Giới thiệu khái quát huyện Đồng Văn

Giới thiệu khái quát huyện Đồng Văn

Giới thiệu khái quát huyện Đồng Văn

  1. Vị trí địa lý

Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang và là điểm cực bắc của Tổ Quốc, có tọa độ từ 22 độ 55 đến 23độ 23 bắc; vĩ  độ 105 độ 42 độ kinh đông, có vị trí giáp ranh như sau:

– Phía Bắc và Đông bắc tiếp giáp nước CHND Trung Hoa.

– Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp huyện Mèo Vạc.

– Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Yên Minh.

Huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước CHND Trung Hoa dài trên 52 km. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Đồng Văn cách thành phố Hà Giang 150km về phía bắc.

  1. Diện tích, địa hình, địa mạo

Huyện Đồng Văn là trung tâm vùng lõi của cao nguyên đá Đồng Văn. Với địa hình đặc trưng là núi đá với độ cao trung bình so với mặt biển là 1500m. nhìn chung địa hình khá phức tập và bị chia cắt mạnh và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Toàn huyện chia thành 2 dạng địa hình chính là:

Địa hình núi đất gồm 7 xã: Lũng Cú, Ma Lé, Đồng Văn, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo và Sủng Trái.

Địa hình núi đá vôi gồm 12 xã còn lại đó là: Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải và xã Sà Phìn.

– Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Đồng Văn có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 44.497,55 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 26,51%, còn lại là rừng núi đá tự nhiên chiếm 73,49% diện tích. Diện tích đất có độ dốc trên 25 độ là lớn nhất chiếm 14.119ha. Điều này đã gây khó khăn cho việc phát triển giao thông và canh tác sản xuất nông – lâm nghiệp cũng như sinh hoạt đời sống nhân dân.

  1. Khí hậu thủy văn

Đồng Văn là một huyện nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhưng mang tính chất lục địa khá rõ nét. Lượng mưa trung bình tương đối lớn khoảng 1750 – 2000mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 23,1độC. Độ ẩm không khí bình quân năm đạt 84%. Do vị trí nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém nhất là vào mùa khô nên một số vùng trong huyện thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó trong huyện còn thường xuyên xuất hiện, hiện tượng sương muối, thỉnh thoảng có năm thường xuất hiện, hiện tượng mưa tuyết nên ảnh hưởng không nhỏ đến vật nuôi cây trồng vào mùa khô.

Đồng Văn có con sông Nho Quế chảy qua dọc theo ranh giới phía đông, bắc của huyện và có một hệ thống con suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng nước của những con suối này khác nhau, không ổn định theo mùa. Đặc biệt có hai con suối chảy vào sông Nho quế, một con suối ở phía nam xã Lũng Cú và một ở phía bắc thị trấn Đồng Văn có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khá lớn vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho nhân dân trong vùng và tạo điều kiện các trạm thủy điện nhỏ.

  1. Các nguồn tài nguyên đất

Là huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang nên Đồng Văn luôn có nhiệt độ thấp so với các vùng khác. Do địa hình bị chia cắt mạnh đồng thời do qúa trình phong hóa từ đá vôi trầm tích và đá phiến thạch nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu tương đối cao và được chia thành 4 nhóm đất như sau:

– Nhóm đất phù sa, phân bố chủ yếu tại các Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực và các loại cây trồng hàng năm khác với năng xuất cao.

– Nhóm đất đen chủ yếu phân bố tại các xã Tả Lủng, Phố Là loại đất này có độ phì nhiêu cao thường cho năng xuất cây trồng có giá trị cao, nhưng trong quá trình canh tác cần chú ý đến vấn đề nước tưới trong mùa khô.

– Nhóm đất xám đây là một trong những loại đất tốt của huyện thích hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp như cây lâu năm, phát triển cây ngắn ngày.

– Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Đồng Văn có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 44.497,55 ha và được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

+ Nhóm đất nông nghiệp: 35.157,38 ha chiếm 79,01% tổng diện tích.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.152, 44 ha chiếm 2,59 % tổng diện tích.

+ Nhóm đất chưa sử dụng: 8.187,73 ha chiém 18, 440% tông diện tích. 

Lịch sử hình thành

Đồng Văn xưa kia thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó thuộc về châu Bảo Lạc. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã tách Đồng Văn ra khỏi Bảo Lạc.

Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 211-QĐCP tách Đồng Văn thành 3 huyện là Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn.

Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Đồng Văn trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên.

Từ 1991 đến nay tỉnh Hà Tuyên tách thành 02 tỉnh là Tuyên Quang và Hà Giang. Huyện Đồng Văn là một trong các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hà Giang.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây