Giới thiệu khái quát thành phố Bắc Ninh
1. Vị trí địa lý, dân số
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 3 xã.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ;
+ Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
+ Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.
– Dân số: 196.000 người (T5/ 2017)
– Diện tích: 82,60 km2
2. Đơn vị hành chính:
Thành phố Bắc Ninh gồm 19 đơn vị hành chính. Trong đó có 16 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Ninh Xá, Tiền An, Vệ An, Vạn An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường, Vân Dương, Hạp Lĩnh, Phong Khê, Khúc Xuyên, Khắc Niệm và 3 xã: Hòa Long, , Kim Chân, Nam Sơn.
II. Đặc điểm tài nguyên- thiên nhiên
1. Địa hình, khí hậu
– Thành phố Bắc Ninh địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
– Đặc điểm khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
– Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 – 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
– Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
– Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
2. Đặc điểm thủy văn.
Thành phố có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông mùa khô rộng (60 – 80m), mùa mưa rộng (100 – 120m). số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu: mực nước lớn nhất là 8,09m (năm 1971), lưu lượng tối đa 1780m3/s, mực nước nhỏ nhất – 0,17m (năm 1960), lưu lượng tối thiểu 4,3m3/s. Mực nước báo động cấp 1 là 3,8m; mực nước báo động cấp 3 là 5,8m. Trên địa bàn thành phố còn có các nhánh nhỏ của sông Cầu như: sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ xã Phong Khê đến xã Hòa Long dài khoảng 15km; sông Tào Khê, từ xã Kim Chân – Cầu Ngà dài khoảng 9km. Ngoài ra, có các tuyến kênh mương, ao hồ chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng Trầm (diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 – 1,5m); hồ Thành Cổ (diện tích khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m).
3. Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88ha. Trong đó: đất nông nghiệp 3.745,16ha, đất phi nông nghiệp 4.459,76ha và đất chưa sử dụng 55,96ha. Về đặc tính đất đai được xác định qua việc phân tích thổ nhưỡng đất thể hiện trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000, bao gồm có các loại đất chính sau:
+ Đất loang lổ, diện tích 296,46ha.
+ Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha.
+ Đất xám feralit, diện tích 234,42ha.
+ Đất gley chua, diện tích 667,03ha.
+ Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha.
+ Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
4. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư, nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 – 12m và là tầng chứa nước có áp, lưu lượng nước khá phong phú (3,5 – 10,6l/s.m). Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày.đêm. Khu vực phía Đông Nam thành phố có trữ lượng nước dồi dào song chất lượng không đảm bảo.
III. Đặc điểm kinh tế
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng đạt trên 97%. Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ (650 ha), KCN Hạp Lĩnh – Nam Sơn (300ha) và 05 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị- nông thôn được triển khai tích cực, bộ mặt đô thị ngày càng được đổi mới, nhiều tuyến đường giao thông kết nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm được xây dựng mới và nâng cấp; nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ Ninh – Kinh Bắc, Hòa Long – Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)…
– Hoạt động thương mại- dịch vụ của thành phố cũng phát triển mạnh với chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L’Indochina Hotel, Phượng Hoàng Hotel, Khách sạn Hoàng Gia, Khách sạn Đông Đô, World Hotel….
– Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển mới. Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 87 di tích được xếp hạng (41 di tích cấp Quốc gia, 47 di tích cấp Tỉnh); Công tác an sinh xã hội được quan tâm chú trọng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 10%, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,22%. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 5000 lao động. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo của thành phố Bắc Ninh phát triển toàn diện, ổn định và luôn dẫn đầu phong trào giáo dục- đào tạo toàn tỉnh.
Với sự phát triển toàn diện như vậy, ngày 25/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh – Những thành tựu nổi bật
DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐẠT CẤP QUỐC GIA-TP. BẮC NINH
STT
|
Tên di tích
|
Loại hình
|
Tóm tắt giá trị
|
Địa điểm
|
Số
Quyết
định
|
1
|
Văn miếu Bắc Ninh
|
Di tích Lịch sử- Văn hoá
|
Được khởi dựng vào thời Lê Sơ trên núi Thị Cầu, đến thời Nguyễn năm Quý Tỵ (1893) được chuyển về núi Phúc Đức; là nơi tôn thờ Khổng Tử và ghi danh gần 700 vị đỗ đại khoa xứ Kinh Bắc từ khoa thi (1075-1819) nhằm giáo dục truyền thống hiếu học khoa bảng.Năm 2002 được Nhà nước trùng tu tôn tạo với quy mô lớn.
|
Xóm 10, phường Đại Phúc
|
28-VH/QĐ
|
2
|
Di tích Đình, chùa Lẫm (Thượng Đồng)
|
Di tích Kiến trúc nghệ thuật
|
-Đình Lẫm được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn; còn bảo lưu được một số cổ vật, đặc biệt là tấm bia đá “Thượng đẳng tối linh” niên đại 1869 ghi chép về lai lịch của bà chúa Quả Cảm là vợ vua Trần Anh Tông, được 72 trang ấp trong vùng thờ làm phúc thần.
-Chùa Lẫm được khởi dựng từ lâu đời, trùng tu vào thời Nguyễn và còn giữ được đến ngày nay; bảo lưu được hệ thống tượng phật thời Nguyễn.
|
Thôn Thượng Đồng, Xã Vạn An
|
372-QĐ/ BT
|
3
|
Lăng đá Bùi Nguyễn Thái
|
Di tích Kiến trúc nghệ thuật
|
Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), tu bổ vào thời Nguyễn, còn phần mộ và các di vật bằng đá chạm khắc đẹp như: ngựa, tượng hầu, bia thời Lê-Nguyễn. Đây là một trong những di tích lăng mộ nổi tiếng.
|
Xóm 1, phường Đại Phúc
|
28-VH/QĐ
|
4
|
Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, chùa Linh Sơn
|
Di tích Lịch sử – Văn hóa
|
Được dựng vào thời Hậu Lê (1646), được tu bổ vào năm 1768, thời Nguyễn trùng tu nhiều lần, lần cuối cùng năm 1941; thờ danh y Nguyễn Phúc Xuyên đã từng chữa bệnh cho chúa Trịnh, được ban tặng sắc phong “Thiền sư bồ tát”; còn bảo lưu được nhiều cổ vật đặc biệt như: tượng đá, sập thờ, khánh đồng, chuông đồng, gia phả, sắc phong.
– Chùa “Linh Sơn Tự” còn gọi là chùa Cao được khởi dựng vào thời Lê Sơ, trùng tu vào thời Hậu Lê (1649 – 1652), thời Nguyễn lại được trùng tu vào các năm 1845, 1938, 1944; gồm nhiều công trình như: gác chuông, tam bảo, nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách, tháp mộ và còn bảo lưu được tượng Phật, tượng hậu Phật (trong dó có tượng sư tổ Nguyễn Phúc Xuyên được phong là Thiền sư bồ tát), chuông đồng, bia đá và hàng trăm bộ ván in kinh, sách thuốc thời Lê – Nguyễn.
|
Xóm 7, phường Đại Phúc
|
28-VH/QĐ
|
5
|
Đình Viêm Xá (Diềm)
|
Di tích Kiến trúc -Nghệ thuật
|
Đình được xây dựng với quy mô lớn vào thế kỷ XVIII (1692) với bức cửa võng được chạm khắc các đề tài rồng tiên, tứ linh tứ quý… và là một trong 3 ngôi đình nổi tiếng xứ Kinh Bắc còn bảo lưu được đến ngày nay.
|
Thôn Viêm Xá, xã Hòa Long
|
29-VH/QĐ
|
6
|
Đình, đền, chùa Cổ Mễ
|
Di tích Kiến trúc -Nghệ thuận
|
-Đình Cổ Mễ được dựng với quy mô lớn vào thời Hậu Lê (1681) là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng còn bảo lưu đến ngày nay; thờ Thánh Tam Giang có công đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI; còn bảo lưu được nhiều cổ vật, đặc biệt là hệ thống bia đá và sắc phong (bia sớm dựng năm 1752, sắc phong sớm nhất là 1846)
-Chùa có tên chữ là “Cổ Mễ tự”được dựng vào thời Hậu Lê, đến thời Nguyễn (năm 1928) được dựng lại và bảo lưu đến ngày nay. Chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ, đặc biệt có 3 pho tượng đá thời Mạc và chuông đồng, đại tự, câu đối thời Nguyễn.
-Đền Cổ Mễ (đền Bà Chúa Kho) đuợc khởi dựng từ lâu đời, trùng tu mở rộng vào thời Nguyễn, từ năm 1999 đến nay liên tục được tu bổ; truyền rằng thờ Bà Chúa Kho có công với dân với nước; còn bảo lưu đuợc một số tượng thờ, hoành phi câu đối; tín ngưỡng phát triển với hàng ngàn vạn khách thập phương từ khắp mọi miền hành huơng về đây vào ba tháng đầu năm và cuối năm.
|
Thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh
|
100-VH/QĐ
|
7
|
Đền, chùa Điều Sơn
|
Di tích Lịch sử – Văn hóa
|
-Đền, chùa Điều Sơn khởi dựng từ lâu đời, trùng tu lớn vào thời Lê-Nguyễn; thờ thân mẫu Thánh Gióng, còn phối thờ Thánh Tam Giang, tướng Trần Lựu có công đánh giặc Minh thế kỷ XV; còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý đặc biệt như tượng thờ, bia đá, chuông đồng.
|
Khu 4, phường Thị Cầu
|
168/VH-QĐ
|
8
|
Chùa Kim Sơn, đền, đình Quả Cảm
|
Di tích Lịch sử – Văn hóa
|
-Chùa Kim Sơn là công trình kiến trúc thời Nguyễn, được trùng tu vào năm 1998, còn bảo lưu được hệ thống tượng phật thời Nguyễn. Đặc biệt là tượng thân mẫu của bà chúa Sành, tượng quan Đề Lĩnh tứ thành người Chi Long và nhiều cổ vật như chuông đồng, bia đá. Chùa còn là một trong những địa điểm thuộc phòng tuyến sông Như Nguyệt trong kháng chiến chống giặc Tống năm 1077.
-Đền làng Quả Cảm được dựng vào thời Trần, trùng tu vào thời Nguyễn, thờ Bà chúa Quả Cảm là vợ vua Trần Anh Tông, được 72 trang ấp trong vùng thờ làm phúc thần.
-Đình Quả Cảm dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, bị phá trong kháng chiến chống Pháp,xây lại vào năm 1948, đình thờ Thánh Tam Giang, còn giữ được nhiều cổ vật, đặc biệt là bát hương, lọ hoa men ngọc thời Lý, sắc phong và bia đá thời Lê – Nguyễn. Đình còn là một trong những địa điểm quan trọng thuộc phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống năm 1077.
|
Thôn Quả Cảm, xã Hòa Long
|
34/BVH
|
9
|
Đình, chùa Yên Mẫn
|
Di tích Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật
|
-Đình Yên Mẫn được dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, năm 1992 lại được trùng tu và vẫn giữ được dấu ấn kiến trúc của thời Lê-Nguyễn. Đình thờ bốn vị thần có công đánh giặc Lương ở thế kỷ VI; còn giữ được thần phả sắc phong, đình nổi tiếng với lễ hội “cầu mùa”
-Chùa Yên Mẫn được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, năm 2003 lại trùng tu; giữ được một số cổ vật quý giá như: tượng thờ, bia đá, chuông đồng thời Lê- Nguyễn
|
khu Yên Mẫn, phường Kinh Bắc
|
154-QĐ
|
10
|
Đình, chùa Đọ Xá
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
-Đình xây dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, đến năm 1996 được trùng tu tôn tạo; thờ Thánh Tam Giang có công đánh giặc Lương thế kỷ VI, còn bảo lưu được một số bia đá thời Lê – Nguyễn.
-Chùa Đọ (Linh Quang tự) được xây dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, còn bảo lưu được hệ thống tượng phật thời Nguyễn độc đáo.
|
Khu Đọ Xá, phường Ninh Xá
|
138/QĐ
|
11
|
Đền Thanh Sơn (đền Quan)
|
Di tích Kiến trúc nghệ thuật
|
Đền được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn được trùng tu và giữ được kiến trúc đến ngày nay; đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh; đền còn bảo lưu được nhiều cổ vật, đặc biệt là sắc phong (niên đại sớm nhất năm 1792).
|
Khu Thanh Sơn, phường Vũ Ninh
|
921-QĐ/BT
|
12
|
Đền Vua Bà (Đền Thuỷ tổ Quan họ)
|
Di tích Lịch sử
|
Đền được khởi dựng từ lâu đời, thờ Thuỷ tổ Quan họ; đến thời Nguyễn được trùng tu, năm 2000 được tu bổ lại; còn bảo lưu được tượng Vua Bà và một số đồ thờ tự; nổi tiếng với lễ hội Quan họ.
|
Thôn Viêm Xá (Diềm), xã Hòa Long
|
3211-QĐ/BT
|
13
|
Đền, đình, chùa Xuân Ổ A
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
-Đền được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn được trùng tu và giữ đến ngày nay
-Đình được khởi dựng vào thời Lê (năm1638),trùng tu vào thời Nguyễn chạm khắc tinh xảo nghệ thuật, còn bảo lưu được nhiều tài liệu, cổ vật như sắc phong, bia đá thời Lê-Nguyễn.
-Chùa Xuân Ổ (Hồng Phúc tự) được xây dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, năm 1949 bị giặc Pháp phá, năm 1994 xây dựng lại, còn bảo lưu được một số tượng cổ, đặc bịêt là bộ tượng đá (Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu) thời Lê.
|
Khu Xuân Ổ, phường Võ Cường
|
100-QĐ/BT
|
14
|
Chùa Trà Xuyên
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
-Chùa Trà Xuyên (Nghinh Phúc tự) được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn chạm khắc đẹp và giữ được đến ngày nay; còn bảo lưu được hệ thống tượng phật thời Lê-Nguyễn, chuông đồng thời Tây Sơn.
|
Thôn Trà Xuyên, xã Khúc Xuyên
|
295-QĐ/BT
|
15
|
Đình Trà Xuyên
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), trùng tu vào thời Nguyễn chạm khắc đẹp và gìn giữ đến nay; thờ Thánh Tam Giang; còn bảo lưu được một số cổ vật đặc biệt là các đạo sắc phong (niên đại sớm nhất 1810).
|
Thôn Trà Xuyên, xã Khúc Xuyên
|
295-QĐ/BT
|
16
|
Văn Chỉ họ Phạm
|
Di tích Lịch sử
|
Được khởi dựng vào thời Lê, bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp, năm 1954 được xây dựng lại; thời 7 vị đại khoa họ Phạm làng Kim Đôi; còn bảo lưu được bia đá (thế kỷ XVIII) và gia phả của dòng họ.
|
Làng Kim Đôi, xã Kim Chân
|
502-QĐ/BT
|
17
|
Đền thờ 18 Tiến sĩ làng Kim Đôi
|
Di tích Lịch sử
|
Được khởi dựng vào thời Lê, tu bổ vào thời Nguyễn; thờ 18 vị đại khoa họ Nguyễn làng Kim Đôi; còn bảo lưu được gia phả, bia đá “Kim Đôi Nguyễn tộc từ đường bi ký” niên đại 1872 ghi chép về việc dựng từ đường, đặc biệt tấm bia đá “Từ mẫu Nguyễn Công kỵ hoàng thất thị chi mộ chí” dựng năm 1484 do Trạng nguyên Lương Thế Vinh soạn kể về lai lịch dòng họ, công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục 5 anh em ruột đỗ Tiến sĩ của dòng họ.
|
Thôn Kim Đôi, xã Kim Chân
|
100-VH/QĐ
|
18
|
Chùa làng Trần (Hồng Lô tự)
|
Di tích Kiến trúc nghệ thuật
|
Chùa được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn được trùng tu, nổi tiếng là danh lam cổ tự, còn bảo lưu được cây hương, bia đá thời Lê-Nguyễn
|
Thôn Trần, xã Hạp Lĩnh
|
295-QĐ/BT
|
19
|
Chùa Đáp Cầu
|
Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
|
Được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, năm 1939 được tôn tạo; còn bảo lưu được hệ thống tượng phật thời Nguyễn.
|
Khu 5, phường Đáp Cầu
|
188-QĐ/BT
|
20
|
Đình Đáp Cầu
|
Di tích kiến trúc-nghệ thuật
|
Được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, chạm khắc tinh xảo nghệ thuật, thờ Thánh Tam Giang, còn bảo lưu được ngai, bài vị, bia đá, sắc phong. Đình là một trong những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời Lê-Nguyễn còn bảo lưu đến nay.
|
Khu 5, phường Đáp Cầu
|
188/QĐ-BT
|
21
|
Đền, Nghè Dương Ổ
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
Được khởi dựng vào thời Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, thời Thánh Tam Giang, còn bảo lưu được ngai, bài vị, sập thờ, hương án, hạc thờ… thời Lê-Nguyễn.
|
Xóm Bến, làng Dương Ổ, xã Phong Khê
|
51/2001/
QĐ-BVHTT
|
22
|
Chùa Xuân Đồng (Linh Quang tự)
|
Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
|
Chùa được khởi dựng vào thời Lê trùng tu vào thời Nguyễn (1871), chạm khắc tinh xảo nghệ thuật, còn bảo lưu được hệ thống tượng phật và một số bia đá, cây hương đá thời Lê-Nguyễn.
|
Làng Xuân Đồng, xã Hòa Long
|
51/2001/
QĐ-BVHTT
|
23
|
Chùa Dạm (Đại Lãm tự)
|
Di tích Lịch sử-Văn hoá
|
Chùa được Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông hưng công xây dựng thành đại danh lam thắng cảnh; đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu với quy mô lớn; bị phá trong kháng chiến chống Pháp; hiện còn bảo lưu được 4 lớp nền cùng nhiều di vật cổ vật thời Lý, đặc biệt là cột đá chạm rồng thời Lý nổi tiếng.
|
Thôn Tự, xã Nam Sơn
|
29/VH-QĐ
|
24
|
Chùa Hàm Long
|
Di tích Lịch sử-Văn hoá
|
Chùa có tên chữ “Hàm Long tự” được khởi dựng từ thời Lý, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, từ năm 1995 đến nay nhiều lần đuợc trùng tu tôn tạo; còn lưu giữ được một số tượng phật cổ thời Nguyễn, đặc biệt là 1 số pho tượng bằng đồng, 14 tháp mộ cổ thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn.
|
Thôn Tự, xã Nam Sơn
|
28/VH-QĐ
|
25
|
Đền Vân Mẫu, Nghè Chu Mẫu, nhà cố Trạch
|
Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
|
Là cụm di tích thờ phụng thân mẫu thánh Tam Giang và Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy, Đạm Nương) có công đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI; vốn được khởi dựng từ lâu đời, trùng tu vào thời Nguyễn; còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật như: tượng thờ, gia phả, bia đá và dồ thờ tự thời Lê – Nguyễn
|
Thôn Vân Mẫu và Chu Mẫu, xã Vân Dương
|
100-VH/QĐ
|
26
|
Chùa Lái
|
Di tích khảo cổ học
|
Là di chỉ khảo cổ học về thời đại đồ đá với dấu tích là nơi công xưởng chế tác công cụ lao động và chế tác đồ trang sức (cách đây khoảng trên 3000 năm) với nhiều di vật như: công cụ lao động, đồ trang sức, đồ gốm. Đây là di tích khảo cổ học nổi tiếng về thời đại đồ đá của người Việt cổ ở tỉnh Bắc Ninh.
|
Thôn Xuân Ổ B – Xã Võ Cường
|
100-VH/QĐ
|