Cộng hòa Ca-mơ-run (Republic of Cameroon)

Cộng hòa Ca-mơ-run (Republic of Cameroon)
Quốc kỳ Cộng hoà Ca-mơ-run

Cộng hòa Ca-mơ-run (Republic of Cameroon)

Mã vùng điện thoại: 237       Tên miền Internet: .cm

Vị trí địa lý: Nằm trên bờ biển Tây Phi, giáp Ni-giê-ri-a, Sát, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông, Ghi-nê Xích đạo và vịnh Bi-a-phra. Tọa độ: 6000 vĩ bắc, 12000 kinh đông.

Diện tích: 475.440 km2.

Thủ đô: Yaun-đê (Yaounde)

Quốc khánh: 20-5 (1972)

Lịch sử: Người Bồ Đào Nha phát hiện và đến Ca-mơ-run vào thế kỷ XV. Năm 1884, Đức xâm lược Ca-mơ-run và đến năm 1914 thì chiếm toàn bộ nước này. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, theo quyết định của Hội quốc liên, Đông Ca-mơ-run đặt dưới quyền quản lý của Pháp, Tây Ca-mơ-run do Anh quản lý. Ngày 1/1/1960, Đông Ca-mơ-run giành được độc lập. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1961, phần phía nam Tây Ca-mơ-run sát nhập vào Đông Ca-mơ-run thành nước Cộng hòa liên bang Ca-mơ-run, còn phần phía bắc Tây Ca-mơ-run sáp nhập vào Ni-giê-ri-a. Ngày 20/5/1972, sau cuộc trưng cầu ý dân, nước Cộng hòa thống nhất Ca-mơ-run được thành lập. Năm 1984, nước này đổi tên thành Cộng hòa Ca-mơ-run.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa

Các khu vực hành chính: 10 tỉnh: Adamaoua, Centre, Est, Extreme-Nord, Littoral, Nord, Nord-Ouest, Ouest, Sud, Sud-Ouest.

Hiến pháp: Thông qua ngày 20/5/1972

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 7 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội một viện (180 ghế, bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Tổng thống có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của cơ quan lập pháp).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Dân chủ nhân dân Ca-mơ-run (CPDM), Liên minh Dân chủ Ca-mơ-run (UDC), Phong trào Bảo vệ nền cộng hòa (MDR), Liên minh Quốc gia về dân chủ và tiến bộ (UNDP), Mặt trận Dân chủ xã hội (SDF), Liên minh Nhân dân Ca-mơ-run (UPC), Liên minh các lực lượng dân chủ Ca-mơ-run (UFOC), v.v..

Khí hậu: Nhiệt đới dọc theo bờ biển, bán khô hanh và nóng ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình xấp xỉ 260C ở vùng ven biển và 23 – 240C ở các vùng còn lại. Lượng mưa trung bình: 500 mm (ở miền Bắc) và 1.000 mm (ở vùng núi phía nam).

Địa hình: Đồng bằng ven biển phía tây nam và phía bắc; cao nguyên chia cắt ở trung tâm; núi ở phía tây.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, bô xít, sắt, gỗ, thuỷ điện.

Dân số: 20.550.000 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Ca-mơ-run (31%), Bantu Xích đạo (19%), Kirdi (11%), Fulani (10%), Bantu (8%), Ni-giê-ri-a (7%), người châu Phi thuộc các nhóm tộc khác (13%), không phải người châu Phi (dưới 1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài ra còn có 24 nhóm ngôn ngữ châu Phi cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Tín ngưỡng bản địa (40%), Đạo Thiên chúa (40%), Đạo Hồi (20%).

Kinh tế:

Tổng quan: Ca-mơ-run là quốc gia sản xuất hàng hóa chủ yếu vùng Nam Xa-ha-ra, đặc biệt là nông sản do điều kiện canh tác thuận lợi. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp tài chính cho ngân quỹ quốc gia. Các ngành công nghiệp chính là lọc hoá dầu, chế biến thực phẩm, sản xuất nhôm, dệt may, sửa chữa tàu biển.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, thực phẩm, hàng công nghiệp nhẹ, gỗ thành phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, ca cao, bông, hạt có dầu, ngũ cốc.

Văn hóa: Ca-mơ-rum có một nền văn hóa mang đậm bản sắc châu Phi. Người Kirdi và người Matakam ở các vùng núi phía tây sản xuất ra các loại đồ gốm riêng biệt. Các mặt nạ có nhiều uy quyền của Bali, theo hình dạng đầu voi, thường được sử dụng trong những dịp tang lễ và các bức tượng Bamileke nhỏ được tạc có mặt người hay động vất. Người Tikar nổi tiếng vì có những chiếc tẩu trang trí rất đẹp, người Ngoutou nổi tiếng về các mặt nạ hai mặt và người Bamum về các mặt nạ cười. Ca-mơ-rum có nhiều tổ chức văn hóa: Hiệp hội Văn hóa Cameroun, Tổ chức Xã hội Cameroun, và Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ. Ngoài ra cũng có nhiều hiệp hội: Hiệp hội phụ nữ (gồm Hiệp hội phụ nữ Tây bắc vì sự phát triển nông thôn), các tổ chức thanh niên và tổ chức thể thao…

Giáo dục: Hệ thống giáo dục được chia làm hai khu vực: tiếng Anh và tiếng Pháp. Trẻ em ở nông thôn khi đi học hầu hết không biết tiếng Anh và tiếng Pháp. Tỷ lệ học sinh học trung học thấp. Trẻ em theo Đạo Hồi thường học Kinh Cô-ran ở các trường buổi tối. Trong nước có một trường đại học ở Yaun-đê và một số trường ở 4 thành phố khác.

Các thành phố lớn: Douala, Nkongsamba, Foumban.

Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF); 1 CFAF = 100 centime.

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Yaunđê, Bảo tàng nghệ thuật châu Phi ở Bamenda, khu vực cấm săn bắn Vaza, khu làng Cheppheri, Duala được phục chế, các bãi tắm ở Kribi…

Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 30/8/1972

Cơ quan đại diện

Đại sứ quán Việt Nam tại An-giê-ri kiêm nhiệm Ca-mơ-run

30 phố Chénoua, Hydra, Alger, Algeria.

ĐT : +213 21 692 752 hoặc +213 21 69608843

Fax : +213 21 693 778

Email : sqvnalgerie@yahoo.com.vn ; vnemb.dz@mofa.gov.vn

Đại sứ quán Ca-mơ-run tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ : No. 7, Dong Wu Jie, San Li Tun, Beijing, China, 10060

ĐT : (86-10) 65321771/ 65321114 /65321828

Fax : (86-10) 65321761

Ban Tư liệu – Văn kiện

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây