Lễ tang nhà thơ Giang Nam

Tại lễ viếng nhà thơ Giang Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định ông đã sống một đời sống đẹp nhất với nghĩa một con người cho Tổ quốc. Nhà thơ Giang Nam để lại nhân cách sống và những bài thơ về tình yêu lớn cho quê hương.

Bài thơ đi cùng năm tháng

Nhà thơ Giang Nam qua đời lúc 9h45 ngày 23/1/2023 (mùng 2 tết Quý Mão). Lễ truy điệu và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra chiều 25/1/2023. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cùng nhiều nhà văn, nhà thơ dự lễ tang, bái biệt nhà thơ Giang Nam.

Ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa làm Trưởng Ban tổ chức lễ tang.

Nha tho Nguyen Quang Thieu du le tang min - Lễ tang nhà thơ Giang NamNhà thơ Nguyễn Quang Thiều dự lễ tang, bái biệt nhà thơ Giang Nam tại Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – bày tỏ biết ơn nhà thơ Giang Nam. Tác giả bài thơ Quê hương đã sống một đời sống đẹp nhất với nghĩa một con người cho Tổ quốc.

“Người đã sống đúng nghĩa nhất của một nhà thơ cho vẻ đẹp của đời sống. Ông đã để lại cho người một nhân cách sống và những bài thơ về tình yêu lớn cho quê hương…”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ghi trong sổ tang.

Nha tho Nguyen Quang Thieu Chu tich Hoi Nha van Viet Nam min - Lễ tang nhà thơ Giang NamNhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ biết ơn nhà thơ Giang Nam – người đã sống một đời sống đẹp nhất với nghĩa một con người cho Tổ quốc. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Quang Thiều khẳng định tác giả Quê hương đã dâng hiến không biết mệt mỏi cho những điều tốt đẹp nhất của dân tộc“Nhìn lại toàn bộ cuộc đời của ông, chúng ta nhận thấy rằng mỗi ngày sống của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ta đều mang hơi thở một đời sống lớn của dân tộc. Con người mang tên Giang Nam ấy đã dâng hiến không biết mệt mỏi cho những điều tốt đẹp nhất của dân tộc. Nhà thơ Giang Nam đã viết những câu thơ bằng nước mắt, bằng máu và bằng tình yêu lớn cho khát vọng của con người trên mảnh đất này”, ông nói.

Nha tho Nguyen Quang Thieu doc loi tri an ton vinh cong hien min - Lễ tang nhà thơ Giang NamNhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc lời tri ân tôn vinh cống hiến của nhà thơ lớn Giang Nam. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.

Điếu văn tiễn biệt nhà thơ Giang Nam có những dòng nhắc đến hai di sản quan trọng của ông: những năm tháng ông đã sống, những câu thơ ông đã viết. “Hành trang lúc này ông mang theo về thế giới bên kia là tình yêu Tổ quốc bất diệt, là những câu thơ của trái tim ông đang vang lên dọc đường ông đi”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết trong điếu văn.

Nha van lao thanh Cao Duy Thao min - Lễ tang nhà thơ Giang Nam NT Phan Hoang min - Lễ tang nhà thơ Giang NamNhà văn lão thành Cao Duy Thảo – nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa và các văn nghệ sĩ đến viếng nhà thơ Giang Nam. Ảnh: Hội nhà Văn Việt Nam.

Say mê sáng tác

Nhà thơ Văn Công Hùng – nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Công tác hội viên Nhà văn Nam miền Trung và Tây Nguyên – có nhiều cơ hội gặp mặt và làm việc với nhà thơ Giang Nam sau khi ông chuyển về Nha Trang, Khánh Hòa.

“Mối quan hệ giữa hai hội Khánh Hòa và Gia Lai khi ấy khá khăng khít, sau đấy ông lên làm Phó Chủ tịch tỉnh thì thưa bớt. Từ khi ông về hưu tôi lại hay gặp, vì ông hay đi và tôi cũng hay ghé Nha Trang. Các cuộc đi của ông đa phần liên quan tới các hoạt động văn chương”, nhà thơ Văn Công Hùng chia sẻ.

Nha tho Van Cong Hung co nhieu co hoi gap mat va lam viec voi nha tho Giang Nam min - Lễ tang nhà thơ Giang NamNhà thơ Văn Công Hùng có nhiều cơ hội gặp mặt và làm việc với nhà thơ Giang Nam sau khi ông chuyển về Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: NVCC.

Nhớ về nhà thơ Giang Nam, nhà thơ Văn Công Hùng không thể quên hình ảnh một nhà thơ đầy mạnh mẽ, dẻo dai dù đã gần 90 tuổi và trải qua một cuộc đại phẫu.

“Khi ấy ông đã 87 tuổi. Nhưng khi ngồi trên xe ngó sắc diện ông, thấy cái cách ông xách túi trèo lên xe, từ chối sự định giúp của tôi thì không ai nghĩ ông đã là một ông già chỉ 3 năm nữa là 90 tuổi. Vẫn chả ai nghĩ ông đã từng ấy tuổi”, nhà thơ Văn Công Hùng nhớ lại.

Người bình thường đến tuổi 80-90 đã lẫn rồi, huống gì ông lại là nhà thơ, Văn Công Hùng nói. Ông cho rằng mọi người hay dè bỉu các nhà thơ “lẩm cẩm lắm”, có vấn đề về tâm thần. Nhưng nhà thơ Giang Nam không “vấn đề”, vì ông từng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh, từng là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, từng có thời kỳ làm Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.

“Ông hoàn toàn tỉnh táo, hành xử mạch lạc, đi lại thẳng thớm, cười rất sảng khoái”, nhà thơ Văn Công Hùng cho biết.

Đến những năm cuối đời, nhà thơ Giang Nam không ngừng sáng tác, bởi ông cho rằng bây giờ viết không hay nữa, nhưng viết là để… thể dục chứ không phải sáng tác như trước. Tuy vậy, nhà thơ Văn Công Hùng vẫn thấy những bài thơ của nhà thơ Giang Nam trên báo, thấy ông trả lời phỏng vấn truyền hình.

Nhà thơ Giang Nam được an táng tại nghĩa trang Phước Đồng – Chiến khu Đồng Bò (TP. Nha Trang).

Nhà thơ Hữu Việt nhớ lại kỷ niệm gặp gỡ nhà thơ Giang Nam khi công tác tại Nha Trang. “Giọng ông nhỏ nhẹ, nhưng rõ ràng và thỉnh thoảng chen vào những câu đùa hóm hỉnh. Phần lớn buổi trò chuyện hôm ấy, chúng tôi nói về bài thơ Quê hương“, nhà thơ Hữu Việt kể.

Khi đã ngoài chín mươi, nhà thơ Giang Nam vẫn làm việc và làm thơ. Ông có những cuốn sổ tay cũ, ghi chép các bài thơ đã sáng tác, mỗi trang được đánh số thứ tự rất cẩn thận.

Nhà thơ Giang Nam tâm niệm làm thơ là phải viết bằng cả tấm lòng mình. Thơ phải có tình, không được bảo thủ. Nhưng dù có viết thế nào vẫn phải đặt Tổ quốc lên trên hết, và không được quên âm điệu riêng của dân tộc mình.

Ngọc Ánh – Gia Linh
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây