Giới thiệu khái quát thị xã Thái Hòa
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1, Một số thông tin cơ bản:
Thị xã Thái Hòa công bố thành lập từ ngày 10/5/2008 theo Nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ; nằm ở vị trí phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn; phía Tây, Nam và Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn. Tổng diện tích 13.484,3 ha đất tự nhiên, dân số 65.021 người.
Thái Hòa nằm cách Quốc lộ 1A theo hướng Đông 33km, cách thành phố Vinh 90 km về phía Nam. Có Quốc lộ 48 là trục chính đi qua theo hướng đông tây, phía Bắc có Quốc lộ 15A, phía Nam có tỉnh lộ 545 đi Tân Kỳ, phía Đông có đường Hồ Chí Minh đi qua.
Thái Hoà là thị xã miền núi có địa hình khá phức tạp, có hướng dốc tự nhiên về phía Đông Nam, cơ bản là đồi núi thấp, độ cao trung bình từ +40m đến +70m so với mực nước biển, sông Hiếu chảy cắt ngang từ Bắc sang Nam với chiều dài khoảng 6,5Km chia cắt thị xã thành 2 vùng Đông sông Hiếu và Tây sông Hiếu.
- Tiềm năng, thế mạnhvề thu hút đầu tư
– Thị xã nằm ở vị trí địa lý quan trọng, được xác định là trung tâm trong Quy hoạch chung vùng Phủ Quỳ và vùng trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội của miền tây Nghệ An;
– Thị xã có các trục chính giao thông kết nối thuận lợi với các địa phương trong và ngoài tỉnh (đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ 48, 48E, 48D, 15A, tuyến đường Thái Hòa – Hoàng Mai…
– Thị xã có nguồn nhân lực dồi dào, dân trí khá cao.
- Tính hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015
Những năm vừa qua, trong điều kiện còn gặp một số khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Thị xã, sự đồng thuận của hệ thống chính trị, nỗ lực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp nên Thị xã Thái Hòa đã đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các mặt.
– Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, trong điều kiện khó khăn chung nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vẫn đạt khá cao ( hàng năm đạt trung bình 7,3% theo cách tính mới), thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực đúng hướng.
– Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng và chung sức xây dựng, đến hết năm 2015 thị xã được công nhận là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới.
– Công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Các dịch vụ vận tải, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển nhanh,năm 2010 có 7 tổ chức tín dụng, hiện nay đã có 12 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn.
– Thu ngân sách nhà nước hàng năm tăng khá. Năm 2015, thu ngân sách đạt 107.000 triệu đồng, 6 tháng năm 2016 đạt 54.233 triệu đồng bằng 45,3% kế hoạch Công tác phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư được quan tâm, đạt một số kết quả bước đầu quan trọng. Trên địa bàn, có 234 doanh nghiệp, 08 hợp tác xã đang hoạt động, đóng góp quan trọng vào tổng thu ngân sách của Thị xã.
– Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đầu tư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang dần hình thành, bao gồm: giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, công viên, cây xanh,…; hệ thống điện chiếu sáng đã bao phủ hầu hết các tuyến đường chính khu vực nội thị; trên 90% các tuyến đường giao thông trong khu dân cư được bê tông hóa.
– Văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường được chăm lo và có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn tiến bộ rõ nét; Đến nay có 29/32 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 90,6%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ năm 2010 ở mức 6,9%, đến năm 2015 giảm còn 2,49%. (xếp thứ 2 toàn tỉnh về tỷ lệ giảm nghèo).(tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 3,54)
– Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được đảm bảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; an ninh đô thị, an ninh nông thôn và an ninh tôn giáo ổn định; không có điểm nóng, đột xuất, bất ngờ xẩy ra.
- Tình hình kinh tế-xã hội năm 2016.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,75%. Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,29%, công nghiệp – xây dựng tăng 9,1%, dịch vụ tăng 6,85%.
Thị xã đã được tỉnh cho phép đầu tư các dự án: khu thực nghiệm và vườn ươm công nghệ cao tại xã Đông Hiếu, trung tâm dịch vụ việc làm của sở Lao động tại phường Long Sơn, khu dịch vụ thương mại tổng hợp tại phường Long Sơn, khách sạn ở phường Quang Tiến,… Kết quả nổi bật nữa là đã thu hút được nhà đầu tư Hàn Quốc khởi công xây dựng nhà máy may tại Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Mỹ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục đầu tư khu dịch vụ thương mại tổng hợp ở đường N6 và khu vực phía nam bệnh viện Tây Bắc mới. Một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đang khảo sát, xúc tiên đầu tư xây dựng khách sạn, nhà máy xử lý rác thải,…
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giao dục đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo quốc phòng-an ninh.
- Định hướng phát triển của thị xã đến năm 2020
– Về lĩnh vực dịch vụ
Xác định dịch vụ là lĩnh vực ưu tiên phát triển, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội Thị xã; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn đạt 2,8 – 3,0 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Chú trọng phát triển ngành thương mại, tín dụng ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch và khoa học công nghệ.
– Phát triển dịch vụ thương mại: Bố trí các công trình thương mại, dịch vụ dọc quốc lộ 48, đường N6, đường Trục chính, tâm điểm là khu vực ngã 5 phường Hoà Hiếu và phường Long Sơn bao gồm: khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị,…; nâng cấp, cải tạo Chợ Hiếu. Xây dựng khu thương mại – dịch vụ, tài chính – ngân hàng, dịch vụ tổng hợp và dịch vụ văn phòng cho thuê tại khu vực Đồng Lầy – Gốc Gạo. Tập trung xây dựng 02 khu phức hợp dịch vụ thương mại (tại vị trí Nhà máy dầu thực vật, xã Tây Hiếu và vị trí quy hoạch tại phường Long Sơn).
– Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Tiếp tục thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng mở chi nhánh, trụ sở giao dịch trên địa bàn. Tiếp tục duy trì và phát triển các quỹ tín dụng nhân dân. Đến năm 2020 có khoảng 15 – 20 tổ chức tín dụng, ngân hàng và các công ty tài chính hoạt động trên địa bàn; tổng vốn huy động khoảng 3500 – 4000 tỷ đồng. Xây dựng khu vực cho thuê đặt các phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng gắn với các khu trung tâm dịch vụ thương mại, nhà ở cao tầng.
– Bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch. Trọng tâm là xây dựng Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc, Khu tưởng niệm Bác Hồ về thăm Đông Hiếu, Khu lâm viên Bàu Sen. Hình thành các tuyến giao thông liên kết với các di tích trên địa bàn và vùng Phủ Quỳ, từ đó phát triển các khu du lịch về văn hóa tín ngưỡng, truyền thống, sinh thái nghỉ dưỡng và các địa điểm du lịch gắn với các trung tâm dịch vụ thương mại. Phát triển các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống có chất lượng cao như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,…
– Về lĩnh vực công nghiệp
Ưu tiên thu hút phát triển công nghiệp chế biến (cà phê, cao su, dầu thực vật, thức ăn gia súc), công nghiệp chế tạo công cụ và sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới, may mặc xuất khẩu. Hoàn chỉnh quy hoạch Khu Công nghiệp Phủ Quỳ, đầu tư hạ tầng cho các Cụm Công Nghiệp Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận và Tây Hiếu.
– Về lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao (trồng cỏ, cây thức ăn cho chăn nuôi bò, bò sữa; trồng: rau, củ, quả, hoa, cây ăn quả, cây cà phê, cao su và các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khác).
- Một số nhiệm vụ trọng tâmvề thu hút đầu tư trong thời gian tới.
– Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các lĩnh vực … theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả cơ chế giao dịch một cửa.
– Tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu về các tiềm năng, thế mạnh của thị xã; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Tăng cường phối hợp trong vận động, xúc tiến đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn (các nhà đầu tư lớn) tham gia đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch; khuyến khích sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp.
– Tưng bước hoàn thiện hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Làm tốt công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ các dự án.
– Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề góp phần hình thành đội ngũ nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương và vùng;
– Khuyến khích các doanh nghiệp, tiến hành đổi mới, ứng dụng khoa học – công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu riêng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý hành chính và trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc hằng ngày của các ngành, các cấp.
– Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đâu tư.
LỊCH SỬ VĂN HÓA
Thái Hòa xưa và nay
Thái Hòa nguyên tên gọi của thị trấn huyện lỵ Nghĩa Đàn, tên gọi đó có từ sau khi huyện Nghĩa Đàn khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Buổi đầu gọi là thị bộ Hiếu, đến năm 1946 gọi là xã Thái Hòa. Thực hiện Nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Chính Phủ “về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa”. Lễ công bố thành lập thị xã vào ngày 10 tháng 05 năm 2008. Thị trấn Thái Hòa có tên gọi là phường Hòa Hiếu.
Thái Hòa là một trong những cái nôi của Người Việt Cổ. Di chỉ khảo cổ làng Vạc với những chiếc trống đồng biểu tượng rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn từ thuở Vua Hùng dựng nước. Thái Hòa còn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Bazan; Nơi có hai nông trường đầu tiên của tỉnh Nghệ An là nông trường Đông Hiếu và Tây Hiếu, tiền thân là những đồn điền cao su, cà phê của người Pháp. Đặc biệt nông trường Đông Hiếu vinh dự được đón Bác về thăm vào ngày 10 tháng 12 năm 1961. Cư dân Thái Hòa chủ yếu người Kinh, Thái, Thổ.
Từ xưa Thái Hòa là vùng đất thuộc phủ Quỳ Châu, còn có tên gọi quen thuộc là Phủ Quỳ. Năm Minh Mệnh thứ hai (1840), tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An được triều đình nhà Nguyễn sắp xếp lại; Phủ Quỳ chia ra thành lập thêm một huyện mới đặt tên là huyện Nghĩa Đường. Năm 1885, vua Đồng Khánh đã cho đổi Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn (vì húy kỵ tên vua). Tên huyện Nghĩa Đàn bắt đầu từ đó. Thái Hòa lại là vùng đất thuộc huyện Nghĩa Đàn.
Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã cho khai mở vùng đất này lập nhiều đồn điền để trồng cà phê, cao su. Theo đó, người thập phương tứ xứ vì nhiều cảnh ngộ khác nhau họ đến đây lập nghiệp; Người thì đi làm thuê cho các ông chủ đồn điền (họ bị gọi là Phu đồn điền); Người làm nghề thủ công nghiệp; Người thì làm nghề buôn bán, dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu của những ông chủ đồn điền, quan lại và những người giàu có đã có nhiều dịch vụ ăn chơi như: Nhà Thổ, cô đầu, sòng bạc, bàn đèn thuốc phiện mọc lên ở Phố Hiếu. Phố Hiếu trở thành nơi ăn chơi có tiếng, chỉ sau thị xã Vinh lúc bấy giờ.
Khí hậu khắc nghiệt, lao động lam lũ, nơi ở tạm bợ cùng với sự bóc lột của thực dân Pháp và quan lại của triều đình nhà Nguyễn, Thời đó vùng đất này nổi tiếng là “ Ma thiêng, nước độc”
Đồn điền Hao hiếu ê chề,
Nam đi mất xác, nữ về ra ma.
Hoặc: Ai đi Hao hiếu Phủ Quỳ,
Ngày đi thì có, ngày về thì không.
Những câu ca của “Phu đồn điền”, những người miền xuôi lên đây làm ăn sinh sống đã nói lên điều đó.
Thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị, chính quyền thực dân Pháp – Phong kiến không chú ý gì đến việc xây trường học, bệnh viện. Cả vùng Phủ Quỳ chỉ có một trường sơ học yếu lược với ba lớp: Năm, ba, tư (Tương đương lớp 1, lớp 2, lớp 3 hiện nay). Trường chủ yếu dành cho con em các ông chủ đồn điền, tầng lớp quan lại và những gia đình giàu có; Còn hầu hết mọi người dân đều mù chữ. Người dân khi ốm đau chỉ nhờ vào các thầy lang, thầy mo, thầy cúng.
Ngày nay thị xã Thái Hòa có bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An phục vụ cho cả vùng miền tây xứ nghệ. Trung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thị xã. Giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thị xã có 32 trường của 4 cấp học, gồm Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Nhiều học sinh Thái Hòa đã trở thành giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ và cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được chăm lo. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, rộng khắp đến từng khối phố, khu dân cư; Tham gia các giải thể thao, văn nghệ do tỉnh Nghệ An tổ chức bao giờ thị xã Thái Hòa cũng có giải thưởng.
Từ một cụm dân cư mang tính chất thị tứ giữa vùng trung du miền núi Phủ Quỳ, nhà ở hầu hết là nhà tranh, vách nứa đơn sơ; đêm đêm thắp sáng bằng ngọn đèn dầu. Một Phố Hiếu với mấy quán ăn bình dân, mấy hiệu sửa chữa xe đạp, gò hàn, vàng bạc, may mặc, rèn dao, cuốc; Có vài chiếc ô tô chạy bằng than tuyến Phố Hiếu – Vinh và ngược lại. Đến nay Thái Hòa là đô thị trẻ của miền Tây xứ nghệ, nhà có số, đường phố có tên, điện sáng thâu đêm trên mọi ngã đường, ngõ phố. Thương mại, dịch vụ phát triển, nhà hàng, khách sạn, siêu thị buôn bán sầm uất diễn ra ở mọi điểm dân cư. Các tuyến đường giao thông trục ngang, trục dọc được làm mới, mở rộng. Cầu Hiếu 2 với quy mô 4 làn xe đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Thị xã. Nhiều hộ gia đình đã có xe tải, xe ca, xe con. Các khu phố mới hình thành. Nhà ở mái ngói, mái bằng, cao tầng, không còn nhà tạm bị dột nát.
Với vị trí địa lý là vùng trung tâm của Tây bắc Nghệ An, Thái Hòa đã, đang là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư. 10 năm thành lập thị xã đã có khoảng 50 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thực hiện khoảng 2200 tỷ đồng. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội và kết cấu hạ tầng cơ sở, chăc chắn trong thời gian tới thị xã sẽ là Thành phố Thái Hòa theo quy hoạch vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ của Chính phủ. Thành phố trẻ xinh đẹp của vùng Tây Bắc Nghệ An./.
Lê Hồng Thắng
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG-AN NINH NĂM 2017
Đặc điểm tình hình: Trong điều kiện còn có nhiều khó khăn do thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, cắt giảm vốn đầu tư công, kết cấu hạ tầng phần lớn đang dở dang. Nhưng được sự lãnh đạo của Thị uỷ, sự giám sát của HĐND, sự quan tâm giúp đỡ của các ban, ngành cấp tỉnh, cùng với sự đồng thuận và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều đề án quan trọng trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, vệ sinh môi trường, giáo dục- đào tạo…, nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường thu hút đầu tư, huy động hiệu quả các nguồn lực, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ANQP. Có 24/24 đạt và vượt Nghị quyết HĐND thị xã, trong đó có 08 chỉ tiêu vượt và 16 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:
- Kết quả đạt được
- Lĩnh vực kinh tế
Kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 ước đạt 7,04% cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 2016 0,29% (tốc độ tăng trưởng năm 2016 đạt 6,75%). Tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tăng trưởng của ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp-xây dựng ( ngành nông, lâm, thủy sản ước tăng 7,47%, ngành công nghiệp-xây dựng ước tăng 9,34%, ngành dịch vụ ước tăng 6,04%) Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 32,3 triệu đồng/người/năm tăng 9,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 1.839 tỷ đồng tăng 15,8% so với năm 2016.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành ước đạt 361,650 tỷ đồng.
Tổng sản lượng lương thực ước đạt 10.552 tấn tăng 6,02% so với năm 2016. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 5.434,9 ha bằng 96,1% cùng kỳ. Tổng diện tích giảm do một số diện tích đất bị thu hồi để GPMB thực hiện một số dự án. Trong đó diện tích lúa 1.621,4 ha tăng 9,1%, năng suất 49,5 tạ/ha, sản lượng 8.026 tấn tăng 12,2% so với năm 2016; ngô và lương thực có hạt khác 692,4 ha bằng 83,9%, năng suất ngô 36,5 tạ/ha; sản lượng 2.526 tấn, bằng 90,3% so với năm 2016; cây lấy củ có chất bột 180,4 ha bằng 67% so với năm 2016; mía 676,1 ha bằng 99,4% năng suất 551,5 tạ/ha, sản lượng 37.283 tấn bằng 99,4% so với năm 2016; cây rau, đậu, hoa cây cảnh 613,7 ha, tăng 3,5% so với năm 2016; cây có hạt chứa dầu 29,8 ha, tăng 26,9% so với năm 2016; cây hàng năm khác 1.596,3 ha, bằng 91,8% năm 2016.
Tổng diện tích cây lâu năm ước 1837,7 ha, bằng 95,5% so với năm 2016. Số diện tích giảm do thanh lý vườn cà phê lâu năm. Trong đó, cây ăn quả 519,5 ha, tăng 3,6%; hồ tiêu 11 ha, bằng 85%, sản lượng 17,4 tấn, tăng 10,3%; cao su 1.266,7 ha, bằng 95,5%, sản lượng 861,4 tấn, tăng 23%; cà phê giảm mạnh chỉ còn 3,2 ha, bằng 4,4% so với năm 2016; chè 19,5 ha, bằng 98% so với cùng kỳ, sản lượng 123,3%, tăng 5,3 so với năm 2016.
Tổng đàn trâu 4.856 con, bằng 96,8%; đàn bò 6.227 con, tăng 5,9% so với năm 2016. Đàn lợn 17.221 con, tăng 15,69% so với năm 2016. Tổng đàn bò sữa 2.852 con, tăng 3%, trong đó, bò sữa trong dân 285 con, tăng 50 con so với năm 2016. Tổng đàn gia cầm 382 ngàn con tăng 9,5% so với năm 2016.
Diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 83,3 ha, tăng 11%, diện tích rừng trồng được chăm sóc 705,6 ha tăng 5,5%, diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 511,3 ha, tăng 0,67% so với năm 2016. Số cây ươm giống lâm nghiệp ước đạt 2.242 ngàn cây, tăng 6,76% so với năm 2016.
Tổng sản lượng thủy sản ươc đạt 593,7 tấn, tăng 4,1%, Trong đó, sản lượng khai thác 19,5 tấn, tăng 8%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 574 tấn, tăng 4,02% so với năm 2016.
Thị xã tích cực hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp với tổng kinh phí 1.448 triệu đồng, trong đó ngân sách thị xã 688 triệu, ngân sách tỉnh 760 triệu. Thị xã hỗ trợ mua 3.420 cây giống bưởi hồng Quang Tiến, hỗ trợ lãi suất mua 18 bò sữa tại hộ gia đình, hỗ trợ thành lập mới 05 hợp tác xã 50 triệu đồng, hỗ trợ mua cá giống 80 triệu đồng. hỗ trợ chi phí mua giống lúa Nam Ưu 209 để thực hiện chương trình ”Cánh đồng lớn” với quy hô 80 ha tại xã Nghĩa Thuận và Nghĩa Mỹ.
Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm bưởi Hồng Quang Tiến, phối hợp với Tổ chức JICA Nhật bản tập huấn hướng dẫn người dân quy trình chăm sóc bưởi và hỗ trợ 16.000 túi bọc quả cho người trồng bưởi. Đến nay, bưởi Hồng đã được công nhận là thực phẩm sạch và bước đầu sản phẩm đã có mặt tại thị trường một số tỉnh miền trung và miền bắc, doanh thu từ Bưởi Hồng ước đạt gần 10 tỷ đồng. Đang triển khai làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Bưởi Hồng Quang Tiến, mật ong Tây Hiếu và nghệ Thái Hòa. Trong đó, HTX tinh bột nghệ đã có trích xuất mã vạch.
Xử lý 16 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y, tiêu hủy 3.102 kg động vật mất an toàn thực phẩm, 408 con gia cầm, xử phạt hành chính 54 triệu đồng.
- Sản xuất công nghiệp-xây dựng
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 487,535 tỷ đồng, Trong đó, ngành công nghiệp đạt 216,304 tỷ đồng, ngành xây dựng đạt 271,231 tỷ đồng.
Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu như sau: đá xây dựng các loại 148,633 m3, bằng 65%, đá dăm các loại 17.225 m3, tăng 49,4%; cát 146.338 m3, tăng 17,5%; mật mía 879 tấn, tăng 17%, miến, bánh đa khô 402 tấn, tăng 4,1%; thức ăn gia súc, gia cầm 5.211 tấn, bằng 77%; gỗ xẻ các loại 17.222 m3, tăng 18%; gạch tuynel 5.006 ngàn viên, tăng 73%; gạch táp lô 535 ngàn viên tăng 100,3%, hương thờ cúng 3.064 ngàn thẻ, tăng 222%, nước sạch 1.280 ngàn m3,tăng 9,8%. Giá trị dịch vụ hỗ trợ mỏ và khai khoáng 4,2 tỷ đồng, tăng 62%, dịch vụ chế biến thức ăn gia súc, gia cẩm và thủy sản 38,226 tỷ đồng tăng 7,9%, dịch vụ sản xuất gỗ, cưa xẻ và bào gỗ 10,023 tỷ đồng, tăng 1,9%, dịch vụ truyền tải điện 10,556 tỷ đồng, tăng 21%. Có thêm sản lượng gia công quần áo ước đạt 1.300 ngàn sản phẩm.
Xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2016-2020 có tính đến năm 2030.Tích cực hoàn thiện Đề án Khu phun sơn tập trung cho làng nghề mộc Chế Biến Lâm Sản và Tân Quyết Thắng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mộc. Hiện nay đang trình phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu phun sơn tập trung. Được tỉnh công nhận làng nghề cho làng nghề mật mía Nam Cường.
UBND thị xã đã phối hợp với Điện lực Thái Hòa lắp đặt thêm 12 trạm biến áp 24 km đường dây hạ thế, 05 km đường dây trung thế, 300 mét cáp ngầm và 493 cột hạ thế, 58 cột bê tông lý tâm với tổng giá trị khối lượng khoảng 30 tỷ đồng.
Về phát triển cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Tây Hiếu đã lập xong quy hoạch và đang trình tỉnh thẩm định và phê duyệt; Cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ đã được điều chỉnh mở rộng quy hoạch từ 35 ha lên 70 ha, lập dự án xây dựng hạ tầng và triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoàn thành việc cấp điện từ nguồn 35 KV cho Cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ.Nhà máy may HItex tại cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định, với khoảng 775 công nhân, doanh thu ước đạt 26 tỷ đồng.
- Lĩnh vực dịch vụ
Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ theo giá hiện hành ước đạt 1.266,428 tỷ đồng. Hoạt động mua bán hàng hóa, diễn ra sôi động. Giá cả của hầu hết hàng hóa không có biến động lớn. Mặt hàng biến động nhiều nhất là xăng dầu, thiết bị điện lạnh, riêng 6 tháng đầu năm giá thịt lợn giảm sâu nay đã phục hồi trở lại.
Về phát triển hạ tầng thương mại: Đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn thị xã Thái Hòa theo Quyết định 72/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An. Phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Hội chợ thương mại thị xã năm 2017.
Hoạt động tín dụng-ngân hàng tăng trưởng khá. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT thị xã Thái Hòa đã được nâng hàng thành ngân hàng nông nghiệp và PTNN Tây Nghệ An là chi nhánh loại 1, hạng 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt 4.349 tỷ đồng, tăng 17,7%; tổng dư nợ ước đạt 4.688 tỷ đồng, tăng 14,2% tỷ; giá trị nợ xấu 70,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,51%, tăng 0,01% so năm 2016. Trong năm, hoạt dộng Quy tín dụng Thái Hòa bị ảnh hưởng của tin đồn không chính xác, tổng vốn huy động của Quỹ giảm 35,8 tỷ đồng (giảm 16%), dư nợ cho vay giảm 6,3 tỷ đồng (giảm 3%).
Xử phạt 336 trường hợp vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong đó, Đoàn liên ngành của tỉnh xử phạt 03 cơ sở xăng dầu; UBND thị xã 01 trường hợp, Đội QLTT số 6 xử phạt 312 trường hợp; Công an thị xã xử phạt 20 vụ). Tổng số tiền xử phạt hành chính: 511 triệu đồng.
- Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách
UBND thị xã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND, ngày 25/02/2017 về tăng cường công tác thu ngân sách, công văn số 479//UBND.TCKH ngày 13/6/2017 về việc đẩy mạnh thu NSNN trên địa bàn thị xã. Ngành thuế đã tổ chức đối thoại người nộp thuế, tuyên truyền, triển khai và thực hiện kịp thời nhiều văn bản mới về thuế. Triển khai nộp thuế điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Tổng thu ngân sách năm 2017 ước thực hiện 141,020 tỷ đồng đạt 109,8% dự toán HĐND thị xã giao, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2016, thu NSNN không tính tiền sử dụng đất ước 65,020 tỷ đồng đạt 95%KH, bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Một số khoản thu đạt khá so với kế hoạch và cùng kỳ như: tiền sử dụng đất ước 76 tỷ đồng đạt 126,7%KH, thuế tiêu thụ đặc biệt ước 200 triệu đồng đạt 142,9%KH, thu quốc doanh địa phương ước 650 triệu đạt 162,5%KH, thu phạt vi phạm hành chính ước 1.200 triệu đồng đạt 240%KH.
Triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng thuế. Số nợ thuế ước khoảng 20 tỷ đồng, trong đó có 12 tỷ đồng khả năng không thể thu hồi do doanh nghiệp đã đóng cửa, phá sản và ngừng hoạt động. UBND thị xã đã thực hiện nhiều giả pháp để tăng thu NSNN: thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thu hồi nợ đọng thuế, rà soát các khoản thất thu thuế, tăng cường trả nợ đọng XDCB để thu nợ thuế, tăng cường công tác tuyên truyền đấu giá quyền sử dụng đất, vận đọng nộp thuế vãng lai, làm việc với Chi cục thuế để thay đổi một số phương pháp trong thu NSNN,…
Năm 2017 đã thực hiện giao tự chủ tài chính cho các đơn vị quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể và một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn. Kết quả đã giao tự chủ được 14/47 đơn vị dự toán, số đơn vị còn lại là các trường học do biên chế biến động theo năm học nên việc giao tự chủ tài chính chưa thực hiện được.
Thực hiện quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Chi ngân sách trong dự toán được giao ước đạt 304,012 tỷ đồng, bằng 104,4% kế hoạch. Dự phòng ngân sách ước thực hiện 2 tỷ đồng, phần dự phòng ngân sách còn lại không thực hiện chi do hụt thu điều tiết từ các sắc thuế. Chi bổ sung có mục tiêu ước thực hiện 15 tỷ đồng.
Mặc dù chi NSNN năm 2017 vượt dự toán nhưng chi thường xuyên vẫn không đạt dự toán do các sắc thuế có ảnh hưởng lớn đến điều tiết ngân sách thị xã hụt nên hụt chi thường xuyên khoảng 1,5 tỷ đồng, đây chính là 10% tiết kiệm chi thường xuyên đầu năm giữ lại nay không thực hiện chi trả cho các đơn vị dự toán. Riêng chi đầu tư phát triển tăng 20% do tăng phần chi đầu tư cơ sở hạ tầng các khu đấu giá đất được thực hiện ghi thu, ghi chi.
- 5.Công tác quản lý nhà nước vềtrật tự đô thị, tài nguyên môi trường
Tăng cường kiểm tra, rà soát các trường hợp xây dựng trái phép hoặc chưa có giấy phép xây dựng.Chỉ đạo các phường, xã đình chỉ thi công các trường hợp không được cấp phép. Trong năm đã cấp được 182 giấy phép xây dựng, tăng 102% so với năm 2016. Hoàn thành đồán Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đang trình UBND tỉnh phê duyệt.
Triển khai thực hiện giải tỏa lấn chiếm hành lang ATGT, trật tự đô thị trên toàn địa bàn thị xã. Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Thị ủy làm trưởng ban.Thực hiện tuyên truyền, vận động tới từng hộ gia đình trong công tác giải tỏa hành lang ATGT, đồng thời tổ chức ký cam kết chấp hành việc giải tỏa với hơn 1.791 hộ dân. Qua đó đã có hơn 705 hộ tự giác di dời, tháo dỡ các công trình, chặt bỏ cây cối lấn chiếm hành lang; đã tiến hành xử phạt hành chính 124 trường hợp vi phạm với số tiền gần 60 triệu đồng; 4616 m2 mái che, 850 biển quảng cáo, 980m bờ tường bê tông, 17 trụ cổng, tỉa gần 300 cây xanh che khuất tầm nhìn; xử lý 250 điểm tập kết vật liệu xây dựng, vật kiến trúc ra khỏi hành lang ATGT;…
Tiếp tục làm mới 23 biển tên đường tên phố, 25 biển cấm dừng, cấm đậu.. Ký hợp đồng và bàn giao quản lý hệ thống điện chiếu sáng đô thị và hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho đơn vị có chức năng thực hiện.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quan tâm đẩy nhanh, chỉ đạo rà soát lại lưu đồ cấp giấy chứng nhận, kết quả, đã giảm thời gian trung bình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận và đã cấp 2.200 GCN, tăng 55% so với cùng kỳ.
Tập trung rà soát, hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất năm 2017, xây dựng quy hoạch sử dụng đất năm 2018, đồng thời triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên cơ sở lồng ghép quy hoạch kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch của Chăn nuôi bò sữa TH và một số quy hoạch ngành, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, có tầm nhìn dài hạn. Quy hoạch 16 vùng chia lô đấu giá đất ở. Chỉ đạo UBND các xã, phường xử lý tháo dỡ một số trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp trong phạm vi quy hoạch.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình sử dụng Tài nguyên nước tại Công ty Hi-tex xã Nghĩa Mỹ; kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Nghệ An, Công ty TNHH Khai Lợi tại xã Nghĩa Mỹ. Tổ chức kiểm tra 03 mỏ cát xử phạt vi phạm hành chính số tiền 39 triệu đồng.Tổ chức tập huấn về cập nhật kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cho cán bộ, công chức cấp thị xã và xã, phường.
Tập trung giải quyết các vướng mắc trong GPMB tại các dự án Trang trại bò sữa TH, Đường giao thông vào trung tâm xã Nghĩa Hòa, Tuyến đường Trục chính, Tuyến đường N8. Triển khai công tác giải phóng mặt bằng các khu đấu giá, các khu đô thị Long Sơn 1, Long Sơn 2, Long Sơn 3-Vực Giồng, Long Sơn 4, dự án Khu thương mại, siêu thị kết hợp nhà mặt phố shop-house,… Bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Cầu Hiếu II và đường 2 đầu cầu.
Ban hành và triển khai thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thị xã Thái Hòa giai đoạn 2016 – 2020, đưa xe ép rác chuyên dụng vào vận hành. Lắp đặt 42 thùng đựng rác nơi công cộng để đảm bảo cảnh quan môi trường, xanh sạch đẹp.Nhìn chung, công tác vệ sinh môi trường đã có nhiều tiến bộ, rác thải được thu gom đảm bảo mỹ quan đô thị.
- 6.Về đầu tư xây dựng, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Công tác thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, thiết thực, đã tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh và tiềm năng, thế mạnh của thị xã. Trong năm 2017, có 24 dự án đăng ký đầu tư vào địa bàn thị xã Thái Hòa với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.411 tỷ đồng. Trong đó có 11 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 896 tỷ đồng. Một số dự án lớn như sau: Dự án BT Cầu Hiếu 2 và các khu đô thị đối ứng khoảng 350 tỷ đồng của Cienco 4, Dự án khu thương mại, siêu thị kết hợp nhà phố thương mại Long Sơn với tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, dự án Khu đô thị dịch vụ thương Mại Quang Tiến với tổng mức đầu tư khoảng 230 tỷ đồng, dự án xây dựng Tổ hợp Chợ Hiếu với tổng mức khoảng 109 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất máy bơm với tổng mức khoảng 65 tỷ đồng, Nhà máy xử lý chất thải Thái Hòa của Công ty CP Năng lượng và Môi trường Việt Nam với tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, Trung tâm thương mại dịch vụ phức hợp tại xã Nghĩa Tiến với tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 2017, đã khởi công dự án xây dựng Cầu Hiếu 2 và đường 2 đầu cầu bằng hình thức BT. Đến nay, công trình đã được chỉ đạo thi công tích cực, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 10/5/2018 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã.
Phối hợp thành lập Đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, quy hoạch xây dựng. UBND tỉnh đã quyết định thu hồi dự án Showroom ôtô xe máy của Công ty Thanh Thành Long, UBND thị xã đã kiến nghị thu hồi 03 dự án bao gồm Dự án khai thác mỏ đá Baxzan Đồi Voi, Đồi Chùa của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và công nghệ Hà Nội, Dự án trồng cây Hông, Tếch của Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm, Dự án khu tập thể cầu Khe Tọ của Công ty CP TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hiếu. UBND tỉnh đã quyết định cho phép gia hạn 02 dự án: tổng kho dự trữ nông sản của Công ty TNHH Bắc Sơn và dự án Salon ôtô, xe máy của Công ty Nghĩa Hà, UBND thị xã đề nghị gia hạn cho các dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp của Công ty cổ phần Hồng Mạnh, dự án Kho hàng và cửa hàng bán sản phẩm của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tổng hợp Nghệ An, Dự án Khu sản xuất kinh doanh nông, lâm sản và văn phòng làm việc của Xí nghiệp chế biến lâm sản Sông Hiếu.
Tổng các nguồn vốn do UBND thị xã và các xã, phường quản lý bố trí cho các công trình XDCB năm 2017 là 148,7 tỷ đồng. Tổng khối lượng các công trình thuộc nguồn vốn do UBND thị xã quản lý thực hiện đến hết năm 2017 đạt 128,3 tỷ đồng. Kết quả giải ngân các nguồn vốn năm 2017 ước đạt 100% kế hoạch.
Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn nhưng đã khởi công 26 công trình trong năm 2017 bao gồm: 04 công trình trường học, 08 công trình giao thông, 04 công trình hạ tầng đấu giá đất, 05 công trình văn hóa, xã hội-môi trường-chỉnh trang đô thị và các công trình cải tạo, nâng cấp và xây mới Trụ sở làm việc cơ quan HĐND-UBND thị xã; Hạ tầng khu công nghiệp Nghĩa Mỹ; 03 mương thủy lợi (thuộc công trình ách yếu).
Dự kiến có 29 công trình và hạng mục công trình hoàn thành trongnăm 2017 bao gồm: 08 công trình trường học, 09 công trình giao thông, 04 công trình hạ tầng đấu giá đất, 05 công trình xã hội-môi trường-chỉnh trang đô thị và 03 công trình ách yếu.
UBND thị xã đã hỗ trợ 2.942 tấn xi măng để thi công 92 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 17,2 km cho 10 xã, phường trên địa bàn.
Trong năm, có 14 doanh nghiệp mới thành lập và 10 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là 247 doanh nghiệp. Thành lập mới 5 HTX (Bao gồm: HTX mật ong Tây Hiếu, HTX Bưởi Hồng Quang Tiến, HTX sản xuất nghệ Đông Hiếu, HTX vận tải Hoàng Trang, HTX nông nghiệp Kim Tiến). Triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho Mật ong Tây Hiếu và Bưởi Hồng Quang Tiến. Tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm Bưởi Hồng Quang Tiến với sự tham gia của nhiều đơn vị cấp tỉnh và các địa phương khác.
UBND thị xã đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 3171/QĐ-UBND ngày ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành chương trình hành động của UBND tỉnh Nghệ An thực hiên Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể: Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận một cửa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối, liên thông, phần mềm quản lý văn bản cấp huyện, cấp xã, rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Về phát triển văn hóa-xã hội
- Giáo dục đào tạo
Triển khai thực hiện các đề án: xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia đến 2020 có tính đến 2025 và đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020 có tính đến năm 2025. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ.
Kết quả thi HSG lớp 9: có 143 em được công nhận cấp thị xã, có 23 em được công nhận cấp tỉnh, trong đó có 01 giải nhất, 04 giải nhì, 10 giải ba và 8 giải KK. Tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, kết quả tỷ lệ đỗ đạt 97,1%.
Quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa nhiều phòng học theo kế hoạch xây dựng trường chuẩn. Hoàn thành xây dựng 27 phòng học và 03 phòng chức năng, 01 nhà thực hành..
Trong năm, có 03 trường đạt chuẩn quốc gia , trong đó: trường THPT Tây Hiếu đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trường Mầm non Nghĩa Hòa, trường Tiểu học Long Sơn đạt chuẩn mức độ II. Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là 30/32 trường, số trường đạt chuẩn mức độ 2 là 05 trường.
- Lĩnh vực y tế, dân số KHHGĐ
Tổ chức kiểm tra hành nghề y-dược tư nhân, dịch vụ y tế, ATVSTP trên địa bàn, kết quả kiểm tra được 152 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt 55 triệu đồngvà kiểm tra 15 cơ sở hành nghề y dược, xử phạt vi phạm 03 cơ sở với tổng số tiền 6 triệu đồng. Lập hồ sở trình tỉnh công nhận xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2 và đến nay đoàn thẩm đinh của tỉnh đã đề nghị tỉnh công nhận phường Hòa Hiếu và xã Nghĩa Thuận đạt chuẩn giai đoạn 2trong năm 2017, nâng tổng số xã, phường đạt chuẩn giai đoạn 2 là 10/10 phường xã.
Chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng cao. Tổng số khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế và các trạm y tế là 43.648 lượt tăng 3% so với năm 2016.
Chỉ đạo xử lý kịp thời 01 vụ ngộ độc tập thể nghi do thực phẩm tại Công ty TNHH Hi-Tex. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết. UBND thị xã đã phối hợp với UBMTTQ tổ chức thành công hội thi “Khu dân cư nói không với thực phẩm bẩm” trên toàn thị xã.
Triển khai thực hiện tốt chiến dịchtăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2017. Chỉ đạo cơ sở tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức để tất cả mọi người dân tự giác thực hiện nghiêm túc chính sách dân số nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên nhiều kênh thông tin khác nhau. Tỷ suất sinh giảm 0,3%o so với năm 2016 (KH 0,02%o), tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ 3 ở mức 12,01% tăng 0,7% so với năm 2016.
- Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình
Tổ chức lễ hội Làng Vạc lần thứ 18 – năm 2017 với nghi lễ đầyđủ, qui cũ, trang nghiêm hơn, đãthu hút được đông đảo du khách về với lễ hội, đông nhất từ trước đến nay.
Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội TDTT thị xã và 10xã, phường.đại hội được đánh giá cao về mọi mặt, từ công tác tổ chức, công tác chuẩn bị, quá trình tập luyện cho đến lễ khai mạc.
Tham gia 5 giải thi đấu thể thao ở Tỉnh gồm: giải Việt dã cùng Sacombank “Chạy vì sức khỏe cộng đồng”; Hội thi thể thao các DTTS miền núi; giải vô địch Karatedo (đạt: 5 HCV, 6 HCB, 4 HCĐ và xếp giải nhì toàn đoàn);giải bóng chuyền Lễ hội Làng Sen; Giải bóng đá TN-NĐ cúp báo Nghệ An lần thứ XXI.
Tỷ lệ Gia đình VH đạt 89%; Gia đình thể thao 30,5%; Số người tập luyện TDTT thường xuyên 36,1%. Công nhận 6 khối, xóm đạt danh hiệu Làng văn hoá; 09 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đến hết năm 2017 số khối, xóm VH trên địa bàn thị xã là 110/126 khối, xóm (chiếm 87,3%). Có 9 cơ quan đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn văn hóa cấp thị xã và cấp tỉnh là 52 cơ quan, đơn vị.
Công tác trùng tu, bảo vệ di tích được quan tâm, khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng Khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc, nhà trưng bày hiện vật, khuôn viên đền thờ Làng Vạc, vận động xã hội hóa nội thất, đồ tế khí đền Làng Vạc gần 500 triệu đồng. Phối hợp với sở Văn hóa-thể thao-du lịch thực hiện tu bổ di tích đền Làng Lụi (xã Nghĩa Mỹ).
Chất lượng tin bài của của Đài truyền thanh-truyền hình được nâng cao. Đầu tư sửa chữa toàn 38 cụm loa tự động ở 10 xã, phường với tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Đưa trang thông điện tử của thị xã hoạt động ổn định, cập nhật thường xuyên các thông tin chính trị của thị xã.
- Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chi trả kịp thời, đúng đối tượng các chế độ cho người có công với cách mạng và các đối tượng xã hội với tổng số tiền chi trả là 23,3 tỷ đồng.
Tổ chức thành công chương trình Tết vì người nghèo một cách thiết thực và nhiều ý nghĩa, ghi lại được nhiều dấu ấn. Đã huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài thị xã với tổng số tiền 932 triệu đồng, tặng 20 sổ tiết kiệm cho 20 hộ gia đình người có công, người nghèo với tổng số tiền 100 triệu đồng. Quỹ khuyết tật và trẻ mồ côi hỗ trợ 233 triệu đồng để hỗ trợ sinh kế và sửa chữa 8 ngôi nhà.
Tổ chức các hoạt động thiết thực và ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/71947-17/7/2017). Tặng quà của trung ương, của tỉnh cho 1.400 đối tượng với tổng số tiền 568 triệu đồng, tặng quà của thị xã cho 455 đối tượng với tổng số tiền 68 triệu đồng, lãnh đạo thị xã trực tiếp đi tặng quà cho các gia đình người có công tiêu biểu và các hộ chính sách gặp nhiều khó khăn với tổng số tiền 21 triệu đồng, huy động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ tổng số tiền 210 triệu đồng.
Tổ chức Tết trung thu và tặng quà cho 3.064 em, với tổng trị giá hơn 156 triệu đồng. Kết quả xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em đạt 7/10 xã, phường, tăng 01 xã so với năm 2016.
Ngân sách thị xã bổ sung Quỹ hỗ trợ nông dân để cho vay phát triển sản xuất với số tiền 200 triệu đồng, uỷ thác đầu tư qua ngân hàng chính sách xã hội 100 triệu đồng để cho vay giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn về pháp luật việc làm, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người dân có nhu cầu tại thị xã Thái Hòa. Tổ chức tập huấn An toàn VSLĐ và phòng chống cháy nổ cho hơn 20 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó cấp 64 chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động cho 64 quản lý, nhân viên các doanh nghiệp.Tập huấn nâng cao nhận thức và tăng cường chỉ đạo thực hiện Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2017 đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.
Thực hiện nhận bàn giao Trung tâm giáo dục thường xuyên về UBND thị xã quản lý và xây dựng Đề án đổi tên, nâng cấp Trung tâm giáo dục thường xuyên thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên.
III. Công tác cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Công tác cải cách hành chính
Dưới sự lãnh đạo của Thường trực Thị ủy, UBND thị xã đã chỉ đạo rà soát việc ban hành, thực hiện các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch trong chương trình của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020.
Thực hiện kiểm tra thường xuyên qua hệ thống camera tại trung tâm giao dịch một cửa của UBND thị xã; Sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý điều hành văn bản và công việc Office VNPTliên thông từ thị xã đến các xã, phường và phần mềm Một cửa điện tử.
UBND thị xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị 26/2016/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính các cấp; thành lập các đoàn kiểm tra và tích cực kiểm tra việc thực hiện quy chế, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; chú trọng kiểm tra hoạt động của bộ phận tiếp dân, “một cửa” của thị xã và các xã, phường.
Lãnh đạo thị xã đổi mới, phương thức và nội dung các cuộc họp giao ban, tổ chức các hội nghị khoa học hơn. Chú trọng quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện việc kiêm tra rà soát các thủ tục hành chính các phòng, ban thuộc UBND thị xã và các xã, phường. Tổ chức tập huấn tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật và nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính năm 2017 với sự tham gia của các phòng, ban, đơn vị và các xã, phường trên địa bàn. Tổ chức Hội thi “Thanh niên Thị xã với An toàn giao thông, đội tuyển thị xã đi dự thi “Thanh niên với an toàn giao thông” cấp tỉnh kết quả đạt giải nhì chung cuộc.
Thực hiện 18 cuộc thanh tra, bao gồm: 06 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính tại các đơn vị trường học (trường Mầm non Hòa Hiếu, trường Mầm non Đông Hiếu, trường tiểu học Tây Hiếu); 02 cuộc thanh tra công tác quản lý ngân sách và 04 đầu tư xây dựng cơ bản một số công trình xây dựng trên địa bàn xã Nghĩa Tiến, phường Quang Phong; 05 cuộc thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai; 01 cuộc thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND phường; Tổng số sai phạm về kinh tế phát hiện qua thanh tra là: 213 triệu đồng, trong đó kiến nghị thu hồi số tiền sai phạm 68 triệu đồng, kiến nghị giảm trừ quyết toán số tiền sai phạm là 145 triệu đồng.
Tổng số đơn toàn thị xã tiếp nhận trong năm 2017 là: 53 đơn (giảm 56 % so với cùng kỳ năm 2016). Nguyên nhân số đơn thư giảm là do năm 2016 có nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều hộ dân, gây bức xúc như dự án xây dựng hầm Tuy nen Sông Sào, chậm trả tiền đền bù tại dự án TH… Số vụ việc, đơn đã được giải quyết 52/53 đơn kiến nghị, phản ánh, đạt 98%, còn 01 đơn đang trong thời hạn giải quyết. Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại trong việc bồi thường dự án TH, nứt nẻ nhà dân, mất nước do thực hiện dự án xây dựng hầm Tuy nen Sông Sào,… Quan tâm giải quyết một số vụ việc tồn đọng liên quan đến nội dụng xử lý sau thanh tra và đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân, điển hình đã giao đất tái định cư cho 3 hộ liên quan đến thu hồi đất xây dựng lò giết mổ trước đây và rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao đất cho một số hộ tại khu đất đồn công an thị trấn Thái Hòa.
- Lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
Quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch diễn tập phòng thủ thị xã, chuẩn bị tốt các điều kiện diễn tập. Hoàn thành xây dựng 4 hầm trú ẩn tại Sở chỉ huy khu sơ tán tạixã Nghĩa Mỹ. Tổ chức thành công Diễn tập phòng thủ kết quả được xếp loại xuất sắc toàn tỉnh. Làm tốt công tác tuyển quân đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, Thực hiện huấn luyện các lực lượng dân quân tư vệ theo kế hoạch.
Nhìn chung, tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định không để xẩy tình huống đột xuất, bất ngờ , các hành vi vi phạm pháp luật về trật tư xã hội được kìm giữ, công tác đấu tranh với các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội được tiến hành kiên quyết và có hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau: công tác đấu tranh với tội phạm về TTXH đã điều tra làm rõ 33/36 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 91,6%), bắt xử lý hình sự 38 đối tượng, thu số tài sản tổng trị giá khoảng gần 280 triệu đồng. Mở rộng điều tra làm rõ 21 vụ phạm pháp hình sự xảy ra ở địa bàn khác. Đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, môi trường: Bắt, xử lý 21 vụ, 21 đối tượng về hành vi sử dụng pháo nổ trái phép; 06 vụ, 06 đối tượng về hành vi vận chuyển, tàng trữ pháo nổ trái phép (trong đó xử lý hình sự 02 vụ, 02 đối tượng), thu 89,2 kg pháo nổ các loại, 3,5 kg thuốc nổ và 15 kíp nổ điện; 10 vụ, 10 đối tượng vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thu 4.2 tấn mỡ và da động vật bẩn; 02 tấn hoa quả, 8.000 quả trứng và 7.800 con gia cầm; 12 vụ, 12 trường hợp vận chuyển lâm sản trái phép, thu 22,142 m3 gỗ; 11 vụ, 11 trường hợp vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ thu số hàng hóa trị giá khoảng hơn 400 triệu đồng; 08 vụ, 08 trường hợp khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép, thu 5,3 quặng thiếc. Đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và tệ nạn ma túy. Lập, phá 01 chuyên án về ma túy. Bắt xử lý hình sự 15 vụ, 17 bị can, thu 18,15 gam heroin, 19,52 gam ma túy dạng đá; 129 viên hồng phiến và 82,7 gam cần sa. Phối hợp với các đơn vị liên quan phá chuyên án 617H bắt 01 vụ, 03 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy, thu 20 bánh heroin, 1200 viên ma túy tổng hợp, 01 kg ma túy dạng đá. Đã đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi đánh bạc, đặc biệt, trong năm đã xác lập 07 chuyên án đấu tranh với loại tội phạm này. Bắt, xử lý 92 vụ, 373 đối tượng đánh bạc (trong đó xử lý hình sự 11 vụ, 71 bị can) thu 449.387.000 đồng và tài sản liên quan khác (so với cùng kỳ năm 2016, số vụ xử lý hình sự tăng 03 vụ, 34 bị can). Ngoài ra đã bắt, xử lý 97 vụ, 149 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy thu 10 gam ma túy dạng cỏ; 0,7 kg quả anh túc; 03 vụ, 09 đối tượng có hành vi môi giới mại dâm và mua, bán dâm (trong đó xử lý hình sự 01 đối tượng). Bắt, vận động 05 đối tượng truy nã; đưa gần 50 người đi cai nghiện bắt buộc và tại cộng đồng, 04 đối tượng đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Tăng cường các giải pháp đảm bảo TTATGT, xử phạt vị phạm giao thông thu số tiền 1,8 tỷ đồng. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, xảy ra 04 vụ, làm chết 04 người (giảm 02 vụ so với năm 2016). Cháy xẩy ra 03 vụ làm thiệt hại 160 triệu đồng.
- Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
- I.Hạn chế và tồn tại
Trong lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức bình quân của tỉnh, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, tỉnh hình nợ thuế còn ở mức cao, việc phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế còn chưa có tính đột phá. Công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện ở một số dự án vẫn chậm so với yêu cầu.
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội: vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số xí nghiệp, nhà hàng; tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng so với năm 2016.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại một số xã, phường vẫn chưa quyết liệt, vẫn còn xẩy ra tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè. Thời gian cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số hồ sơ chậm xử lý.
Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng: một số tệ nan như tin dụng đen, cờ bạc, ma túy mặc dù đã được tích cực ngăn chặn nhưng vẫn còn tiềm ẩn phúc tạp.
II- Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
– Tình hình kinh tế chung của cả nước và tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.
– Nguồn vốn đầu tư công bị hạn chế do thắt chặt đầu tư công của nhà nước.
- Nguyên nhân chủ quan
– Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ có lúc thực hiện chưa nghiêm. Tính chủ động, trách nhiệm, đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc chưa cao.
– Công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và sự phát triển chung của thị xã.
– Trong công tác GPMB và giải tỏa hành lang an toàn giao thông, ở một số xã phường còn nể nang, chưa quyết liệt, ý thức của người dân chưa cao.
Đánh giá chung: Năm 2017, với sự quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, thị xã Thái Hòa đã dành được những kết quả tích cực, Có 24/24 đạt và vượt Nghị quyết HĐND thị xã, trong có 08 chỉ tiêu vượt Nghị quyết HĐND thị xã giao gồm (Giá trị tăng thêm bình quân đầu người, thu ngân sách, chi ngân sách, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, giảm tỷ suất sinh, tỷ lệ làng văn hóa, số xã, phường có thiết chế đạt chuẩn, tỷ lệ che phủ rừng), 16 chỉ tiêu đạt Nghị quyết (Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân, tỷ lệ gường bệnh trên vạn dân, số trạm y tế có bác sỹ, số xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, số lao động được tạo việc làm trong năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ gia đình văn hóa, số trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, dân thành thị được dùng nước sạch, tỷ lệ rác thải được thu gom.). Công tác thu hút đầu tư dành được những kết quả nổi bật, tiến độ nhiều công trình xây dựng cơ bản được đẩy nhanh, nhiều công trình hoàn thành mang lại lợi ích thiết thực cho người dân như các trường học, một số tuyền giao thông…, việc quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho nông sản của thị xã được đẩy mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm, việc hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, và hiệu lực, hiệu quả trọng chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng cao, công tác cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục có hiệu quả để thực hiện kế hoạch 2018 đạt kết quả tốt hơn.
PHẦN THỨ HAI
Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2018
Năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã lần thứ II.
- DỰ BÁO TÌNH HÌNH
- Thuận lợi
Dự báo năm 2018, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2017. Kinh tế trong nước, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 sẽ tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Chính trị – xã hội được giữ ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tiến trình hội nhập quốc tế của cả nước và của tỉnh Nghệ An sẽ được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện.
Thị xã Thái Hòa có một số thuận lợi là cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thị xã đoàn kết đồng lòng giữ vững sự ổn định và quyết tâm xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp. Một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng được khởi công từ năm 2017 như: dự án xây dựng Cầu Hiếu 2 và đường 2 đầu cầu, Hạ tầng kỹ thuật Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc gắn với du lịch, Tru sở HĐND-UBND thị xã… , nhiều dự án đầu tư đã đăng ký và đã được đồng ý chủ trương từ năm 2017 sẽ triển khai vào năm 2018 sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất của thị xã, tạo động lực thúc đẩy các ngành lĩnh vực phát triển.
- Khó khăn
Ở trong nước và tỉnh Nghệ An, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, trình độ sản xuất thấp, thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức thấp. Nguồn thu ngân sách còn thấp, trong khi nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Thị xã Thái Hòa, kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp, thương mại chưa hoàn thiện, trình độ nguồn nhân lực chưa cao,. nhu cầu đầu tư phát triển lớn trong khi nguồn thu ngân sách tăng chậm, nguồn đầu tư công ngày càng thắt chặt, các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là những khó khăn cơ bản của năm 2018.
- B.Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Thái Hòa lần thứ 2, Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII và Chương trình hành động số 28-CTr/Thu ngày 16/10/2013 của BCH Đảng bộ thị xã thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Cácchỉ tiêu chủ yếu
* Các chỉ tiêu kinh tế
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 7,3-8,3%
(2) Giá trị tăng thêm bình quân đầu người: 35-36 triệu đồng/người/năm
(3) Cơ cấu kinh tế: Tính toán theo VA giá hiện hành.
– Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 16,5-17%.
– Công nghiệp và Xây dựng: 23-23,5%
– Dịch vụ: 59,5-60,5%,
(4) Thu ngân sách dự kiến: 107,457 tỷ đồng
trong đó: thu cấp quyền sử dụng đất: 40 tỷ đồng
(5) Chi ngân sách: 273,374 tỷ đồng.
(6) Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển: 2.120 tỷ đồng.
* Các chỉ tiêu xã hội
(1) Mức giảm tỷ lệ sinh: 0.3%o-0.4%o
(2) Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2.000 người.
Trong đó xuất khẩu lao động: 500 người (Xuất khẩu có hợp đồng: 250 người).
(3) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 67%
Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: 47%
(4) Giảm tỷ lệ hộ nghèo: 0.3%.
(5) Số trường đạt chuẩn quốc gia
Giai đoạn 1: Trường THPT Đông Hiếu, Mầm non Đông Hiếu
Giai đoạn 2: 02 trường Mầm Non Long Sơn, Tiểu học Tây Hiếu, Mầm non Tây Hiếu.
(6) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuối bị suy dinh dưỡng: 11,4%
(7) Số bác sỹ/vạn dân: 13,2%
(8) Giường bệnh/vạn dân: 52,8%
(9) Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ: 100%
(10) Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2: 100%
(11) Tỷ lệ gia đình văn hoá: 89,5%
(12) Tỷ lệ làng, khu phố văn hoá: 88,9%
(13) Tỷ lệ xã, phường có thiết văn hoá – thể thao đạt chuẩn (theo tiếu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 90% (Tăng 01 đơn vị so với năm 2017)
(14) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 86%
- c) Các chỉ tiêu môi trường
(1) Tỷ lệ che phủ rừng 30,4%
(2) Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 96%
(3) Tỷ lệ dân thành thị được sử dụng nước sạch 98%
(4) Tỷ lệ rác thải ở đô thị được thu gom 93%
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
- Phát triển kinh tế
Tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm của thị xã. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2018 khoảng 7,3-8,3%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ đạt 59,5-60,5%, công nghiệp-xây dựng đạt 23-23,5%, nông-lâm-thủy sản đạt 16,5-17%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hôiđạt 2.120 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2017
1.1. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền các xã tổ chức duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1800/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo nước tưới cho các loại cây trồng, trong đó tập trung vào các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, kinh tế tập thể và kinh tế trang trại. Tiếp tục phát triển các mô hình hợp tác xã. Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển các mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến, trồng cam, chăn nuôi bò sữa,..Hoàn thiện việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho Bưởi Hồng Quang Tiến và Mật ong Tây Hiếu và tinh bột nghệ Thái Hòa. Tăng cường liên kết trong tiêu thụ sản phẩm Bưởi, mật ong, sữa bò…
Tổ chức quy hoạch, giải phóng mặt bằng mời gọi các chủ đầu tư triển khai xây dựng 02 lò giết mổ gia súc tập trung tại phường Long Sơn và xã Nghĩa Thuận. Phối hợp với sở Khoa học công nghệ triển khai dự án Khu thực nghiệm và vườn ươm công nghệ cao tại xã Đông Hiếu.
1.2. Phát triển công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 7,5-8,5%. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp Tây Hiếu. Đầu tư xây dựng một số hạng mục hạ tầng cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ. Triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước với tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng và thu hút thêm từ 01 đến 02 dự án đầu tư vào cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ. Tiến hành từng bước để di dời Công ty cổ phần xây lắp 250 đến cụm công nghiệp Nghĩa Mỹ.
Tiếp tục hỗ trợ các làng nghề trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất như công nghệ chạm khắc gỗ tự động, phun sơn tự động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Hoàn thành việc xây dựng Khu phun sơn Tập trung cho 02 làng nghề mộc Tân Quyết Thắng (Hòa Hiếu) và Khối Chế biến lâm sản (Quang Phong).
1.3. Các ngành dịch vụ
Giá trị tăng thêm thương mại dịch vụ tăng khoảng 7,5-8,5%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã hội tăng 15% so năm 2017. Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế như: thương mại, tài chính-ngân hàng, vận tải… Thu hút đầu tư vào các khu dịch vụ thương mại được quy hoạch trên địa bàn. Triển khai xây dựng các khu dịch vụ-thương mại đã được cấp phép đầu tư như: Khu trung tâm thương mại, siêu thị kết hợp nhà phố thương mại tại Khối 8, phường Long Sơn và một số dự án trung tâm thương mại-dịch vụ quan trọng khác.
Thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn theo Quyết định 72/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An. Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng Tổ hợp Chơ Hiếu và Nâng cấp chợ Nghĩa Thuận. Tiếp tục phát triển các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của thị xã.
1.5. Phát triển kết cấu hạ tầng
Tập trung các nguồn vốn để đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm của thị xã, đảm bảo đúng tiến độ các dự án: Dự án BT xây dựng Cầu Hiếu 2 và đường 2 đầu cầu, Cải tạo, nâng cấp, xây mới Trụ sở HĐND-UBND thị xã, Hạ tầng kỹ thuật Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc, đường Trục chính, N8, Đường vào Trung tâm xã Nghĩa Hòa…Sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường đã xuống cấp hư hỏng. Khởi công mới một số công trình: trường học và văn hóa-xã hội cấp bách
Phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 48, Quốc lộ 15A đoạn qua thị xã Thái Hòa…Tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu đất đấu giá. Xây dựng hạ tầng các khu quy hoạch đối ứng của dự án BT Cầu Hiếu 2.
1.6. Phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Phát triển thêm 05-10 doanh nghiệp và thêm 3-4 hợp tác xã.
- Phát triển các lĩnh vực xã hội
2.1 Giáo dục và đào tạo
Triển khai thực hiện các đề án: xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia đén 2020 có tính đến 2025 và đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020 có tính đến năm 2025.
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học phù hợp với kế hoạch xây dựng trường chuẩn. Tập trung xây dựng trường THPT Đông Hiếu, Mầm non Đông Hiếu đạt chuẩn mức độ I, trường Mầm Non Long Sơn và Tiểu học Tây Hiếu, Mầm non Tây Hiếu đạt chuẩn mức độ II và các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm được kiểm tra thẩm định và công nhận lại.
Phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trường trung cấp nghề kỹ thuật Miền Tây tại xã Tây Hiếu, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Đặc biệt phối hợp tốt với các doanh nghiệp trong việc đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã chuyển đổi theo hướng tăng cường chức năng dạy nghề, liên kết đào tạo.
2.2 An sinh-xã hội và giải quyết việc làm
Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động và xuất khẩu lao động. Mục tiêu, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 500 người (trong đó xuất khẩu có hợp đồng khoảng 250 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 47%.
Làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo hiệu quả thực chất. Trong đó chú trọng một số nghề như: chăn nuôi bò sữa, trông cây ăn quả, dệt may, cơ khí,…
2.3 Văn hóa-Thông tin-Thể thao.
Thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã (10/5/2008-10/5/2018) và lễ hội Làng Vạc gắn với Giỗ Tổ Hừng Vương năm 2018.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và tham gia các cuộc thi, hội thi do cấp trên tổ chức theo quy định, trong đó phấn đầu đạt kết quả tốt tại Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VIII – năm 2018.
TIếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Phấn đấu năm 2018. Tỷ lệ khối, xóm văn hóa đạt 88,9%, gia đình văn hóa 89,5%. Tiếp tục xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Hoàn thành giai đoạn 1 dự án Hạ tầng kỹ thuật-Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc
2.4 Công tác Dân số-KHH gia đình.
Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên và giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰-0.4‰ Nâng cao chất lượng của đội ngũ cộng tác viên DS – KHHGĐ ở cơ sở.
2.5 Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt 86%
Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với các lĩnh vực y tế gắn với tăng cường quản lý hành nghề y dược tư nhân.Nâng cao chất lượng hoạt động tại các trạm xá xã, phường. Chủ động triển khai công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho trẻ em.
Ổn định hoạt động của bênh viện Tây Bắc sang hoạt động ở cơ sở mới, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn và vùng lân cận.
- Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Tiếp tục thực hiện tốt đề án “Đề án thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã giai đoạn 2016-2020”. Tăng cường công tác quét và thu gom rác thải trên địa bàn, bằng các phương tiện thiết bị chuyên dùng đạt tiêu chuẩn.
Phối hợp với nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải thị xã.
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoảng sản. Xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát sỏi trái phép.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm. Kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong công tác phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai.
- Quốc phòng, an ninh
Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát triển KT-XH gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống khu vực phòng thủ của Thị xã ngày càng vững chắc, phát huy có hiệu quả cụm cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến cơ động, chỉ huy lực lượng phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác phòng chống và khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Tiếp tục tấn công truy quét tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội, văn hoá phẩm độc hại. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Giảm số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông.
Chủ động nắm chắc tình hình an ninh trật tự ở cơ sở, tham mưu kịp thời cho cấp uỷ chính quyền các phương án giải quyết tình hình phức tạp ở cơ sở, không để bất ngờ về an ninh trật tự, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.