Di tích Đền Thắm – Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc Kạn

Di tích Đền Thắm - Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc Kạn

Di tích Đền Thắm – Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc Kạn

Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đang phối hợp với Bảo Tàng tỉnh Bắc Kạn và Hội Khảo cổ học thực hiện nghiên cứu khai quật khảo cổ tại Di tích Đền Thắm (Bắc Kạn)

Tiến hành khai quật di tích Đền Thắm – di tích là một hốc đá nhỏ nhưng được chọn làm nơi cư trú và chôn cất những người đã mất của cộng đồng người cổ Bắc Kạn, đã có 10 di cốt đã được phát hiện cùng cùng nhiều công cụ đá, mảnh gốm, đồ đồng và đồ xương.

Kết quả nghiên cứu cổ nhân học ghi nhận đây là di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc Kạn. Bước đầu có thể nhận định, di tích thuộc vào giai đoạn Hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim Khí, cách ngày nay khoảng trên dưới 3000 năm.

hiện vật đá đồng và xương ở đền thắm2222 min - Di tích Đền Thắm - Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc KạnHiện vật đá, đồng và xương được tìm thấy tại Đền Thắm

Trao đổi về lịch sử Đền Thắm, PGS.TS. Trình Năng Chung cho biết: Đền Thắm là một di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc huyện Chợ Mới, cách thành phố Bắc Kạn hơn 40 km về hướng nam. Đền thờ một vị nữ tướng có tên là Thắm, một sơn nữ người dân tộc tài sắc vẹn toàn, có công lớn trong công cuộc chống giặc Cờ Đen vào nửa cuối thế kỷ XIX. Trước đây đền là nơi thờ Sơn thần, Thuỷ thần để cầu cho thuyền bè được qua lại bình yên. Trải qua nhiều biến cố đổi thay theo thời gian, ngôi đền đã nhiều lần được tu sửa mở rộng. Năm 2012, Đền Thắm được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.

chi tiet hoa van gom333 min - Di tích Đền Thắm - Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc KạnChi tiết họa tiết hoa văn gốm được tìm thấy tại Đền Thắm

Di cốt người cổ được phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào tu sửa kiến trúc tại khu vực gần vách đá phía Tây Bắc, những người công nhân thi công đã phát một khối lượng lớn những di vật của người tiền sử ở độ sâu khoảng 50cm so với bề mặt, đó là những mảnh gốm thô cổ, khác lạ nằm ngổn ngang. Có những mảnh lớn to bằng nửa thân chiếc nồi vỡ dọc còn đủ phần miệng, thân, đáy. Phần lớn có hoa văn trang trí trên bề mặt với những mô-túyp kỹ thuật tạo hoa văn cổ sơ như văn thừng đập, hay khắc vạch hình sóng nước. Những mảnh gốm này có thể được vỡ ra từ nhiều loại nồi, vò, bình gốm với nhiều kích cỡ khác nhau. Tiến hành thám sát, đoàn khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh sọ người, răng người cùng nhiều đoạn xương chi nằm lẫn trong những mảnh gốm. Có tất cả gần 10 mảnh sọ người cùng hơn 50 chiếc răng rời, trong đó có 9 răng hàm còn lại là răng nanh và răng cửa.

hang nhỏ nơi tìm thấy hiện vật444 min - Di tích Đền Thắm - Di chỉ đầu tiên phát hiện được di cốt người cổ của tỉnh Bắc KạnHang đá nơi tìm tháy di cốt người Cổ và các di vật khác tại Đền Thắm

PGS.TS. Trình Năng Chung nhấn mạnh: Đây là phát hiện quan trọng, góp phần làm phong phú hơn nhận thức về văn hóa thời tiền sử trên vùng núi phía Bắc nước ta. Hiện nay bộ di vật quý được các cơ quan hữu trách địa phương lưu giữ, bảo tồn. Khu vực có di tích được bảo vệ rất nghiêm ngặt, các nhà khảo cổ sẽ tiến hành đợt khai quật lớn trong thời gian tới, hứa hẹn nhiều bí ẩn lớn được khám phá.

Phạm Vĩnh Hà
(Nguồn Viện Khảo cổ học)

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây