Giới thiệu khái quát huyện Thanh Liêm

Giới thiệu khái quát huyện Thanh Liêm

Giới thiệu khái quát huyện Thanh Liêm

1. Điều kiện tự nhiên
     Huyện Thanh Liêm nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam; phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Nam giáp huyện Gia Viễn, Ninh Bình, huyện Ý Yên, Nam Định; phía Tây giáp Lạc Thuỷ, Hoà Bình.
Huyện Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 đến 1.900mm, song phân bổ không đều, tập trung chủ yếu vào từ tháng 6 đến tháng 9 dễ gây úng, lụt, rất khó khăn cho công tác phòng chống lụt bão.
      2. Tài nguyên thiên nhiên
     Với địa hình tương đối đa dạng, huyện Thanh Liêm có dãy núi đá vôi với trữ lượng lớn hàng tỷ m3, tập trung tại 05 xã ven sông đáy (Kiện Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải) đã hình thành nên khu khai thác chế biến đá và sản xuất xi măng với trữ lượng lớn trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nguồn đất sét sản xuất xi măng, gốm mỹ nghệ tập trung ở 02 xã Liêm Sơn, Thanh Tâm, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; sông Đáy và sông Châu Giang phục vụ nước tưới tiêu và tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ.
      3. Dân số
     Huyện Thanh Liêm là một huyện có dân số trẻ, tổng dân số 114.564 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 79.835 người, chiếm 69,7 %. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, là động lực phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
    4. Kết cấu hạ tầng
     Địa bàn huyện Thanh Liêm có 02 tuyến Quốc lộ chạy qua: đường Quốc lộ 1A và 21A, có dòng sông Đáy chạy dọc theo trục đường quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ. Chương trình điện khí hoá nông thôn đã được thực hiện tốt với 100% số xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa

 Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay có hơn 1780 di tích. Những năm qua ngành văn hóa TTDL và các địa phương đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Tuy nhiên trên thực tế cũng có không ít di tích LSVH đang xuống cấp một cách trầm trọng. Làm thế nào để bảo tồn những di tích văn hóa, lịch sử là vấn đề đang đặt ra cho các cấp, ngành và toàn xã hội…

Đình Hòa Ngãi xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm có lịch sử lâu đời, thờ Thánh Lôi Công, người đã cócông trong kháng chiến chống giặc Lương và được triều đình nhà Lý  ban sắc phong. Năm 2000, đìnhđược Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ văn hóa thể thao và du lịch) cấp bằng công nhận di tích lịch sửvăn hóa cấp quốc gia. Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hưhỏng. Đáp ứng nguyện vọng tâm linh của nhân dân địa phương, năm 2010, ngôi đình được đầu tư trùng tu, tôn tạo với kinh phí là 11 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên đây chỉ là một trong số rất ít các ngôi đình được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo. Trên trực tếđịa bàn Hà Nam hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đình làng Ngò xã Đức Lý, huyện Lý Nhân là một ví dụ. Với lịch sử hàng trăm năm, hiện nay những chiếc cột bịmọt ăn mòn, trống rỗng,  mái ngói cong vênh, xô lệch, tất cả đều có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ngôiđình làng Ngò không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân mà nó còn là nơi hội họp của các tổ chứcđoàn thể địa phương vì nơi đây vẫn chưa có nhà văn hóa. Mặc dù là di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2001 nhưng đến nay ngôi đình này vẫn chưa được quan tâm bảo tồn một cách xứngđáng đúng với danh hiệu và giá trị của nó.

Hiện nay toàn tỉnh có 1780 di tích lịch sử. Tuy nhiên công tác bảo tồn các di tích  gặp những khó khăn nhất định do ngân sách nhà nước cấp cho công tác bảo tồn hạn hẹp. Để khắc phục tình trạng này, nhiềuđịa phương đã chủ động nguồn xã hội hóa nhưng do thiếu đội ngũ cán bộ giám sát, thi công chuyên nghiệp trong công tác quản lý di tích dẫn tới một số di tích chưa bảo đảm chất lượng, thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng. Vì vậy, để công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa được bền vững, ngành Văn hóa cần sớm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di tích, trên cơ sở đó lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đối với từng di tích. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân nhằm từng bước tu bổ, tôn tạo các di tích, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây