Giới thiệu khái quát huyện Tân Kỳ

Giới thiệu khái quát huyện Tân Kỳ

Giới thiệu khái quát huyện Tân Kỳ

Huyện Tân Kỳ đông giáp các huyện Yên Thành và Quỳnh Lưu; phía tây và tây nam giáp các huyện Anh Sơn, Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp vùng tây bắc tỉnh Nghệ An, nằm trong toạ độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ bắc và từ 105003’ đến 105014’ kinh độ đông phía bắc giáp các huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp; Phía nam giáp các huyện Đô Lương và Anh Sơn; phía Sơn và Quỳ Hợp.
Diện tích tự nhiên 72.579,66 ha đứng thứ 9 trong 19 huyện, nằm trên trục đường chiến lược đường Hồ Chí Minh, giao điểm của các tuyến giao thông Bắc – Nam, Đông – Tây; đầu mối của quốc lộ 48 nối đường Hồ Chí Minh, 15A, 15B, 545, đường trại Lạt-Cây Chanh. Đất nông nghiệp có 12.745ha chiếm 17,5%; đất lâm nghiệp có rừng 15.462 ha chiếm 21,5%; đất chuyên dùng 3.134 ha chiếm 4,3%; đất ở 798 ha chiếm 1,1% đất chưa sử dụng và sông suối núi đá có 40,227 ha chiếm 55,6%. Tân Kỳ có 7 nhóm đất: Đất phù sa, đất nâu vàng, đất lúa vùng đồi núi, đất pheralit đỏ vàng vùng đồi, đất pheralit xói mòn trơ sỏi đá, đất đen và đất pheralit đỏ vàng vùng núi thấp. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nhất là các xã Nghĩa Hành, Tân Hợp, Đồng Văn, Giai Xuân, Nghĩa Dũng, Kỳ Sơn, Phú Sơn, Nghĩa Bình.
Địa hình Tân Kỳ như một lòng chảo, từ vùng cao Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân, thấp dần về sông con. Núi cao nhất là đỉnh Pù Loi (1100m), rồi đến đỉnh Pù Hà (490m), Bồ Bồ (472m) tổng diện tích lâm nghiệp có rừng và đất có khả năng nông lâm nghiệp toàn huyện gồm 35.000ha chiếm 47,65% diện tích tự nhiên. Độ che phủ rừng chiếm từ 11%-26%. Hệ thống hang động với thạch nhũ tuyệt đẹp mới được phát hiện  thuộc xã Đồng Văn dài hàng km, được ví là Phong Nha của Nghệ An
Khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ có 4 loại khoáng sản phi kim loại với trữ lượng khá như: đá vôi có lượng 150 triệu m3 tập trung ở các xã Tân hợp, Đồng Văn, Tiên Kỳ, Nghĩa Phúc, Kỳ Sơn… đất sét nung gạch ngói, gốm sứ, tập trung ở vùng Cừa xã Nghĩa Hoàn với trữ lượng khá, than bùn có trữ lượng ước độ 540 ngàn mét khối, đá hoa cương ở xã Tiên Kỳ…
Về thuỷ sản: Tân Kỳ có sông con chảy qua 12 xã với chiều dài 60km và 6 con khe lớn như Khe Thiềm, Khe Thầm, Khe Lá, Khe Loà, Khe Sanh, Khe Cừa với tổng chiều dài 300km nguồn nước không bao giờ cạn.
Về thuỷ lợi: Tân Kỳ có tỏng số 119 hồ đập vừa và nhỏ, tổng diện tích 47,2 triệu mét khối nước, 450 ha mặt nước.
Khí hậu Tân Kỳ nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè nóng bức, thường có gió tây nam (gió Lào) có khi nhiệt độ lến tới 420

Tiềm năng phát triển huyện Tân Kỳ

1. Vị trí địa lý:

Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, thuộc vùng Bắc Trung bộ. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 72581,48 ha, đứng thứ 9 của tỉnh Nghệ An.

Tân Kỳ có tọa độ địa lý từ 18058 đến 19032 vĩ độ Bắc và từ 105002 đến 105014’ kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh Lưu; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Anh Sơn.

Trung tâm huyện Tân Kỳ (Thị trấn Tân Kỳ) cách tỉnh lỵ Nghệ An 80km về phía Tây; cách Thủ đô Hà Nội 259km về  phía Nam, cách quốc lộ 1A 60km về phía Tây; cách sân bay Vinh 90km và cách cảng Cửa Lò 100km về phía Tây; có đường Hồ Chí Minh đi qua từ đầu huyện đến cuối huyện theo chiều Bắc – Nam, có quốc lộ 48E đi qua theo chiều Đông – Tây, có tỉnh lộ 534B nối quốc lộ 48E đi ngã ba cây Chanh (huyện Con Cuông) cùng với mạng lưới giao thông đường bộ của Tân Kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

2. Dân cư: Năm 2016, dân số Tân Kỳ có 135.878 người, chiếm 4,38% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 67,818 người và nữ: 68,060 người).

Theo khảo sát điền dã của Viện Hàn lâm KHXH Viện Nam (năm 2017), tại Tân Kỳ đã xuất hiện các nhóm người tối cổ sinh sống vào thời kỳ Trung kỳ thời đại kim khí, cách đây 2500-2700 năm (phát hiện ở hang Hở Trung, xã Tiên Kỳ). Họ chính là chủ nhân tạo ra nền văn hóa bản địa từ thời kỳ đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt trên vùng đất này.

Trải bao thăng trầm biến đổi của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thành phần cư dân sinh sống lập nghiệp trên vùng đất Tân Kỳ ngày nay có nhiều thay đổi. Có rất nhiều người từ nhiều vùng miền khác đến định cư, lập nghiệp trên vùng đất Tân Kỳ, chính vì thế Tân Kỳ được gọi là Quê của muôn quê.

Thành phần dân cư ở Tân Kỳ chủ yếu tập trung vào 3 dân tộc là: Kinh, Thái, Thổ. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tới 82% dân số toàn huyện, có mặt ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Về nguồn gốc người Kinh sống ở Tân Kỳ, ngoài một số dòng họ như: Trần, Lê, Phạm, Phan, Nguyễn,v.v… định cư ở Tân Kỳ từ 12 – 15 đời hoặc ít hơn là 8 – 10 đời theo phả tộc, còn có khá đông người Kinh từ các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,… đến định cư ở đây mới khoảng vài chục năm. Một số ít người Kinh từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một số tỉnh thành khác vì những lý do khác nhau cũng đến định cư ở Tân Kỳ trong khoảng nửa thế kỷ lại nay.

Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, lực lượng lao động Tân Kỳ đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi yêu cầu đặt ra của thời đại.

3. Địa hình: Địa hình Tân Kỳ được xen kẽ bởi các dãy núi, khối núi và hệ thống sông suối lớn nhỏ đưa nước trên địa bàn các xã, thị của huyện, hợp lưu vào sông Lam. Tính chung toàn huyện, diện tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Quan sát trên bản đồ địa lý tự nhiên huyện Tân Kỳ và qua khảo sát thực địa ta thấy, núi đồi cao thấp lớn nhỏ bao quanh tất cả các xã, thị, trên địa bàn huyện, tạo thành những vòng cung lớn, vẽ nên một dạng địa hình lòng chảo, mang tính đặc thù của địa bàn miền núi mà ta thường gặp khi đi lên vùng phía tây Nghệ An.

Các xã Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân được coi là vùng đỉnh của huyện, có cấu trúc địa hình nghiêng dần về phía sông Con (một trong những sông nhánh của sông Lam). Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ là đỉnh Pù Loi, có độ cao 1.100m; Tiếp đến là đỉnh Pù Á có độ cao 490m và đỉnh Bồ Bồ (472m); Ngoài ra có dãy núi đá vôi Lèn Rỏi và các khối núi đá vôi nằm rải rác ở nhiều vùng trên địa bàn huyện … đã tạo nên những hình thế đặc sắc cho địa bàn Tân Kỳ.

4. Khí hậu:

Là một trong những huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, Tân Kỳ có chế độ khí hậu chung là nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều theo mùa giống như nhiều huyện thành khác. Thông thường, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh; Từ tháng 4 đến tháng 8, do chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào), nắng hạn tiếp tục diễn ra, nhiệt độ bình quân có thể lên tới 37,5 – 390c. Nhiệt độ bình quân ở Tân Kỳ hàng năm vào khoảng 230c, trong khi đó nhiệt độ cao nhất lên tới 400c, về mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có ngày xuống dưới 130c, thậm chí xuống đến 7-80. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Tân Kỳ khoảng 2000 – 2200mm, chia thành 2 mùa rõ rệt.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm duy trì ở mức độ cao, khoảng 80 -90%, tháng 9 là tháng có độ ẩm cao nhất trong năm, thông thường lên tới 90 – 93%. Riêng tháng 7 độ ẩm thấp nhất, chỉ đạt khoảng 74%. Lượng nước bốc hơi hàng năm ước đạt 780mm, chiếm hơn 1/3 tổng lượng mưa hàng năm.

5. Hành chính:

Theo địa giới hành chính hiện nay, Tân Kỳ có 22 đơn vị hành chính bao gồm 01 Thị trấn Tân Kỳ (còn gọi là thị trấn Lạt) và 21 xã là: Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp, Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Tân Phú, Tân Long, Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Hợp, Tân Hương, Hương Sơn, Nghĩa Hành, Tân An, Nghĩa Phúc, Đồng Văn, Tiên Kỳ, Phú Sơn; Với 269 khối, xóm, bản.

6. Đất đai:

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính là 72581,48ha. Trong đó:

– Đất Nông nghiệp chiếm 63451,99ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 27570,02 ha;

+ Đất lâm nghiệp: 34974,24 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản (diện tích mặt nước sông, hồ, đập): 894,30 ha;

+ Đất nông nghiệp khác 13,43 ha.

– Đất phi nông nghiệp chiếm 7976,35 ha, trong đó:

+ Đất ở: 1036,39 ha;

+ Đất chuyên dùng: 4727,90 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 1162,15 ha.

*Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Tân Kỳ, có các nhóm đất chính sau đây:

– Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có diện tích: 3.084ha, chỉ chiếm 4,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Toàn bộ diện đất đất phù sa phân bố dọc theo đôi bờ tả hữu sông Con, hay nói cách khác, những cánh đồng phù sa này là sản phẩm mà dòng sông Con đem ban tặng cho các thế hệ cư dân ở Tân Kỳ. Đất có độ phì nhiêu cao, được sử dụng từ lâu vào việc trồng mía, lạc, ngô, đậu, rau, bầu bí,v.v.. mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

– Đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, có độ Glây mạnh, phân bố ở các xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, Nghĩa Phúc,v.v.. với tổng diện tích là 342ha. Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và một số loại cây rau màu khác.

– Đất phù sa không được bồi chua, Glây yếu, có diện tích 3.640 ha, chiếm 4,99% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất này phân bố chủ yếu ở các xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Phúc, Tân Xuân, Giai Xuân.

– Đất phù sa có nhiều sản phẩm Feralít có diện tích 3,731 ha, chiếm 5,12% diện tích tự nhiên toàn huyện, được phân bố chủ yếu ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Loại đất này chủ yếu để trồng lúa và nếu giải quyết tốt nguồn nước tưới có thể trồng từ 2 – 3 vụ trong năm.

– Nhóm đất vàng: Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, với 1.312 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây ăn quả như: cam, dứa, cà phê,v.v…

– Nhóm đất lúa vàng vùng đồi núi:

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa có diện tích 1.470ha, chiếm 2,02% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu là ruộng bậc thang, thường chỉ trồng lúa 1 vụ/năm, cho năng suất không cao.

+ Đất dốc tụ có 75 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của huyện.

– Nhóm đất Feralít đỏ vàng miền núi bao gồm các loại: đất Feralít đỏ vàng trên đá kết, có diện tích 1.242 ha… Đất Feralít đỏ vàng trên phiến thạch có: 2.311 ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên. Đất Feralít đỏ vàng trên đá Mác ma axít có: 6.196ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất Feralít phát triển trên nền đá vôi có 8.332 ha, chiếm 11,43% diện tích đất tự nhiên. Nhóm Feralít xói mòn trơ sỏi đá có 1.150ha, chiếm 1,58% đất tự nhiên.

– Nhóm đất đen gồm có các loại: Đất đen trên Tuýp có 1.841 ha, chiếm 1,51% đất tự nhiên. Đất đen trên đá Các bon nát có 1.104 ha, chiếm 1,51% đất tự nhiên toàn huyện. Đất Feralít đỏ vàng ở vùng đồi núi thấp có các loại: đất Feralít đỏ vàng trên phiến sét có 563ha chiếm 0,77% đất toàn huyện, chủ yếu để phát triển nông nghiệp; đất Feralít đỏ vàng trên đá cát kết có 3.286 ha, chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này độ mùn thấp, chủ yếu để trồng cây gây rừng.

Tài nguyên nước

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa hàng năm bình quân lên tới 2000 – 2200mm, nên lượng nước trên bề mặt ở Tân Kỳ khá dồi dào. Sông Con chảy qua địa bàn huyện có chiều dài 65km góp phần không nhỏ trong việc cung cấp điều hòa lượng nước. Đó là chưa kể tổng chiều dài các khe suối đổ nước về sông Con trên địa bàn huyện là khoảng 400km cũng góp một phần quan trọng trong việc duy trì nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất. Trong số hàng chục khe suối lớn nhỏ có 06 con suối nước chảy quanh năm là: khe Lòa, khe Lá, khe Sanh, khe Thiềm, khe Thần và khe Cừa. Hiện tại đã có 03 cầu bê tông vĩnh cửu và 03 cầu treo bắc qua dòng sông Con tạo điều kiện cho phát triển mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ.

Để có thể phát triển sản xuất, ổn định đời sống bền vững, lâu dài cho nhân dân, trong suốt thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương cùng nhân dân phát huy tính chủ động, khai thác nguồn nội lực, tranh thủ mọi sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh và Trung ương, xây dựng cả một hệ thống hồ đập ở nhiều xã với tổng trữ lượng nước là 47,22 triệu m3. Nhờ hệ thống hồ đập nhân tạo này mà vấn đề nước tưới phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn các xã từng bước đi vào thế chủ động. Nguồn nước ngầm ở Tân Kỳ tương đối dồi dào, chỉ trừ hai xã là Tân Hợp và Giai Xuân, qua khảo sát thực tế, nguồn nước ngầm thấp, gây không ít khó khăn trong việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ đời sống dân sinh.

* Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Tân Kỳ tập trung chủ yếu vào một số loại sau đây:

– Đá Vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Lèn Rỏi, có trữ lượng khoảng 2,8 tỷ tấn. Đá vôi ở Lèn Rỏi có chất lượng tốt để sản xuất xi măng. Trong thời gian qua một số mỏ đá vôi đã được cấp phép để khai thác nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường giao thông,… trên địa bàn huyện. Quy mô của các mỏ đá tương đối nhỏ, sản lượng khai thác hàng năm đủ đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện.

– Mỏ Sét ở Lèn Rỏi: có trữ lượng khoảng 760 triệu tấn. Loại đất sét này cung cấp cho các nhà máy xi măng để làm chất phụ gia.

– Ngoài ra còn có một số khoáng sản như cát, sỏi dọc sông Con, các khe suối, đá Granít, đá trắng,… ở Đồng Văn, Tiên Kỳ, Tân Hợp, Tân Phú và một số địa phương khác.

* Tài nguyên rừng:

Đến năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của huyện lên tới 34.974 ha, chiếm tới 48,2% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, độ che phủ của rừng năm 2017 đã đạt đến 37,55%.

6. Kinh tế:

– Nông nghiệp: Trồng trọt: lúa, ngô (bắp), sắn; Cây ăn quả (cam, chanh, vải, mít, dưa hấu); Cây công nghiệp mía đường (cây chủ lực), tiêu, cao su, dâu tằm. Chăn nuôi: Dê, trâu, bò, lợn, gà, …

– Công nghiệp và thương mại, dịch vụ: SX vật liệu xây dựng: gạch, ngói; may mặc, phân vi sinh, chế biến mủ cao su; bắt đầu phát triển du lịch cộng đồng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh … Tân Kỳ có 03 cụm công nghiệp nhỏ, gồm CCN Nghĩa Hoàn, CCN Nghĩa Dũng và CCN Đồng Văn; có 142 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 2146 công nhân (trong đó nữ 544 người).

– Khai thác khoáng sản: Đá vôi, đá trắng, cát, sỏi…

– Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tân Kỳ: Tân Kỳ là địa phương có cảnh quan thiên nhiên đẹp; là vùng đất có bề dày lịch sử; là quê hương của muôn quê nên vừa có sắc màu văn hóa bản địa, vừa có sự đa dạng văn hóa của nhiều vùng miền. Từ đó, tạo nên những ấn tượng cho bạn bè, du khách đến với Tân Kỳ. Với góc nhìn để phát triển du lịch, huyện Tân Kỳ hoàn toàn có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch, gồm: Du lịch văn hóa, lịch sử gắn với tâm linh, tín ngưỡng; Du lịch sinh thái (danh lam-thắng cảnh), du lịch cộng đồng làng nghề kết hợp với các sản phẩm Nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Các địa chỉ tiêu biểu có thể đầu tư khai thác du lịch như: Cụm hang Mó và làng nghề dệt thổ cẩm Thái Minh, xã Tiên Kỳ; Cụm hang Thung Khiển, xóm Văn Sơn, xã Đồng Văn và thác Hồng Sơn, xã Tân Hợp; Cây Sanh ngàn tuổi và hang Mó Hóa ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân; Khe Sanh ở xã Nghĩa Phúc, Tân An; hệ thống di tích lịch sử và đình, đền, chùa trải dài từ đầu đến cuối huyện…

7. Truyền thống lịch sử văn hóa:

Tân Kỳ là huyện mới được tách ra từ hai huyện, là huyện Anh Sơn và huyện Nghĩa Đàn ngày 19/4/1963. Trên đất huyện Tân Kỳ (Nghệ An), dấu vết nền văn hoá Hoà Bình đã được tìm thấy trong nhiều hang đá thuộc dãy núi đá vôi Lèn Rỏi, nổi tiếng nhất là Hang Chùa. Dẫu đã thành phế tích nhưng Đền thờ Đức ông Lê Mạnh đại tướng quân, 1 trong 12 vị tướng giỏi của Vua Mai Hắc Đế trên địa bàn xã Tân An vẫn quanh năm hương khói.

Vào thời Lý, tri châu Lý Nhật Quang đã có công mở con đường thượng đạo đi qua đất Tân Kỳ nối liền với Thanh Hoá và ra tận Thăng Long làm đường tiến quân đánh thắng Chiêm thành vào năm 1044. Đặc biệt, trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi chọn Nghệ An làm thế đứng chân để hạ Thành Trà Lân, Lê Lợi đã lập nhiều căn cứ trên đất Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp mà ngày nay vẫn còn lưu lại những tên gọi như bãi Loi Loi, bãi Tập Mã, bãi Voi, núi Đồn… Trong một vài hang đá thuộc Lèn Rỏi, người dân thỉnh thoảnh vẫn bắt gặp các loại dao kiếm, mã tấu bằng sắt, chứng tỏ nơi đây còn là nơi cất giấu vũ khí của nghĩa quân. Sử sách còn ghi cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật trên đất Tân Kỳ đầy bi hùng. Đến thời Cần Vương, mảnh đất Tân Kỳ lại là nơi các lãnh tụ và nghĩa binh Cần Vương ẩn náu, tránh sự truy lùng của giặc, nuôi dấu lực lượng lâu dài. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua, mảnh đất Tân Kỳ lại một lần nữa viết lên trang sử mới bằng việc tiếp tục xẻ núi, băng ngàn mở ra con đường thượng đạo mới tiến về Nam, vào tận miền đông Nam Bộ – Lộc Ninh, con đường mang tên đường mòn Hồ Chí Minh mà điểm xuất phát là cột mốc số 0, ngay ngã tư thị trấn Lạt, điểm đầu của con đường anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ

Hiện nay, Tân Kỳ đã có 05 di tích được cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (Km0-đường Hồ Chí Minh) và 04 di tích cấp tỉnh.

8. Một số nội dung khác:

– Về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

– Các thủ tục hành chính: Với chủ trương đổi mới, thông thoáng, ưu đãi, khuyến khích đầu tư, huyện Tân Kỳ đã đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa”, “một cửa liên thông hiện đại”, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở, hiện đại.

– Cơ sở khám chữa bệnh: 25 cơ sở, trong đó có 01 Trung tâm Y tế huyện và 02 bệnh viện tư (chưa tính phòng khám tư).

Thay lời kết: Với vị trí địa lý khá thuận lợi, hệ thống giao thông dần được hoàn thiện, hệ thống dịch vụ ngày càng đầy đủ, đặc biệt có sự đoàn kết, đồng thuận của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ đã và đang cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Trên cơ sở đó, với tiềm lực của mình, Tân Kỳ tin tưởng sẽ có ngày càng nhiều nhà đầu tư đến tổ chức sản xuất kinh doanh./.

Hoàng Hạnh

Tình hình xúc tiến, mời gọi đầu tư năm 2017 Kế hoạch xúc tiến, mời gọi đầu tư năm 2018

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN, MỜI GỌI ĐẦU TƯ NĂM 2017

          1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, mời gọi đầu tư

          UBND huyện Tân kỳ lập danh mục các dự án mời gọi đầu tư gửi UBND tỉnh, Trung tâm xúc tiến đầu tư và đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, huyện cũng đã đăng tải các dự án trên cổng thông tin của huyện Tân kỳ, thường xuyên cung cấp thông tin cho các Tạp chí, Đài truyền hình, Báo điện tử để giới thiệu, quảng bá, cung cấp các thông tin về tiềm năng, lợi thế của huyện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Huyện Tân Kỳ cũng đã tích cực chủ động phối hợp làm việc với các nhà đầu tư, các ban ngành cấp tỉnh để mời gọi các nhà đầu tư về đầu tư tại Tân Kỳ.

2. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư trước và sau cấp phép:

a) Phối hợp giữa các cấp, ngành liên quan đến công tác thu hút đầu tư:

UBND huyện đã phối hợp tốt với các Sở ban ngành trong khâu chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh.

Theo đó, tại bước chủ trương đầu tư, các nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất, hiện trạng, nguồn gốc đất, sự phù hợp quy hoạch ngành/lĩnh vực, hình thức giao đất/cho thuê đất, vấn đề bảo vệ môi trường được xác định tương đối cụ thể, làm cơ sở quyết định chủ trương đầu tư đảm bảo phù hợp quy định pháp luật.

b) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sau cấp phép:

UBND huyện đã chỉ đạo các ngành các cấp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, nhất là công tác bồi thường, GPMB, cho các công trình, dự án trọng điểm. Vì vậy, năm 2017 đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Showroom ô tô và dịch vụ thương mại trên đường Hồ Chí Minh tại xã Kỳ Tân; Trung tâm Siêu thị điện máy; Khởi công Nhà máy May Nghĩa Đồng; Chuẩn bị khởi công Chợ Thị Trấn. Triển khai công tác đền bù GPMB dự án Nhà máy sản xuất gạch ngói công nghệ cao Bình An Tân Kỳ tại Thung 70 xã Tân Long.

c) Kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ, không triển khai

Phối hợp với các Sở ngành cấp tỉnh rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư từ trước đến nay để kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý từng dự án cụ thể. Năm 2017 đã phối hợp với các ngành cấp tỉnh chấm dứt hoạt động, thu hồi GCNĐT và các văn bản liên quan đối với 2 dự án: Khai thác mỏ đá ốp lát tại xã Đồng Văn do Công ty CPĐT và thương mại Kim Việt Làm Chủ đầu tư và Dự án khai thác mỏ đá ốp lát tại xã Tân Xuân, Giai xuân do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng làm Chủ đầu tư. Gia hạn thời gian dự án: Đầu tư và chế biến đá Granit và Mable tại khối 3, Thị trấn do Công ty TNHH Kiểu Phương làm Chủ đầu tư[1]. Giản tiến độ và hoàn thành các thủ tục dự án Nhà máy Gạch Ngói Tuy Nen xã Nghĩa Hoàn do Hợp tác xã Làng nghề ngói Cừa làm Chủ đầu tư[2].

3. Kết quả đạt được:

a) Về sản xuất công nghiệp:

– Về lĩnh vực sản xuất vật liệu: Tiếp tục thi công dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại xóm Thắm xã Nghĩa Hoàn. Tuy nhiên, do mâu thuẩn nội bộ của các Nhà đầu tư, nên tiến độ triển khai của dự án còn chậm.

Về phát triển gạch không nung: Theo số liệu thống kê, có 15 cơ sở do các hộ gia đình sản xuất, sản phẩm chủ yếu là gạch táp lô với sản lượng năm 2017 đạt mức 29 triệu viên, tuy nhiên việc tiêu thu còn gặp nhiều khó khăn. Chuẩn bị khởi công xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung tại xã Nghĩa Hoàn do Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp xã Nghĩa Hoàn làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.

Trong năm 2017, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Nhà máy sản xuất gạch ngói công nghệ cao Bình An Tân Kỳ tại Thung 70 xã Tân Long với tổng mức đầu tư là 97,7 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Xe Máy Bình An làm Chủ đầu tư.

– Về lĩnh vực khai thác khoáng sản: Đến nay, trên địa bàn có 23 đơn vị khai thác khoáng sản được cấp phép hoạt động, tăng 2 đơn vị so với 2016, trong đó:

+ Khai thác đá xây dựng: Có 03 đơn vị đã được cấp phép và đang tiến hành khai thác tại Nghĩa Hoàn, Giai xuân, Tân xuân;

+ Khai thác đá vôi, đá ốp lát: Có 04 đơn vị đã cấp phép, trong đó: Công ty TNHH Hoàng Danh đang tiến hành khai thác tại xã Tân Hợp; Công ty Đông Bắc đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (ngày 27/3/2017, UBND tỉnh có Quyết định 1210/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 142 tỷ đồng). Công ty TNHH Tín Hoằng và Công ty CP Kim việt đã được UBND tỉnh chấm dứt hoạt động tại Quyết định số 5823/QĐ-UBND ngày 01/12/2017.

 + Khai thác cát sỏi: Có 15 đơn vị đã cấp phép, trong đó: có 13 đơn vị đang khai thác (tăng 2 đơn vị so với 2016); Có 02 đơn vị chưa khai thác do nhân dân 2 xã Nghĩa Đồng và Nghĩa Dũng chưa đồng thuận;

+ Có 01 đơn vị khai thác đất sét đang hoạt động.

b) Đối với lĩnh vực nông nghiệp:

– Mô hình phát triển kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, đến nay trên địa bàn có 86 trang trại theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT. Một số mô hình hoạt động có hiệu quả, như: Mô hình chăn nuôi Bò Sữa tại xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, Nghĩa thái, Tân phú  và Nghĩa hoàn tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn 5 xã đã có khoảng 177 con Bò Sữa, tăng 62 con so với 2016 với sản lượng sữa tươi là 698 tấn. Đã hình thành và liên kết với nhà máy sữa Vinamilk để tiêu thụ sản phẩm sữa.

– Trong năm 2017 đã chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên cây mía tại Giai Xuân 120ha, Tân Xuân 50ha, Nghĩa Đồng 50ha; UBND tỉnh đã có Quyết định 30/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Xây dựng trại mía giống công nghệ cao do Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4-Sông con làm Chủ đầu tư tại Tiểu khu 841 xã Giai xuân với tổng mức đầu tư 29,4 tỷ đồng.

c) Đối với lĩnh vực dịch vụ: Hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Showroom ô tô và dịch vụ thương mại trên đường Hồ Chí Minh tại xã Kỳ Tân với diện tích 20.023,5m2, siêu thị điện máy tại ngã tư bách hóa với diện tích 1.171,1m2. UBND tỉnh đã có Quyết định 1479/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 chấp thuận chủ trương đầu tư, xây dựng, sở hữu kinh doanh Chợ Tân Kỳ do HTX đầu tư xây dựng quản lý và khai thác chợ Hải An làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 177 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công cuối năm 2017. Nhà đầu tư (HTX Hải An) đã ký cam kết với UBND tỉnh đầu tư Trung tâm văn hóa thể thao, khách sạn và dịch vụ thương mại huyện Tân Kỳ với tổng mức đầu tư khoảng 86 tỷ đồng.

Lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ ½.000 khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch cộng đồng Làng Nghề Dệt thổ cẩm Thái Minh xã Tiên Kỳ với diện tích khoảng 45 ha.

d) Lĩnh vực văn hóa xã hội: Năm 2017, UBND tỉnh đã có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 02 dự án, gồm: Trường Mầm Non Sao Mai do Công ty Cổ Phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng công trình Miền Trung làm Chủ đầu tư tại Khối 6, Thị trấn Tân Kỳ với tổng mức đầu tư 20,5 tỷ đồng; Bệnh viên tư nhân Đa khoa An phát do Công ty TNHH Đạt An Phát làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Đồng thời Công ty Cổ Phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng công trình Miền Trung đang lập thủ tục xin chủ trương đầu tư Khu vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp tại Khối 6, Thị trấn Tân Kỳ.

3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân:

a) Khó khăn, tồn tại:

– Năm 2017, số lượng dự án được cấp phép tăng so với 2016, nhưng số lượng dự án lớn còn ít, chủ yếu là các dự án nhỏ, vốn đầu tư ít.

– Công tác theo dõi, đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra các dự án sau cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác giải quyết các thủ tục trước và sau cấp GCNĐT của các sở, ngành chưa đồng bộ, còn chậm.

– Một số dự án triển khai trên địa bàn còn vướng mắc trong công tác đền bù, GPMB.

b) Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

– Một số lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư so với các địa phương khác còn thấp. Tân Kỳ chưa có những yếu tố đủ mạnh, đặc biệt để thu hút được dự án lớn, trọng điểm làm động lực phát triển và lan tỏa thu hút đầu tư .

– Tân Kỳ vẫn là huyện nghèo, kinh tế chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Tân Kỳ nằm ở giữa 2 huyện Đô Lương và Thái Hòa là 2 vùng đất có truyền thống kinh doanh, buôn bán từ lâu. Nên việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn.

– Tài nguyên khoáng sản Tân kỳ tương đối phong phú, nhưng chất lượng còn thấp, trữ lượng không nhiều;

– Quy trình thủ tục đầu tư tuy đã được cải tiến rút gọn nhưng thời gian xử lý thực tế tại một số sở, ngành còn chậm.

* Nguyên nhân chủ quan:

– Cấp ủy, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, để công tác GPMB một số dự án kéo dài, gây khó khăn cho nhà đầu tư, như dự án Chợ Thị Trấn.

– Nhận thức của một số nhà đầu tư chưa đúng tầm, nội bộ mất đoàn kết như dự án: Nhà máy gạch ngói Tuy Nen công nghệ cao tại Cụm CNN xã Nghĩa Hoàn; Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại xóm Thắm xã Nghĩa Hoàn.

II. KẾ HOẠCH XÚC TIẾN, MỜI GỌI CÁC DỰ ÁN NĂM 2018.

1. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đã và đang triển khai.

– Tạo điều kiện về mặt hồ sơ, pháp lý để Công ty Hoàng Nguyên làm các thủ tục cần thiết để được cấp mỏ.

– Tiếp tục giải quyết những khó khăn về mặt bằng và các thủ tục pháp lý khác để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án: Chợ Thị Trấn; Nhà máy gạch ngói Tuy Nen công nghệ cao tại Cụm CNN xã Nghĩa Hoàn; Nhà máy sản xuất gạch ngói công nghệ cao Bình An Tân Kỳ tại Thung 70 xã Tân Long; Khu vui chơi giải tri và dịch vụ tại Khối 6, Thị trấn Tân Kỳ…

2. Định hướng mời gọi đầu tư các dự án năm 2018

– Về lĩnh vực công nghiêp: Tập trung thu hút nguồn lực đầu tư vào công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Cụ thể: Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục đầu tư để khởi công dự án: Khu chế biến, bãi thải, văn phòng phụ trợ của dự án khai thác đá hoa tại khu vực đồi Eo Cát xã Tân Xuân; Nhà máy gạch ngói Tuy Nen công nghệ cao tại Cụm CNN xã Nghĩa Hoàn; Khởi công dự án Nhà máy sản xuất gạch ngói công nghệ cao tại xã Tân Long. Đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại xóm Thắm xã Nghĩa Hoàn. Tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án: Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn; Nhà máy sản xuất gạch granite tự nhiên, nhân tạo tại Cụm CNN xã Nghĩa Dũng và Đồng Văn; Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su, Nhà máy May, Da dày tại xã Tân Phú…

– Về lĩnh vực Dịch vụ: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà đầu tư xây dựng Chợ Thị Trấn; Phối hợp với Nhà đầu tư để xin chủ trương đầu tư dự án Trung tâm văn hóa tổ chức sự kiện, khách sạn tại vị trí Chợ Thị trấn; Tổ chức mời gọi đầu tư các dự án phát triển dịch vụ 2 bên đường Hồ Chí Minh và tại trung tâm Thị trấn Tân Kỳ. Cụ thể: Bến xe liên tỉnh và Trạm dừng nghỉ cơ giới đường bộ trên đường Hồ Chí Minh; Khu đô thị tại xã Kỳ Sơn và Thị trấn; khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch cộng đồng Làng Nghề Dệt thổ cẩm Thái Minh xã Tiên Kỳ

– Về lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, các dự án vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến nông sản và tiêu thu sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở rộng quy mô chăn nuôi Bò Sữa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại bằng các mô hình: Sản xuất rau sạch, cây ăn quả, mô hình vườn sinh thái, trồng cam công nghệ cao,…

– Vê lĩnh vực văn hóa xã hội: Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công dự án Trường MN Sao Mai; xin chủ trương đầu tư dự án khu vui chơi giải trí và dịch vụ tại khối 6 Thị Trấn Tân Kỳ.

3. Nhiệm vụ và giải pháp tập trung chỉ đạo:

a)Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, huy động cả hệ thống chính trị tham gia tích cực trong công tác vận động mời gọi đầu tư và thực hiện dự án.

– Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đã và đang triển khai;

– Tận dụng các mối quan hệ để tích cực vận động, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

– Tham gia tích cực trong công tác vận động đền bù giải phóng mặt bằng, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đầu tư, trước mắt tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân GPMB tại khu vực Chợ Thị trấn.

b) Tích cực vận động, xúc tiến mời gọi đầu tư

– Phối hợp với các Báo, đài Trung ương, địa phương để thực hiện các chuyên đề quảng bá hình ảnh Tân kỳ, đặc biệt là các tiềm năng thế mạnh của huyện để mời gọi các nhà đầu tư.

– Cung cấp các thông tin danh mục các dự án cần mời gọi đầu tư cho các ngành cấp tỉnh để đăng tải trên cổng thông tin của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục đăng tải trên cổng thông tin của huyện.

– Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành từ Trung ương đến tỉnh. Tích cực chủ động, phối hợp làm việc với các ban ngành cấp tỉnh, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh để mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư;

– Hàng năm, tổ chức đối thoại với các Doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt nam

c) Tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch:

– Cống bố điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ở cấp huyện và cấp xã. Đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2018. Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng nhằm minh bạch hóa tiếp cận nguồn lực đất đai, đảm bảo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

– Tiếp tục lập quy hoạch chi tiết 2 bên đường Hồ Chí Minh tại Thị trấn Tân Kỳ và quy hoạch chi tiết mở rộng Thị trấn Tân Kỳ, quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch làng nghề Thổ cẩm xóm Thái Minh xã Tiên Kỳ.

d) Tạo môi trường thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư;

– Tổ chức thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch các thông tin về các chủ trương, chính sách, quy hoạch, các chương trình dự án mời gọi đầu tư. Sử dụng có hiệu quả công thông tin điện tử của huyện để cung cấp các thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu các thông tin.

 – Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn, đặc biệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp nhỏ, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

– Tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư tại huyện, đặc biệt là cam kết thực hiện tốt công tác đền bù GPMB, bàn giao mặt bằng sạch khi có nhà đầu tư vào đầu tư.

– Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và thực thi công vụ, từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước./.

III. CÁC BIỂU PHỤ LỤC KÈM THEO

Phụ lục 1. Tình hình triển khai các dự án trên địa bàn

Phụ lục 2. Tình hình triển khai các dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép

Phụ lục 3. Rà soát các dự án chậm tiến độ không triển khai trên địa bàn giai đoạn 2014-2017

Phụ lục 4. Danh mục các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư 2017

Phụ lục 5. Thông tin các dự án kêu gọi đầu tư trong thời gian tới

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN KỲ

Phụ lục 5. THÔNG TIN CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

DỰ ÁN 1: DỊCH VỤ CUNG CẤP XĂNG DẦU VÀ TRẠM DỪNG NGHỈ BẾN XE LIÊN TỈNH TRÊN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Dịch vụ cung cấp xăng dầu và trạm dừng nghỉ bến xe liên tỉnh trên đường Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu hoạt động: Cung cấp dịch vụ xăng dầu, trạm dừng nghỉ kết hợp với các dịch vụ cung cấp xăng dầu, nhà lưu trú, nhà hàng.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư

4. Quy mô đầu tư: Vốn đầu tư dự kiến: Khoảng 100 tỷ đồng; Diện tích đất sử dụng: 5,0 ha

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của pháp luật.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Dự án nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh nên thuận tiện cho phương tiện giao thông trên tuyến đường này dừng nghỉ; Hiện nay, trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh qua Nghệ An chưa có trạm dừng nghỉ. Đồng thời, Chính phủ chuẩn bị triển khai dự án đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn qua huyện Tân Kỳ. Nên việc kêu gọi đầu tư dự án là hết sức cần thiết đáp ứng tốt nhu cầu dừng, nghỉ, cung cấp xăng dầu của các phương tiện đi qua 2 tuyến đường trên.

– Hiệu quả dự án: Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ xăng dầu và trạm dừng nghỉ cho phương tiện lưu thông trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Dự án nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh, diện tích sử dụng đất tương đối rộng nên thuận tiện trong việc khai thác tối đa hiệu quả của dự án.

7. Địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm dự án: Vị trí địa điểm cụ thể: Phía Bắc giáp đất nông nghiệp, Phía Nam giáp đường mòn Hồ Chí Minh, phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây giáp đường nối từ xã Kỳ Sơn đi đường mòn Hồ Chí Minh; Thuộc Khối 6, Thị Trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020; Phù hợp với Quyết định 1590/QĐ-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông Vận tải

– Khó khăn địa điểm: Địa bàn thuộc huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Việc thu hút đầu tư các dự án gặp nhiều khó khăn.

DỰ ÁN 2: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT ĐÁ SIÊU MỊN

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn Tân Kỳ.

2. Mục tiêu hoạt động: Khai thác hiệu quả vốn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trên địa bàn, sản xuất bột đá trắng siêu mịn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp trên thị trường.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

4. Quy mô đầu tư: Khoảng 100 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất: 4,0 Ha.

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của PL.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản Tân kỳ tương đối phong phú, đa dạng, chủ yếu là để sản xuất vật liệu xây dựng, gồm các loại sau: Đá Granit khoảng 300ha; Đá Marble vàng khoảng 100ha được phân bổ tập trung tại xã Đồng Văn. Quặng Đá Kim phân bổ tại xã Đồng Văn khoảng 150ha; ở xã Tân hợp, Giai xuân khoảng 200ha; Đá trắng phân bổ tại các xã: Tân hợp 200ha, Tân xuân 50ha, Tiên kỳ 50ha; Quặng Thiếc tại xã Tân Hợp khoảng 800ha; Các loại nguyên liệu sản xuất xi măng: Đá vôi khoảng 3000ha phân bổ tại Lèn Rỏi; Đất Sét tại Nghĩa Dũng khoảng 300 ha. Hiện nay, nhu cầu về bột đá trắng siêu mịn là rất lớn, bột đá trắng siêu mịn được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp là điều quan tâm lớn của các nhà máy công nghiệp. Vì vậy, đầu tư nhà máy chế biến bột đá trắng siêu mịn là hết sức cần thiết.

– Hiệu quả dự án: Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa bàn, bột đá siêu mịn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp.

5. Mô tả địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm: Vị trí địa điểm dự án dự kiến đặt tại Cụm Công nghiệp nhỏ xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh và nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020.

– Khó khăn của địa điểm dự án: Địa bàn thuộc huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Việc thu hút đầu tư các dự án gặp nhiều khó khăn.

DỰ ÁN 3. NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE TỰ NHIÊN NHÂN TẠO

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Nhà máy sản xuất đá Granite tự nhiên nhân tạo.

2. Mục tiêu hoạt động: Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có sản xuất đá granite tự nhiên nhân tạo nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

4. Quy mô đầu tư: Vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 4,0 Ha.

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của PL.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Dự án có nguồn nguyên liệu tương đối phong phú và thuận lợi; Tài nguyên khoáng sản Tân kỳ tương đối phong phú, đa dạng, chủ yếu là để sản xuất vật liệu xây dựng, gồm các loại sau: Đá Granite khoảng 300ha; Đá Marble vàng khoảng 100ha được phân bổ tập trung tại xã Đồng Văn. Quặng Đá Kim phân bố tại xã Đồng Văn khoảng 150ha; ở xã Tân hợp. Đá granite ngày nay được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, với các ưu điểm như: Bền, dễ lau chùi vệ sinh, nhiều màu sắc cũng như kiểu dáng bề mặt, giá thành hợp lý nên ngày nay đá granite hầu như có mặt ở các công trình từ lớn tới bé, từ các văn phòng cao ốc cho đến hộ gia đình.

– Hiệu quả dự án: Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sản xuất đá granite đáp ứng nhu cầu lớn trong lĩnh vực xây dựng hiện nay.

7. Địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm: Vị trí địa điểm dự án dự kiến đặt tại Cụm Công nghiệp nhỏ xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020.

– Khó khăn của địa điểm dự án: Địa bàn thuộc huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Việc thu hút đầu tư các dự án gặp nhiều khó khăn.

DỰ ÁN 4. NHÀ MÁY MAY TÂN KỲ

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Nhà máy May Tân Kỳ.

2. Mục tiêu hoạt động: Gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc, góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng của ngành kinh tế dệt may trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho người dân lao động trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Tân Kỳ.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư

4. Quy mô đầu tư: Vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 4,0 Ha.

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của PL.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Dự án nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh có giao thông thông suốt thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và dễ thu hút lao động đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy.

– Hiệu quả dự án: Góp phần gia tăng tỷ trọng của ngành kinh tế dệt may, giải quyết việc làm cho người dân lao động trên địa bàn.

7. Địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm: Vị trí địa điểm dự án dự kiến đặt tại Cụm Công nghiệp nhỏ xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020.

– Khó khăn địa điểm dự án: Dự án thuộc địa bàn huyện miền núi cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Việc thu hút đầu tư các dự án gặp nhiều khó khăn.

DỰ ÁN 5. KHU DU LỊCH SINH THÁI HANG MÓ GẮN VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG NGHỀ THỔ CẨM THÁI MINH XÃ TIÊN KỲ

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch cộng đồng làng nghề thổ cẩm Thái Minh xã Tiên kỳ.

2. Mục tiêu hoạt động: Xây dựng khu du lịch sinh thái để khách đến vùng du lịch Hang Mó, cộng đồng làng nghề thổ cẩm Thái Minh xã Tiên Kỳ. Đảm bảo các dịch vụ cần thiết cho du khách. Tạo sinh kế bền vững cho người dân gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư

4. Quy mô đầu tư: Vốn dự kiến đầu tư khoảng 50 tỷ đồng, Diện tích sử dụng đất khoảng 10 Ha.

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của PL.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng làng nghề là một hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp nông thôn đang được sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại các làng nghề, bên cạnh đó vùng du lịch Hang Mó xã Tiên Kỳ được thiên nhiên ưu đãi vẻ đẹp có tiềm năng thu hút du khách. Lượng khách quan tâm đến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng lớn, nên đầu tư dự án là hết sức cần thiết.

– Hiệu quả dự án: Bảo tồn tài nguyên du lịch một cách bền vững, đồng thời tạo cơ hội cho người dân địa phương có thu nhập thông qua việc sử dụng các tài nguyên của địa phương.

7. Địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm dự án:Vị trí địa điểm dự án dự kiến đặt tại Làng nghề Dệt Thổ Cẩm Thái Minh và Hang Mó xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020; Quyết định 718/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt nhiệm vụ phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch công đồng làng nghề thổ cẩm Thái Minh xã Tiên kỳ

– Khó khăn của địa điểm dự án: Dự án thuộc huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; hệ thống cấp điện, nước chưa có; hệ sinh thái còn nguyên sơ.

DỰ ÁN 6. KHU DU LỊCH SINH THÁI THUNG KHIỂN GẮN VỚI CÂY SANH NGÀN TUỔI:

1. Tên dự án kêu gọi đầu tư: Khu du lịch sinh thái Thung Khiển gắn với cây Sanh ngàn tuổi.

2. Mục tiêu hoạt động: Xây dựng khu du lịch sinh thái để khách đến vùng du lịch Thung Khiển gắn với cây Sanh ngàn tuổi. Đảm bảo các dịch vụ cần thiết cho du khách. Tạo sinh kế bền vững cho người dân gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

3. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

4. Quy mô đầu tư: Vốn đầu tư dự kiến khoảng 50 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng khoảng 100 ha.

5. Thời hạn: Thời hạn cho thuê đất tối đa 50 năm và được gia hạn theo quy định của PL.

6. Phân tích thị trường:

– Thuận lợi: Khu du lịch sinh thái Thung Khiển thuộc địa phận xã Tân Hợp, khu vực là rừng phòng hộ đầu nguồn, có hệ sinh thái và thảm thực vật tương đối phong phú, đặc biệt có hệ thống hang động đẹp, cây Sanh ngàn tuổi thuộc địa phận xã Giai Xuân có vị thế đẹp và đã được xếp hạng cây di sản. Lượng khách quan tâm đến du lịchsinh thái ngày càng lớn, nên đầu tư dự án là hết sức cần thiết nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế của địa phương.

– Hiệu quả dự án: Khai thác được thế mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên của địa điểm. Bảo tồn tài nguyên du lịch một cách bền vững, đồng thời tạo cơ hội cho người dân địa phương có thu nhập thông qua việc sử dụng các tài nguyên của địa phương.

7. Địa điểm dự án:

– Mô tả địa điểm dự án: Vị trí địa điểm dự án dự kiến đặt tại Hang Thung Khiển xã Tân Hợp và Cây Sanh Ngàn tuổi xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ.

– Giá thuê đất: Theo quy định của Bộ Tài chính và Quyết định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

– Lợi thế so sánh của địa điểm dự án: Dự án nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân kỳ đến năm 2020.

– Khó khăn của địa điểm dự án: Dự án nằm trong khu vực cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hệ thống cấp điện, nước chưa có.

(Nhà đầu tư có thể đầu tư các dự án khác ngoài danh mục các dự án trên theo quy định pháp luật)


[1] Hoàn thành nghĩa vụ tài chính tiền thuê đất 80.993.000 đồng, thuế phi nông nghiệp 972.000 đồng và nộp tiền bổ sung trong thời gian gia hạn 30 ngày trước 30/12/2017; Tiếp tục triển khai các hạng mục còn lại trước ngày 15/01/2018, hoàn thành dự án vào hoạt động  trước ngày 30/11/2019.

[2] Hoàn thành các thủ tục quy hoạch, đất đai trước ngày 28/02/2018; khởi công dự án trước ngày 15/3/2018 và hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 30/11/2019.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây