Để không còn những góc khuất ở quê nhà – Lê Tự Cường

TÂM NGUYỆN Nguyễn Hữu Mai (Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam) Theo góc nhìn của một trong những người tham gia và còn lại trong kháng chiến chống Mỹ, sau khi đọc bài báo “Vườn Mẹ” của tác giả Phan Đức Nhạn trên báo Nhân Dân ngày 27/7/2021, tôi rất xúc động và có một sự đồng cảm sâu sắc, nay xin đóng góp mấy lời chia sẻ cùng tác giả và bạn đọc . Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đại Lộc thân yêu, đi theo cách mạng từ thời niên thiếu, trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu cảnh tàn khốc của chiến tranh với biết bao gian khổ hi sinh của đồng bào, đồng chí, trong đó có biết bao bà mẹ, bà chị đã cống hiến hi sinh vì nghĩa lớn, với biết bao người cha, mẹ, anh, chị và đồng đội đã vĩnh viễn ra đi. Trong ký ức của tôi, điều tâm nguyện trong những ngày kháng chiến, nếu ngày mai còn sống, đất nước thanh bình,  mình và đồng đội còn lại sẽ cùng nhân dân tổ chức xây dựng một số công trình văn hóa biết ơn những người đã ngã xuống như: nghĩa trang, tượng đài chiến thắng, đền tưởng niệm, bia chiến tích để ngưỡng vọng công đức; bia chứng tích để khắc ghi tội ác của kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy, ngay những ngày đầu sau giải phóng, khi làm Bí thư xã Đại Cường, tôi đã cùng Đảng bộ và nhân dân nơi đây quy hoạch sớm khu nghĩa trang liệt sỹ để quy tập anh em về, sợ để lâu ngày thất lạc. Vào những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trong thời gian làm Bí thư huyện Đại Lộc, mặc dầu đất nước còn nhiều khó khăn, huyện Đại Lộc còn nhiều khó khăn nhưng với lòng biết ơn và ngưỡng vọng công đức của anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho độc lập tự do, Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc đã huy động công sức xây dựng Đài Chiến thắng Thượng Đức - nơi đây là một chi khu quân sự, là “cánh cửa thép” trấn giữ phía tây căn cứ liên hợp hải lục không quân của Mỹ - Nguỵ tại Đà Nẵng. Vào tháng 7/1974, thực hiện ý đồ chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng quyết tâm giải phóng dứt điểm một chi khu của địch, tạo điểm đối đầu trực diện để so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch - suốt 10 ngày đêm quân ta bao vây và tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Đúng với ý đồ của ta, quân địch đã đưa lực lượng tổng dự bị dù và thủy quân lục chiến ra tái chiếm Thượng Đức. Gần 8 tháng, chủ lực ta và địch quần nhau quyết liệt, cuối cùng quân ta giành được thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Thượng Đức mang ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, góp phần để Trung ương đánh giá đúng tình hình và hoạch định chiến lược để giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc. Bởi từ trận đánh này trung ương rút ra kết luận: Trên chiến trường chủ lực ta đủ khả năng đánh bại hoàn toàn chủ lực địch. Có thể nói: chiến thắng Thượng Đức mang một ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng để so sánh tương quan lực lượng, để bộ tổng hoạch định chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lê Tự Cường (Nguyên Uỷ viên thường vụ, Trưởng ban dân vận thành uỷ Đà Nẵng Chủ nhiệm CLB Thái Phiên, Đà Nẵng)

PHÁC THẢO KHÔNG GIAN VƯỜN MẸ – BÀI 16

pt1 min - Để không còn những góc khuất ở quê nhà - Lê Tự CườngBẢN ĐỒ GIẢI THỬA-VÙNG KHÔNG GIAN VƯỜN MẸ

Tưởng quy hoạch Vườn Mẹ - Để không còn những góc khuất ở quê nhà - Lê Tự Cường

 

ĐỂ KHÔNG CÒN NHỮNG GÓC KHUẤT Ở QUÊ NHÀ

Lê Tự Cường
(Nguyên Uỷ viên thường vụ, Trưởng ban dân vận thành uỷ Đà Nẵng
Chủ nhiệm CLB Thái Phiên, Đà Nẵng)

Tôi và Phan Đức Nhạn biết nhau đã hơn 40 năm, khi tôi làm Bí thư Đảng uỷ phường Thạch Thang, nơi cụ thân sinh của Nhạn cư trú và sinh hoạt. Hồi đó, tôi mới vừa qua tuổi 30, trình độ mọi mặt hãy còn hạn chế lắm. Trong đảng bộ, cụ thân sinh của Nhạn là một trong số ít cán bộ lão thành cách mạng, vừa có trình độ cao, lại rất nhiệt tình với công tác địa phương, nên thường giúp đỡ, hướng dẫn tôi cách xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh ở một phường nội thành mới giải phóng chưa lâu. Tôi đã học được ở các cụ nhiều điều không có sách vở trường lớp nào dạy cả, từ đó tôi và Nhạn quen thân nhau. Rồi thời gian trôi qua, chúng tôi trưởng thành. Nhạn thành cán bộ quản lý kinh tế giỏi bay nhảy khắp nơi, tôi công tác ở TP Đà Nẵng, nên ít khi gặp nhau, thỉnh thoảng có chuyện trò qua điện thoại.

Gần đây, qua bạn bè, tôi được biết sau nhiều bận về thăm quê xã Bình Dương, Thăng Bình, Quảng Nam viếng nghĩa trang liệt sỹ, Nhạn có ý định xây dựng công trình “Vườn Mẹ” – một công trình đền ơn đáp nghĩa vừa cụ thể, sống động, vừa sâu sắc đậm chất nhân văn, tôi vừa rất vui vừa rất cảm động.

Phải nói một cách khách quan rằng, sau ngày hoà bình, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đền ơn đáp nghĩa, làm dịu nỗi đau mất mát của những gia đình có công với nước, nhưng nhìn thật sâu, nghĩ thật kỹ thì cũng thấy nhiều điều còn thiếu sót, còn nhiều góc khuất, ít người thấy, ít người biết. Vì còn nhiều góc khuất, nên mới có mẹ liệt sỹ không tìm thấy mộ, mới có những nén hương thắp trên vồng sắn, trên cồn cát, bờ tre… Nhạn đã nhìn thấy cái góc khuất đó, nhìn bằng tấm lòng của người thấu hiểu ruột gan của những căn nhà cô quạnh. Cái đáng quý, cái tốt của Nhạn là không phải thấy để nói, để kể, mà thấy để làm, không hề tư lợi. Người xưa có câu: “Thấy việc nghĩa mà không làm, không phải người tốt”. Tôi rất hoan nghênh, rất ủng hộ ý tưởng và việc làm của Nhạn. Tôi mong Nhạn và gia đình khoẻ, vui, hạnh phúc, bình an và sớm bắt tay xây dựng công trình. Tôi cũng tin chắc rằng, công trình “Vườn Mẹ” sẽ được nhiều địa phương học tập, bởi trên đất nước này, nhiều nơi còn những góc khuất như Bình Dương quê Nhạn./.                                                                                 

Đà Nẵng tháng 8/2021
L.T.C

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây