“Sứ mệnh cao cả”: Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia – Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn

Nha van Nha nghien cuu Nguyen Xuan Tuan - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnNhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn.

Tác giả Viễn Chi tên thật là Trần Xuân Viên (1919 -1999) là nhà hoạt động cách mạng. Ông có quê quán tại xã Nam Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; mảnh đất Thành Nam khoa bảng, sinh ra các bậc anh hùng cái thế, kiệt xuất văn chương từ hàng nghìn năm lịch sử như Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Phật tổ – Hoàng đế Trần Nhân Tông, Tổng Bí thư Trường Chinh… Phát huy truyền thống của mảnh đất anh hùng, khoa bảng, tác giả Viễn Chi là một người con yêu nước của quê hương Nam Định. Ông tham gia phong trào yêu nước, tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên của Cách mạng tháng Tám. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an) kiêm Trưởng đoàn Chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam giúp cách mạng Campuchia giai đoạn 1979-1989. Khi làm Trưởng đoàn tại Campuchia, tác giả Viên Chi lấy tên Chính Nghĩa, đúng như phẩm chất cách mạng, trí tuệ, đạo đức, đạo nghĩa, chính nghĩa của người chiến sĩ Công an Nhân dân suốt một đời tận tụy phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân.

Đã sắp hết một nửa thế kỷ kể từ những sự kiện lịch sử của hai dân tộc Việt Nam – Camphuchia, thời gian trôi nhanh như “bóng câu qua cửa sổ”, với một đời người trong tiến trình lịch sử, tưởng là dài lâu nhưng cũng trôi qua nhanh, kể từ ngày kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, một cuộc chiến tranh mà Nhân dân Việt Nam đã buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của mình và giúp Nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Mối quan hệ của lực lượng Công an Nhân dân với nước bạn vô cùng sâu sắc nhưng lại mờ nhạt trong văn hóa, văn học nghệ thuật nước nhà. Một nhiệm vụ vinh quang và cao cả của mỗi chiến sĩ Công an Nhân dân là một phần của lịch sử dân tộc, một sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh lịch sử cao cả này đã được những người trong cuộc viết thành cuốn sách này. Mỗi chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này, đều có sự sắp đặt sẵn, mỗi con người đều có định mệnh riêng, mỗi tổ chức đều có sứ mệnh cao cả, mỗi dân tộc đều có một sứ mệnh thiêng liêng được tái hiện trên cuốn sách Sứ mệnh cao cả Hồi ức mười năm.

Cuon sach Su menh cao ca cua nguyen Thu truong Bo Cong an dong chi Vien Chi - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnCuốn sách “Sứ mệnh cao cả” của tác giả Viễn Chi – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an chính thức giới thiệu đến độc giả.

Cả hai lực lượng cùng đóng góp làm nên thắng lợi lịch sử đó, lực lượng Công an Nhân dân đã cùng các lực lượng vũ trang và Nhân dân biên giới phá tan mọi âm mưu phản động PolPot, xóa bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo vào ngày 7/1/1979. Và 10 năm tiếp đó, cùng với quân tình nguyện Việt Nam, các đoàn chuyên gia Bộ Công an Việt Nam cũng được cử sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đã có những cống hiến và cả những hy sinh của các thế hệ cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân trong chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và 10 năm vì nghĩa vụ quốc tế cao cả với nước bạn.

Thế hệ chúng tôi, được học những bài học lịch sử, được đọc nhiều cuốn sách, được xem nhiều bộ phim lịch sử về thời khắc các chiến sĩ bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp đỡ Nhân dân Camphuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Có một thực tế là có rất ít những những bài học lịch sử, những cuốn sách, những bộ phim nói về người Công an Nhân dân trong thời khắc lịch sử đó. Khi đọc bản thảo cuốn sách của tác giả, chúng tôi cảm nhận được việc cần phải đóng góp một phần nhỏ bé xuất bản cuốn sách tôn vinh nhiệm vụ cao cả của các chiến sĩ Công an Nhân dân. Sách là một phần của văn hóa, một phần của lịch sử; các chiến sĩ Công an Nhân dân ngày nay có quyền tự hào vì lớp lớp cha ông đã làm nên một phần của lịch sử nước nhà – Lịch sử gắn với văn hóa dân tộc. Tất cả mọi thứ trên đời đều có một quy luật của tạo hóa là sinh ra, lớn lên, phát triển rồi suy tàn. Nhiều đế chế hùng mạnh đến thế nào trong lịch sử nhân loại cũng đều phải theo quy luật đó. Tuy nhiên, có một thứ, dường như chưa hoặc không theo một quy luật của tạo hóa đó là lịch sử văn hóa dân tộc.

Ngày 24/11/1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội. Đây được coi là khởi nguồn đường lối cách mạng văn hóa của Đảng. Đảng ta đã khởi thảo Đề cương văn hóa Việt Nam, trình bày những quan điểm lý luận đầu tiên về một số vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự và có bài phát biểu mong muốn nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở; học tập cái hay của văn hóa Đông – Tây để tạo ra một nền văn hóa thuần túy Việt Nam; làm cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ; làm cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Cũng trong hội nghi này, Chủ tịch Hồ Chí Mình còn nhấn mạnh rằng, số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Cũng đúng vào ngày này, sau 75 năm, ngày 24/11/2021, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây được xem là một ngày hội lớn, một “Hội nghị Diên Hồng” của toàn ngành Văn hóa. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về chấn hưng văn hóa dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng. Tổng bí thư cũng nhấn mạnh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Tổng bí thư chia sẻ thêm: “Tôi nhớ trước đây, một vị tiền bối từng nói văn hóa là bản sắc của một dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc mất”.

Cac dai bieu tai Le trao tang sach Su menh cao ca - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnCác đại biểu tại Lễ trao tặng sách Sứ mệnh cao cả.

Tôi đã đi khắp thế giới tìm hiểu về lịch sử văn hóa, nền văn minh của nhân loại, tôi cũng đọc nhiều sách và có cơ hội được nghe nhiều lãnh đạo của các quốc gia, lãnh đạo tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều có sứ mệnh và tác động đến một đối tượng riêng. Khi gộp lại, nó tạo ra sức mạnh có thể thay đổi cả dân tộc”. Mỗi cuốn sách của tất cả những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… và cuốn sách này gộp vào cùng nhiều cuốn sách khác nó sẽ thay đổi vận mệnh của mỗi cá nhân chúng ta, là tế bào nhỏ nhất của một xã hội để thay đổi một quốc gia, một dân tộc và thay đổi cả nhân loại thế giới này.

Mỗi chúng ta sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh thiêng liêng, mỗi chúng ta cũng là một tế bào của xã hội, một tế bào có nhiệt huyết tạo ra sự cộng hưởng làm cho cả một xã hội nhiệt huyết. Mỗi cá nhân với niềm nhiệt huyết, đam mê, dũng cảm, dấn thân cùng nhiều cá nhân trong xã hội làm cho cả một xã hội dấn thân với lý tưởng cao đẹp như hình tượng người Công an Nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Thế hệ chúng tôi, là những công dân của đất nước hòa bình, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, yên bình như ngày hôm nay, chính là nhờ vào biết bao những hy sinh xương máu, mất mát của thế hệ cha anh đi trước, những anh hùng, liệt sỹ, chiến sĩ cách mạng của Nhân dân Việt Nam nói chung, của ngành Công an nói riêng.

Những thế hệ tiếp nối theo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, chúng tôi cần có trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước, đóng góp xã hội tuy nhỏ bé nhưng tràn đầy ý nghĩa bằng việc biên soạn, xuất bản, phát hành cuốn sách để tri ân biết bao công lao của những bậc cha anh, các anh hùng liệt sĩ hòa nhiệt huyết vào đất mẹ vì nước vì dân, quên thân phục vụ để đất nước tươi đẹp như hôm nay. Tác giả là một trong những hình tượng những người Công an Nhân dân thế hệ trước trong thời chiến giữ gìn an ninh trật tự cho tổ quốc bình yên như ngày hôm nay.

Nha van nha nghien cuu Nguyen Xuan Tuan tai Le trao tang sach Su menh cao ca tai Le trao tang sach Su menh cao ca - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnNhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn (bìa trái) tại Lễ trao tặng sách Sứ mệnh cao cả. 

Có hai người chúng tôi tham khảo là Nhà văn, Trung tướng Hữu ƯớcNhà văn Phùng Văn Khai với đề bài đưa ra việc đặt tên cho cuốn sách là “Hồi ức mười năm”. Nhà văn quân đội có nhiều tác phẩm về lịch sử ngẫm nghĩ một hồi rất lâu rồi nói: “Hồi ức mười năm là một tiêu đề hay, rất hay, nhưng tầm vóc của tác phẩm này không thể là một thời gian ngắn trong mười năm, tôi đã viết về lịch sử từ mấy nghìn năm trước những nhân vật lịch sử của quá khứ rồi đến hôm nay, ngày mai nó là cả một tiến trình lịch sử chứ!. Nhà văn Hữu Ước, cũng là vị tướng trong ngành Công an cũng đồng ý với quan điểm của Nhà văn Phùng Văn Khai. Tác giả Viễn Chi đặt tên cuốn sách là Hồi ức mười năm, đó là sự khiêm tốn của ông đối với tác phẩm của mình, nhưng chúng tôi cho rằng, đây là sứ mệnh cao cả của ngành Công an Nhân dân gắn sứ mệnh lịch sử của dân tộc trong một tiến trình lịch sử; tác giả đã trở thành nhân vật lịch sử, chúng ta cũng vậy, sinh ra trong cuộc đời này ai cũng có vận mệnh của riêng mình hòa vào sứ mệnh của lịch sử dân tộc – Đó là sứ mệnh cao cả. Đúng! Mỗi cá nhân đều có sứ mệnh, mỗi tổ chức đều có sứ mệnh, một quốc gia dân tộc cũng có sứ mệnh góp phần lên sứ mệnh của lịch sử. Chúng tôi đều nhất trí với tên sách Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm. Chúng ta cũng không nên quá cầu toàn, cái trọng yếu là những gì trong trang sách. Tên của cuốn sách Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm là sứ mệnh cao cả của ngành Công an Nhân dân góp phần tạo nên sứ mệnh lịch sử của hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.

Tôi đã dành thời gian đọc hết cuốn sách Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm, những câu chuyện nói lên sứ mệnh cao cả của đoàn chiến sĩ an ninh đoàn kết giúp đỡ, vun đắp mối tình hữu nghị quốc tế cao cả mà cụ thể ở đây là đất nước Campuchia anh em ngay sau họa diệt chủng của tập đoàn PolPot – Iengxari đúng theo tinh thần của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và Hiệp ước hòa bình hữu nghị ngày 16 tháng 2 năm 1979 khi phái đoàn cấp cao của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia theo lời mời của Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Điều 2 của Hiệp ước ghi rõ: “Trên nguyên tắc, việc bảo vệ và xây dựng đất nước là sự nghiệp của chính Nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống lao động hòa bình của Nhân dân mỗi nước, chống mọi hành động và âm mưu phá hoại của đế quốc và bọn phản động quốc tế, hai bên sẽ tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện điều cam kết này khi một hoặc hai bên yêu cầu”.

Trong bối cảnh lịch sử thời điểm đó, việc Việt Nam giúp đỡ toàn diện chính quyền cách mạng và Nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và trở lại cuộc sống bình thường là hết sức khó khăn, phức tạp. Chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều trong đó có cả máu xương của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân để bảo vệ và vực dậy đất nước Campuchia hoang toàn, đổ nát sau họa diệt chủng. Bây giờ nhìn lại, khi đã có sự đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học, nhân đạo, nhân văn, chúng ta mới thấy hết ý nghĩa lớn lao và tầm vóc lịch sử của nó. Chúng ta càng trân trọng trí tuệ, máu xương, những hy sinh vô bờ bến của chiến sĩ và Nhân dân Việt Nam trong vun đắp tình hữu nghị quốc tế Việt Nam – Campuchia. Đây chính là vẻ đẹp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam anh hùng luôn có tinh thần tôn trọng hòa bình quốc tế, hòa hiếu với lân bang cũng là vẻ đẹp văn hóa lịch sử của tổ tiên nghìn năm truyền lại.

Trong Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm, xuyên suốt từ dòng chữ đầu tiên tới dòng chữ cuối cùng đều là sự trung thực và xúc động đến tận cùng của người trong cuộc. Từng dòng chữ hiện lên, những câu chuyện đan cài miên man không dứt, đều thấy ở đó một tấm lòng yêu thương Tổ quốc Việt Nam, đất nước Campuchia như máu thịt của mình. Đã có những đồng đội của ông trong đoàn công tác phải hy sinh. Máu đào của người chiến sĩ Việt Nam đã đổ xuống để sắc tươi xanh của đất nước Campuchia hồi sinh tươi tốt. Thật kỳ lạ! Sau mỗi sự hy sinh, người chiến sĩ ta trong đó có người chiến sĩ Công an Nhân dân đang làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia lại càng trưởng thành hơn, vững chắc hơn, trở thành tường đồng vách sắt cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Nha van Nguyen Xuan Tuan trao tang sach Su menh cao ca. Dai ta Tran Cao Kieu Giam doc Nha xuat ban Cong an dai dien nhan sach - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnNhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn (bìa trái) trao tặng sách Sứ mệnh cao cả. Đại tá Trần Cao Kiều – Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân (bìa phải) đại diện nhận sách.

Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm tôn vinh vẻ đẹp của người chiến sĩ Công an Nhân dân của Bộ Nội Vụ nay là Bộ Công An. Người Công an Nhân dân khi đươc phân công làm nhiệm vụ thì vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Người Công an Nhân dân phục vụ Nhân dân Việt Nam, người Công an Nhân dân còn vì nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, cao cả vì Nhân dân, bạn bè quốc tế mà hi sinh mang tính cộng đồng cao cả. Cuốn sách nói về những người chiến sĩ Công an Nhân dân trong đoàn chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Viễn Chi (Chính Nghĩa) làm Trưởng đoàn trong mười năm (1979-1989) đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm với người dân Camphuchia, nhiều việc làm hiệu quả, thực tế giúp Bộ Nội vụ Campuchia bạn hình thành và xây dựng từ khi lực lượng của bạn còn non yếu trở thành lực lượng vững chắc, toàn diện.

Những chiến sĩ Công an Nhân dân Việt Nam phải đối mặt với bao nhiêu hy sinh mất mát, hiểm nguy, khó khăn khi vừa phải xây dựng lực lượng cho bạn, vừa phải đối mặt với lực lượng tàn dư Polpot ẩn nấp trong dân; vừa phải bảo vệ trật tự an toàn cho người dân Camphuchia vừa phải giúp bạn đánh địch. Khi bạn đã trưởng thành thì bạn tự làm là chính, ta tiếp tục giúp bạn củng cố và phát triển lực lượng; lúc đó, việc xây dựng và bảo vệ đất nước Campuchia chính là sự nghiệp của Nhân dân và lực lượng Công an Campuchia, ta sẽ dần dần rút về nước đúng như tinh thần Hiệp ước đã xác định.

Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm đã toát lên một cách khá toàn diện tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức kiên quyết và kiên định mà ở đây là dùng toàn bộ trí tuệ, cơ sở vật chất, kinh nghiệm, sự hy sinh đời sống cá nhân vì công cuộc cách mạng lớn vì cuộc sống bình yên và sự phát triển bền vững của nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia. Người chiến sĩ Công an Nhân dân mà ở đây là Đoàn Chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam đã phát huy cao độ phẩm chất và bản lĩnh của mình thực hiện đúng 6 điều Bác Hồ dạy người chiến sĩ Công an Nhân dân: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo. Chính từ việc luôn tâm niệm thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy mà người chiến sĩ Công an Nhân dân trong đó có Đoàn Chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ giúp nước bạn Campuchia giai đoạn 1979-1989 đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, chủ động thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Nhiều nhiệm vụ, chuyên án do Đoàn trực tiếp chỉ đạo thực hiện và phối hợp chỉ đạo thực hiện đã trở thành những chiến công tiêu biểu của lực lượng Công an Nhân dân, nhất là đối với đất nước Campuchia.

Cac dai bieu tai Le trao tang sach Su menh cao ca 2 - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnCác đại biểu tại Lễ trao tặng sách Sứ mệnh cao cả.

Cuốn sách như một bộ phim với những cảnh quay chầm chậm của những ký ức quá khứ dội về: Chính phủ phản động Hemkitsna do CIA dựng lên bị bắt ở Phnôm Pênh; Phiên tòa xử án PolPot – Iengxari phạm tội diệt chủng; Ngăn chặn một tên đồ tể của bọn diệt chủng PolPot chui vào nội bộ Công an Campuchia; Lập mưu bắt Hembo, Enchim, Honghon; Toán xâm nhập đầu tiên vào Việt Nam: Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh phát hiện tại tỉnh Takeo mở ra một chuyên án lớn; Bắt sống Keobay sư đoàn trưởng chỉ huy đội quân ngầm của PolPot tại Phnôm Pênh; Đầu hàng giả để phá hoại thật; Chiếc thuyền trên hồ Bangdontung; Khám phá vụ án vu khống chính trị gây ly gián nội bộ do địch gây ra ở Phnôm Pênh, bảo vệ nội bộ (1983); Một trận đánh phối hợp tuyệt đẹp của lực lượng an ninh ba nước Đông Dương (1983); Nguồn bổ sung quân số kỳ lạ của PolPot (1983)… Trên thực tế, trong Sứ mệnh cao cảHồi ức mười năm, tác giả đã thể hiện theo phương pháp sử biên niên, lần lượt trình bày từng sự việc, sự kiện dưới con mắt khách quan, khoa học nhưng rất sống động, bởi chính ông là người trong cuộc, trực tiếp lắng nghe báo cáo, phân tích tổng hợp, bàn bạc và đưa ra các quyết định, quyết sách trên tinh thần phục vụ lợi ích cách mạng của Nhân dân hai nước Việt NamCampuchia.

Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm còn cho thấy sự sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quân đội, Công an Việt Nam khi đất nước vừa mới hoàn toàn giải phóng, trong lúc phải đương đầu với các cuộc chiến hai đầu biên giới, trong sự cấm vận ngặt nghèo của Mỹ và phương Tây, công việc trong nước vô cùng bộn bề, khó khăn, thách thức nhưng chúng ta đã sớm ý thức giúp bạn là tự giúp mình, cứu bạn là tự cứu mình, với tinh thần quốc tế sáng trong, cao cả, với trách nhiệm của một dân tộc từng được bạn bè tiến bộ trên khắp toàn cầu đùm đậu, giúp đỡ, đồng hành trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; người Việt Nam ta rất hiểu đạo lý làm người, nhất là trong hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước Campuchia sau họa diệt chủng PolPot – Iengxari.

Ngay như cái tên Chính Nghĩa – cái tên do chính Thứ trưởng Bộ Nội vụ Viễn Chi đặt cho mình cũng đã nói lên rất nhiều điều. Đó phải là sự chính trực, nghiêm minh, nghĩa khí, đường đường chính chính khi người chiến sĩ Công an Nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, đặc biệt trên nước bạn Campuchia. Cái tên đó đã được hiện ra, vừa thân thương vừa gần gũi không chỉ với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Nội vụ đất nước Campuchia, mà nhất là đối với Nhân dân Campuchia thì cái tên Chính Nghĩa đã thực sự trở thành những dấu ấn tốt lành không thể nào quên. Điều đó đã được thể hiện trong các chương: Gia đình Keovana; Sức mạnh của chính nghĩa; Chuyến đi tỉnh Kampong Thom; Chiến công của Skun – chú bé mười lăm tuổi (1987)… đã cho thấy sức mạnh của chính nghĩa tất thắng không phải ở đâu cao vời vợi mà chính là trong mỗi suy nghĩ, hành động của người chiến sĩ Công an Nhân dân trong từng nhiệm vụ, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình.

Trong Hồi ức mười năm, thật kỳ lạ, rất nhiều chương đều có đan xen những bài thơ về quê hương đất nước, mỗi vùng đất Việt Nam – Campuchia, mỗi con người dù ở vị trí cao hoặc chỉ là những người bình dị nhất đều đã hiện lên trong thơ của Viễn Chi một cách bình dị, tươi tắn và vô cùng chân thật. Khi nhận nhiệm vụ lên đường sang Campuchia dịp giáp Tết năm 1979, khi đi qua đất Hội An, những vần thơ cứ thế trồi lên:

Ta lại về đây, đất Hội An
Thị xã nhỏ bên dòng sông êm ả
Cầu Nhật Bản với những hàng cột đá
Còn ghi gì? Những năm tháng trôi qua?

Tác giả Viễn Chi khi chứng kiến Nhân dân Campuchia đã dần dần trở về thành phố Phnôm Pênh, khi thấy dọc đường Norodom đã có vài cây bằng lăng nở hoa tím ngát, trên bầu trời sau tháng ngày diệt chủng kinh hoàng đã lác đác những cánh bồ câu bay lượn, ông đã một mình lẩm nhẩm câu thơ:

Đêm dài đã hết năm canh
Giọt sương sớm đã long lanh đất trời

Trong chương về gia đình Keovana, câu chuyện cảm động từ những khổ đau, mất mát của bốn chị em trong gia đình Keosan, ông đã làm bài thơ Trở về quê cũ rất xúc động:

Cuộc sống đã hồi sinh từ cõi chết
Mỗi đêm dài còn tưởng tượng bóng hồn ma
Bốn năm ấy, trên ngàn ngày có lẻ
Có đêm nào không sợ bóng Ăngca?

Không phải ngẫu nhiên, phải rồi tôi biết
Em nguyện suốt đời vì Tổ quốc đấu tranh
Trái tim nóng dành cho tình cảm lớn
Biết vì ai mà chiến đấu hy sinh.

Suy nghĩ về đất nước, con người Campuchia, tác giả Viễn Chi đã có bài thơ dài Ăngco vùng dậy với những lời thơ rừng rực cháy:

Căm thù đã bốc lên thành sức mạnh!
Từ phum, khum, srok, krom, sangkat
Sức thiên thần bỗng vùng lên ngựa sắt!
Với ngàn roi quất lửa xuống quân thù!

Ôi! Giấc ngủ ngàn năm, nay tỉnh dậy!
Hỡi đền đài, Siem Reap xa xưa!
Nhân dân đã vùng lên giết giặc!
Khắp núi non, sông, suối, biển, hồ!

Cây thốt nốt lại đâm bông, ngọt mật
Tán còn xanh, đang hứa hẹn mùa về
Còn khó khăn nhiều trên mỗi bước chân đi
Nhưng ánh sáng đã bừng lên cả nước
Có cờ đỏ năm tháp vàng phía trước
Soi sáng đường cho dân tộc đi lên!

Bài thơ ông viết tại Phnôm Pênh năm 1979 đã cho thấy sự đồng hành sâu sắc, máu thịt với Nhân dân và đất nước Campuchia của người chiến sĩ Việt Nam. Đó cũng là sự đồng điệu về tâm hồn và niềm tin của hai dân tộc.

Cac dai bieu tai Le trao tang sach Su menh cao ca 3 - "Sứ mệnh cao cả": Hồi ức mười năm sứ mệnh của người chiến sĩ Công an nhân dân với đất nước Campuchia - Tác giả: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân TuấnĐại tá Trần Cao Kiều – Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân (bìa trái) và nhà văn Phùng Văn Khai – Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (bìa phải) tại Lễ trao tặng sách Sứ mệnh cao cả. 

Chính những bài thơ đan xen trong Hồi ức mười năm đã góp phần làm mềm mại thanh thoát hơn tập sách. Điều đó càng thể hiện bản lĩnh người chiến sĩ Công an Nhân dân Việt Nam luôn thấm đẫm nền văn hóa tổ tiên mình, càng biết cảm thông, chia sẻ với nền văn hóa giàu bản sắc Campuchia đang hồi sinh mạnh mẽ.

Hồi ức mười năm giống như một biên niên lịch sử về quãng thời gian mười năm (1979-1989) không riêng của vị Trưởng đoàn Chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam giúp Campuchia – Thứ trưởng Viễn Chi, mà còn là tâm tư, tình cảm, vẻ đẹp, những chiến công, hy sinh thầm lặng, máu và nước mắt người chiến sĩ trong đó có người chiến sĩ Công an Nhân dân khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp Nhân dân Campuchia hồi sinh sau nạn diệt chủng Polpot – Iengxari.

Trong bối cảnh thế giới biến đổi khôn lường, cuốn sách là những những thông điệp lịch sử là những bài học lịch sử trong quá khứ, đến hiện tại và tới tương lai với thông điệp thú vị, ý nghĩa. Cuốn sách mang tới cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân nói riêng nhiều thông điệp bổ ích với nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các chiến sĩ Công an Nhân dân đang ngày đêm gánh vác trọng trách bảo vệ sự bình yên cuộc sống của Nhân dân, của Đảng, bảo vệ non sông đất nước tươi đẹp đường bao; xây dựng tổ quốc Việt Nam bền vững muôn đời, văn hóa dân tộc trường tồn.

Ban biên soạn cuốn sách Sứ mệnh cao cả – Hồi ức mười năm xin được trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp trên các lĩnh vực; các bạn hữu trên dặm đường gần xa… đã tham gia đóng góp ý kiến, cùng nhau đồng hành biên soạn ra cuốn sách này.

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây