Cộng hòa Ga-na (Republic of Ghana)

Cộng hòa Ga-na (Republic of Ghana)
Quốc kỳ Cộng hòa Gan-na

Cộng hòa Ga-na (Republic of Ghana)

Mã vùng điện thoại: 233    Tên miền Internet: .gh

Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây châu Phi, giáp Buốc-ki-na Pha-xô, Tô-gô, vịnh Ghi-nêCốt Đi-voa. Hồ Von-ta ở Ga-na là hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Tọa độ 8000 vĩ bắc, 2000 kinh tây.

Diện tích: 238.540 km2

Khí hậu: Nhiệt đới; ấm và tương đối khô dọc theo bờ biển phía đông nam; nóng và ẩm ở phía tây nam; nóng và khô ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình: 230C ở miền Nam, 320C ở miền Bắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình: 1.000 mm ở miền Bắc, 2.000 mm ở vùng Tây Nam.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng thấp, cao nguyên bị chia cắt ở phía nam vùng trung tâm.

Tài nguyên thiên nhiên: Vàng, gỗ, kim cương, bôxit, mangan, cá, cao su, dầu mỏ.

Dân số: 25.200.000 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người châu Phi da đen chiếm 99,8% (các bộ tộc chính gồm Akan – 44%, Monshi-Dagomba – 16%, Ewe – 13%, Da – 8%), người châu Âu và các dân tộc khác (0,2%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; một số ngôn ngữ châu Phi (gồm tiếng Akan, Moshi-Dagomba, Ewe và Ga) cũng được sử dụng.

Lịch sử: Trước thời thực dân, vùng đất này là nơi cư trú của những bộ lạc da đen với tên gọi Bờ biển Vàng. Năm 1482, người Bồ Đào Nha đến vùng đất này và đặt những thương điếm. Năm 1844, Anh đã xác lập chủ quyền của mình trên toàn bộ Bờ biển Vàng. Sau cuộc đấu tranh của nhân dân, Anh buộc phải công nhận quyền độc lập của nước này vào năm 1957. Ngày 1/7/1960, Ga-na chính thức tuyên bố là một nước cộng hòa độc lập.

Tôn giáo: Tín ngưỡng bản địa (38%), đạo Hồi (30%), đạo Thiên chúa (24%), tôn giáo khác (8%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 10 vùng: Ashanti Brong-Ahafo, Central, Eastern, Greater Accra, Northern, Upper East, Volta, Western.

Hiến pháp: Thông qua ngày 28-4-1992.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử: Tổng thống và Phó tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (230 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đại hội Dân chủ quốc gia (NDC); Đảng Yêu nước mới (NPP); Đảng Hội nghị nhân dân (PCP); Hội nghị Dân tộc nhân dân (PNC), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Ga-na có nguồn tài nguyên phong phú, tổng giá trị sản lượng tính theo đầu người gấp hai lần các nước nghèo ở Tây Phi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ kỹ thuật và tài chính quốc tế. Sản xuất vàng, gỗ, côca là các nguồn thu ngoại tệ chính. Nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp với 60% lực lượng lao động.

Sản phẩm công nghiệp: Khoáng sản,nhôm, gỗ, hàng công nghiệp nhẹ, thực phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: Cô ca, gạo, cà phê, sắn, lạc, ngô, hạt cây mỡ, chuối.

Văn hóa: Ga-na là một quốc gia đa dạng về thành phần dân tộc. Do đó, văn hóa của Ga-na là sự pha trộn của tất cả các nền văn hóa của mọi nhóm dân tộc của quốc gia này. Sự đa dạng văn hóa này thể hiện rất rõ trong cách ăn, cách mặc và nghệ thuật của người dân Ga-na. Một số nghi lễ đặc trưng của văn hóa Ga-na cho đến hiện tại vẫn còn rất phổ biến như lễ sinh con, lễ trưởng thành, kết hôn và ma chay.

Giáo dục: Trường tiểu học được tổ chức theo ba cấp: tiểu học (6 năm), trung học (3 năm) và trên trung học 3 (năm). Mỗi khu vực hành chính có ít nhất một trường trung học. Ga-na có 4 trường đại học ở Legon, Kumasi, Cape Coast và Tamale.

Thủ đô: Ác-cra (Accra)

Các thành phố lớn: Kumasi, Sekondi-Takoradi, Tema, Tamale…

Đơn vị tiền tệ: cedi (C); 1 C = 100 pesewa

Quốc khánh: 6-3 (1957)

Danh lam thắng cảnh: Phòng tranh Glô, Nhà bảo tàng dân tộc, khu bảo tồn những trò chơi Kamasi, Lâu đài Enimina, hồ Volta, v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/3/1965. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Li-bi kiêm nhiệm Gha-na

Ðịa chỉ: Km 07, Road Gargaresh, Korboss st. P.O. Box: 587 –Tripoli

Ðiện thoai: 830 674; 833 704; Fax: 830 994

Code: 00-218-21

Đại sứ quán Gha-na tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: BEIJING, 8 San Li Tun Lu Beijing, 100600

Điện thoại: +86-10-65321319/65321544, +86-10-65322012

Fax: +86-10-65323602

E-mail: ghaemb@public.bta.net.cu

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây