Khai mạc Hội thảo Khoa học ‘Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO – Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương’

Khai mạc Hội thảo Khoa học 'Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương'

Quang cảnh Hội thảo.

Ngày 20/6, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học’Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO – Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương’.

Hội thảo nhằm xác định rõ những quan điểm, định hướng chung, từ đó thúc đẩy việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc sắc trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị để các đô thị di sản giữ được bản sắc, không xung đột với những giá trị của di sản cố đô trong quá trình hiện đại hóa; đồng thời đáp ứng yêu cầu phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị vốn có.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan Trung ương,các vị khách quốc tế; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

Về phía tỉnh Ninh Bình có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Xu thế đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra trên toàn cầu ngày nay đã dẫn đến những vấn đề, thách thức tiềm ẩn khiến cho nhiều đô thị sở hữu di sản đối mặt với nguy cơ bị lấn át, mất đi bản sắc cũng như sự độc đáo riêng có. Nhiều quốc gia đã dành sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng, phát triển, bảo tồn đô thị di sản phù hợp. Thực tế đã chứng minh, đầu tư vào các đô thị có yếu tố di sản không chỉ mang lại hiệu quả và lợi nhuận về kinh tế, mà còn là đầu tư cho hình ảnh, vị thế, vai trò của cả một quốc gia, một địa phương.

Quan ly va phat trien thanh pho di san Co do so huu danh hieu UNESCO 2 min - Khai mạc Hội thảo Khoa học 'Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương'Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ở Việt Nam, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ quan điểm “kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, có yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy”. Trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Nghị quyết nhấn mạnh “nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho xây dựng và lựa chọn mô hình phát triển đô thị bền vững, phù hợp cho từng vùng, miền, tại những địa bàn vùng đồi núi, cao nguyên, vùng có tính trọng yếu về quốc phòng, an ninh, các đô thị có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên cần bảo tồn, gìn giữ” và “đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch”.

Hiện nay, trong Luật Di sản văn hóa nói riêng và hệ thống quy định hiện hành nói chung của nước ta, “Đô thị di sản” vẫn đang còn là một khái niệm chưa được định nghĩa một cách cụ thể. Do vậy, cần thiết phải xây dựng những quan điểm, định hướng chung, kiến tạo một thể chế cụ thể, lấy đó làm cơ sở cho các địa phương giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiện đại hóa và bảo tồn, phát huy di sản trong quá trình đô thị hóa, dựa trên cách tiếp cận toàn diện về văn hóa, kết hợp giữa nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con người để tạo thành bản sắc riêng có, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của địa phương nói riêng và cho phát triển vùng và phát triển quốc gia.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Ninh Bình tự hào là vùng đất cổ, nơi có những giá trị đặc sắc, nổi trội, riêng có về lịch sử – văn hóa và tự nhiên. Đặc biệt, vào thế kỷ thứ 10, dựa vào thế núi, hình sông “thủ hiểm, khó công”, Hoa Lư đã trở thành Kinh đô của Nhà nước Đại Cồ Việt – Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta, gắn liền với 3 triều đại là Đinh – Tiền Lê – Lý. Hiện nay, dấu tích của Cố đô Hoa Lư tại huyện Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, là di sản thế giới “kép” đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á cho đến nay.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn nâng cao tính đoàn kết, chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được nhiều kết quả phát triển nổi bật, toàn diện. Với tư duy quản trị rộng mở, quan điểm phát triển bền vững, định hướng phát triển của Đô thị di sản Ninh Bình đang dần hiện hữu. Với gần 60% diện tích của đô thị Ninh Bình – Hoa Lư là quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có Cố đô Hoa Lư) đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới thì vai trò của di sản là rất quan trọng trong định hướng, định hình phát triển của đô thị và hoàn toàn phù hợp với quan điểm đã được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng, vận dụng tổ chức triển khai thực hiện. Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh, khẳng định và tin tưởng: “Ninh Bình sẽ tiếp tục phát triển vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo trên thế giới”.

Từ thực trạng và yêu cầu thực tiễn, tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCOUNESCO – Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương”.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, tỉnh Ninh Bình mong muốn các nhà quản lý, các nhà khoa học và quý vị đại biểu quan tâm, cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm:

Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về đô thị di sản, với xu hướng tôn trọng đa dạng hóa loại hình đô thị; bảo vệ di sản văn hóa và môi trường, cảnh quan thiên nhiên; phân công và hợp tác lãnh thổ; xây dựng thương hiệu địa phương; phát triển du lịch, kinh tế di sản, công nghiệp văn hóa, tăng trưởng xanh; xây dựng mô hình đô thị bao dung nông thôn, đô thị hóa thích ứng với môi trường; gia tăng sức mạnh mềm, hội nhập vào mạng lưới đô thị di sản trong nước và quốc tế…

Hai là: Nhận diện đặc trưng, cấu trúc, chức năng của đô thị di sản và kinh tế di sản và kinh tế di sản đối với quản lý và phát triển.

Ba là: Xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo tồn, phục dựng và phát huy tiềm năng di sản, giữ gìn và nâng tầm đô thị di sản, phát triển nhanh, bền vững dựa trên giá trị văn hóa – sinh thái – nhân văn.

Bốn là: Định hướng phát triển và những giải pháp để quản lý, phát triển đô thị di sản nói chung và tại Ninh Bình nói riêng, tập trung phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng, lợi thế riêng có, xây dựng hình mẫu kết hợp giữa bảo tồn, phục dựng và phát triển kinh tế di sản, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Năm là: Kiến nghị cơ chế, chính sách phát triển đô thị di sản ở Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng.

Quan ly va phat trien thanh pho di san Co do so huu danh hieu UNESCO 3 min - Khai mạc Hội thảo Khoa học 'Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương'Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã đạt được nhiều kết quả tích cực,thể hiện trên tất cả các mặt như nghiên cứu khoa học, củng cố bộ máy tổ chức, tuyên truyền và phổ biến giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng và thực thi các cơ chế, kế hoạch quản lý, đầu tư nguồn lực để bảo vệ di sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ Di sản thế giới Tràng An vẫn còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu giải quyết trong thời gian tới. Do đó, Hội thảo khoa học “Quản lý và phát triển thành phố Di sản cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO – Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương” sẽ là cơ hội tốt để góp thêm tiếng nói, kinh nghiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà quản lý không chỉ của Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế cho công tác bảo tồn, quản lý Di sản UNESCO vì mục tiêu kết nối các thành phố sở hữu Di sản thế giới ở Việt Nam với các thành phố Di sản.

Quan ly va phat trien thanh pho di san Co do so huu danh hieu UNESCO 4 min - Khai mạc Hội thảo Khoa học 'Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương'Đồng chí Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phát biểu đề dẫn tại Hội thảo.

Trong phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: Là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, trong nhiều năm qua, các giá trị văn hóa, lịch sử trong đô thị Việt Nam đã và đang được thực hiện bảo tồn một cách đồng bộ. Mặc dù vậy, nhiều loại hình quy hoạch ở các cấp độ khác nhau đã được lập với mục tiêu bảo tồn, nhưng còn thiếu đồng bộ và hiệu lực pháp lý còn hạn chế. Đối với quy hoạch xây dựng đô thị, trên phạm vi toàn quốc, hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn đã và đang được lập nhưng mới chú trọng và tập trung vào mục đích phục vụ quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, còn các tiêu chí đánh giá, nhận diện và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử mới chỉ được nêu chung chung, trong khi để các đô thị có bản sắc thì điều này cần phải được xem là các tiêu chí quan trọng, tạo lập nét riêng biệt cho từng đô thị.

Quy hoạch đối với một khu di sản mang tính chất đặc thù, đòi hỏi phương pháp tiếp cận mới, tích hợp các chức năng trong quá trình quy hoạch để chuyển hóa năng lực di sản thành động lực tăng trưởng mới.

Nhấn mạnh, Ninh Bình đang có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng khác biệt trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng chí Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng Di sản chính là động lực, tiềm năng mới để Ninh Bình phát triển. Để Ninh Bình hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ cần có cách tiếp cận mới nhằm đảm bảo đô thị phát triển theo tầm nhìn và mục tiêu đã đề ra. Cần xác định những yếu tố kiến trúc – quy hoạch không được thay đổi và những yếu tố kiến trúc – quy hoạch có thể thay đổi trong quá trình phát triển đô thị. Việc hoạch định chính sách phải đưa ra một chiến lược nhất quán, sao cho việc phát triển không ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Trong quản lý cần sự ứng xử thận trọng và có trách nhiệm với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện hữu đảm bảo cho sự phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.

Sau khai mạc Hội thảo, trong buổi sáng, các đại biểu thảo luận 2 chuyên đề: Chuyên đề 1 về Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO; chuyên đề 2: Nhận thức lý luận. Buổi chiều cùng ngày là chuyên đề 3: Kiến tạo thể chế; chuyên đề 4: Hành động địa phương.

Nhóm PV Phòng Kinh tế

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây