Dấu triện son thời Sơn Tây

Dấu triện son thời Sơn Tây - di sản văn hoá vật chất thời Tây Sơn

Dấu triện son thời Sơn Tây

Cho đến nay, di sản văn hoá vật chất thời Tây Sơn (1788-1802) tuy còn lại không nhiều nhưng đã được các nhà nghiên cứu sử học và bảo tàng tập hợp, công bố ở nhiều nơi (Nguyễn Đình Chiến, 2011: tr. 14-17). Trong bài này chúng tôi tập trung giới thiệu về các dấu triện son thời Tây Sơn với các niên hiệu Quang Trung, Cảnh Thịnh và Bảo Hưng..

Các dấu triện son đời Quang Trung (1788-1802) hiện còn chủ yếu là các loại ấn của Võ quan trong tướng lĩnh quân đội như một số ấn đồng hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ký hiệu LSb 2535. Ấn này tìm thấy tại Nam Định, cao 4,5 cm, cạnh vuông 8,3 cm.  Ấn có quai hình chuôi vồ, mặt ấn đúc nổi10 chữ Hán theo thể Triện thư: Suất trung lương nhị vệ tam hiệu trung lang tướng. Đây là dấu của viên Trung lang tướng ở Hiệu quân thứ 3, Vệ thứ 2, Suất trung lương (Hội đồng biên soạn, 2003 : tr.99). Chiếc ấn khác có kiểu dáng tương tự mặt ấn khắc 9 chữ Hán: Suất hùng cự khai vệ ngũ hiệu Đô ty. Đây là ấn của viên tướng chức Đô ty ở Hiệu quân thứ 5, Vệ tiên phong, Suất hùng cự. Trên mặt hai ấn chỉ ghi năm tạo ấn là năm Tân Hợi (1791). Trong sách Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX Nguyễn Công Việt còn giới thiệu tài liệu về chiếc ấn: Tây Kỳ phủ Trung Tín nhất Vệ hộ quân sứ Vinh Hoa hầu. Đây là ấn của viên tướng Vinh Hoa hầu chức Hộ quân sứ thuộc Vệ thứ nhất Trung Tín phủ Tây Kỳ. Một quả ấn khác có dấu hình chữ nhật kích thước 9,8 x 6,6cm. Mặt ấn đúc 5 chữ triện nổi Bằng Tuyền huyện quản lý. Đây là dấu ấn của chức quản lý huyện Bằng Tuyền. Trên các ấn đồng này đều khắc dòng chữ Tân Hợi niên tạo, là năm Quang Trung thứ 4 (1791). Việc khảo cứu của Nguyễn Công Việt đã chứng minh thời gian đúc của các quả ấn đúc năm Tân Hợi trên đây là 1791.

Các quả ấn của Vua tức là các Kim bảo dưới thời Tây Sơn, đến nay đều không còn và không rõ được đúc bằng chất liệu gì, nhưng chúng ta được biết nhiều hình dấu triện son đóng trên các bản sắc phong, chiếu chỉ, truyền. Hình dấu  triện son đều có hình vuông, bên trong đúc/ khắc 4 chữ hay 5 chữ theo kiểu triện Thư. Khảo sát các bản sắc phong thần hiện còn lưu giữ tại các bảo tàng và di tích đình, đền, miếu thờ, chúng tôi thấy một số dấu triện son như sau:

Dấu triện son Quảng vận chi bảo, hình vuông, kích thước 11,5 x 11,5cm, đóng trên Tờ chiếu chỉ, niên hiệu Quang Trung năm thứ 5 (1792). Nội dung bản chiếu của vua Quang Trung khen ngợi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về việc dịch sách Kinh thi. Tờ chiếu hình chữ nhật dài 50cm, rộng 40cm, ký hiệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số LSb.21965. Dòng niên đại ghi Quang Trung ngũ niên nhật nguyệt sơ nhị. Nghĩa là ngày mùng 2 tháng 6 năm Quang Trung thứ 5 (1792). Theo khảo cứu của Nguyễn Công Việt, dấu Quảng vận chi bảo thường sử dụng trên các công văn sai, truyền. Dấu Quảng vận chi bảo đã thấy trong các văn bản niên hiệu Quang Trung năm thứ 2 (1789); Quang Trung năm thứ 4 (1791), Quang Trung năm thứ 5 (1792). (Nguyễn Công Việt, 2005: tr.252-255)

Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ Tờ lệnh chỉ, ký hiệu LSb 21973, dài 49,3 cm, rộng 38,7 cm. Ngoài các dấu triện son nhỏ còn có một dấu  triện son lớn với 5 chữ theo kiểu triện Thư : Hoàng Thái tử chi bảo (Hội đồng biên soạn, 2003 : tr.178).

Dấu triện son Triều đường chi ấn, hình vuông, kích thước 11,3 x 11,3 cm. Đây là ấn của Triều đình. Dấu ấn này đã thấy trên văn bản, tờ truyền niên hiệu Quang Trung năm thứ 5, ngày 14 tháng 4 nhuận năm 1792. Triều Đường chi ấn có chức năng tương tự như ấn Đình thần chi ấn, Công đồng chi ấn của thời Nguyễn sau đó. Dấu Triều đường chi ấn còn thấy trên tờ Truyền ngày mùng 4 tháng 6 năm Quang Trung thứ 5 (1792). Theo Nguyễn Công Việt dấu này được dùng vào những văn bản hành chính quan trọng dưới chiếu, chỉ, dụ, cáo, sắc phong của Hoàng đế.

Dấu triện son Sắc mệnh chi bảo dùng trên các văn bản sắc phong cho người có công dưới thời Tây Sơn. Theo tài liệu của cụ Hoa Bằng sao lại cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ghi lại ngày 11 tháng 12 năm 1949. Bản này in lại trong sách Ấn chương Việt Nam (Nguyễn Công Việt, 2005: tr.267).  Đây là bản sắc phong của vua Quang Trung ban cho Phan Huy Ích chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thị trung Ngự sử, tước Thuỵ Nham hầu. Niên đại của Sắc phong này ghi ngày 18 tháng 4 nhuận năm Quang Trung thứ 5 (1792).

Thông tin trên báo Văn hoá ngày 3 tháng 4 năm 2010, cho biết về việc phát hiện 3 sắc phong thời Tây Sơn tại Hà Tĩnh. Trong đó đạo sắc phong vua Quang Trung ban cho ông Trương Bao với tước hiệu Tráng tiết Tướng quân Võ uý Bao Đức Nam. Sắc phong ngày 25 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5 (1792). Mặc dù tờ sắc bị mòn, rách nhưng dấu triện son trên góc trái còn rõ: Sắc mệnh chi bảo. Cũng theo thông tin trên, 2 tờ sắc Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800) cũng đều có nội dung gia phong tước hầu và tước  cho người có công đánh giặc dưới thời Tây Sơn.

Ở Bảo tàng Quang Trung, Bình Định còn giữ được một số tài liệu thời Tây Sơn trong đó có các sắc phong cho tướng lĩnh. Bản sắc phong vào ngày 24 tháng 2 năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1795), phong cho viên quan chỉ huy Vệ thứ 3 đạo Hổ dực là Nguyễn Đăng Lâm làm chức Hộ quân sứ tước sứ, Phú Nhuận hầu. Trên sắc có dấu chữ triện Sắc mệnh chi bảo (Nguyễn Công Việt, 2005: tr. 275-276).

Thật tiếc cho đến nay không còn một đạo sắc nào nguyên vẹn để truy cứu so sánh. Nhưng xem hình dấu, chúng tôi thấy khác hẳn với tự dạng trên dấu triện Sắc mệnh chi bảo thời Lê. Chữ Sắc mệnh kiểu Triện thư, với chữ mệnh nhô hẳn lên chữ Sắc . Nhưng 2 chữ chi bảo lại giống dấu Hòa nhu chi bảo. Chữ chi có uốn gấp khúc , cân đối..

Dấu triện son  Hoà nhu chi bảo hay Tiên nhu chi bảo.Theo Nguyễn Công Việt, dấu triện Hòa nhu chi bảo, chỉ dùng dưới thời Tây Sơn. Dấu triện có cạnh 15,2cm x 15,2cm, viền ngoài đậm 2,2cm. Ý nghĩa của dấu triện này là các vị thần phù trợ cho mưa thuận gió hòa, mầm lúa mọc tươi tốt. Chúng tôi cũng thấy, dấu triện son Hòa nhu chi bảo được sử dụng phổ biến trên các đạo sắc phong thần thời Tây Sơn , kể từ niên hiệu Quang Trung cho đến Cảnh Thịnh và Bảo Hưng. Các dòng chữ chỉ ngày tháng sau niên hiệu đều dùng theo kiểu chữ giản thể.

Dấu triện son  này thấy đóng trên nhiều sắc phong thần cho các Thành hoàng làng như trên bản sắc phong cho Thành hoàng đình Yên Việt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dấu đóng ở dòng ghi niên hiệu, ngày mùng 2 tháng 10 năm Quang Trung thứ 3 (1790). Đây có lẽ là sắc phong sớm nhất mang dấu triện son Hòa nhu chi bảo trong niên hiệu Quang Trung.

Trong  một sưu tập tư nhân ở Hà Nội, chúng tôi đã gặp các bản sắc đóng dấu triện son  Hòa nhu chi bảo như đạo sắc phong ngày 10 tháng 5 năm Quang Trung 4 (1791).

2 - Dấu triện son thời Sơn Tây

Các bản sắc phong gia phong mỹ tự cho các vị Thành hoàng thờ ở đình làng Bát Tràng vào ngày 29 tháng 3 năm Quang Trung thứ 5 (1792). Đạo sắc phong  ngày 5 tháng 5 năm Quang Trung thứ 5 (1792) ở miếu Cầu Vương  thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

3 1 - Dấu triện son thời Sơn Tây

Dưới niên hiệu Cảnh Thịnh (1793-1801) có 2 đạo sắc phong ngày 21 tháng 5 năm Cảnh Thịnh 4 (1796) trong sưu tập tư nhân ở Hà Nội.

1 1 - Dấu triện son thời Sơn Tây

và 1 đạo sắc phong khác cùng ngày ở đền thờ Bùi Tá Hán tại Quảng Ngãi…

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây