phùng tỉnh Vĩnh Phúc; Đoàn đại biểu họ Phùng Ba Vì – Hà Nội; Đoàn đại biểu họ Phùng Kim Động – Hưng Yên; Đoàn đại biểu họ Phùng Giao Thủy – Nam Định; Đoàn đại biểu họ Phùng Đông Anh – Hà Nội; Đoàn đại biểu họ Phùng Chương Mỹ – Hà Nội; Đoàn đại biểu Câu lạc bộ tuổi trẻ họ Phùng; Đoàn đại biểu thanh niên họ Phùng; Đoàn đại biểu họ Phùng tỉnh Nghệ An; Đoàn đại biểu dâu họ Phùng Việt Nam; Đoàn đại biểu dòng họ Vũ-Võ Việt Nam… đã nói nên sự phong phú của các đoàn tham dự Hội thảo.

 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây