Giới thiệu khái quát huyện Mèo Vạc

Giới thiệu khái quát huyện Huyện Mèo Vạc

Giới thiệu khái quát huyện Mèo Vạc

Huyện Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 164km. Là huyện nằm trong địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
– Vị trí địa lý của huyện nằm trong tọa độ từ 22022’- 33019’ vĩ độ Bắc, 105012’-105024’ kinh độ Đông. 
Phía Đông giáp Trung Quốc và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng;
Phía Nam giáp huyện Yên Minh, Hà Giang và huyện Bảo Lâm, Cao Bằng; 
Phía Tây giáp huyện Đồng Văn;
Phía Bắc giáp Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Trung Quốc.
1. Vị trí địa lý  Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, thuộc quần thể Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, địa đầu phía Bắc của Tổ quốc.  có quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176 đi từ Mèo Vạc về TP Hà Giang. Phía Bắc của huyện giáp với Trung Quốc và huyện Đồng Văn (Hà Giang); phía Đông giáp với huyện Bảo Lâm (Cao Bằng); phía Tây và phía Nam giáp với huyện Yên Minh (Hà Giang). Huyện có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc.
2. Địa hình, đất đai Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn, chủ yếu là núi đá. Độ cao trung bình so với mặt biển tương đối lớn khoảng 1.150m, đỉnh cao nhất là 1.900m, thấp nhất là 275m. Độ dốc trung bình từ 25o – 35o, có nhiều ngọn núi độ dốc lên đến 60o nhìn xa gần như thẳng đứng. Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, do đó đã hạn chế sự giao lưu kinh tế – văn hoá – xã hội giữa các vùng trong huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên 57.668,61 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm khoảng 22,5%, đất lâm nghiệp chiếm 23%, đất chưa sử dụng (chủ yếu là núi đá) chiếm trên 50%, còn lại là các loại đất khác.
3. Khí hậu         
Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới gió mùa. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiều ngày rét đậm nhiệt độ có thể xuống đến 2oC, gây ra mưa tuyết. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian còn lại là mùa khô. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống sông suối lại ít nên vào mùa khô thường gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
4. Một số tiềm năng, thế mạnh của huyện phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội     
4.1. Tài nguyên nước: Huyện Mèo Vạc có 2 nhánh sông nhỏ của Sông Gâm là sông Nho Quế và sông Nhiệm, độ dốc lớn, nhiều gềnh thác, hiệu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt rất thấp nhưng lại có khả năng khai thác thuỷ điện lớn. Hiện nay, trên sông Nho Quế đang xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện là Nho Quế 1 công suất lắp máy 30MW (đang dừng thi công), Nho Quế 2 công suất lắp máy 36MW và Nho Quế 3 công suất lắp máy khoảng 110 MW (trong đó thủy điện Nho Quế 3 đã phát điện, hòa vào điện lưới quốc gia); trên sông Nhiệm xây dựng 01 nhà máy Thuỷ điện có công suất lắp máy khoảng 7,2MW (hiện nay đang tạm dừng thi công do nhà thầu thiếu vốn).
4.2. Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Mèo Vạc có một số loại khoáng sản có khả năng khai thác ở quy mô nhỏ như: Ăngtimon, chì-kẽm, sắt, bôxít nhôm. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang có 03 cơ sở khai thác, tuyển luyện quặng ăngtimon tại xã Khâu Vai và xã Giàng Chu Phìn.
4.3. Tiềm năng du lịch: Với nền văn hoá lâu đời, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội như: Chợ tình Khâu Vai, một số làn điệu dân ca, múa hát truyền thống của người Lô Lô, người Mông, du lịch thủy điện, hóa thạch Huệ Biển xã Lũng Pù… Một số cảnh quan thiên nhiên độc đáo với những dãy núi đá tai mèo, đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ… Là nơi hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu các bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày 03/10/2010, Uỷ ban UNESCO Quốc tế chính thức công nhận Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đối với 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang, trong đó có huyện Mèo Vạc. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển du lịch tại huyện.
5. Các vùng kinh tế của huyệnChia thành 3 vùng kinh tế:
* Vùng 1: Gồm 03 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, sương mù che phủ, được chia cắt bởi dòng sông Nho Quế. Về nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng ngô, lúa, đậu tương và phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê). Vùng có 3 chợ biên giới (Chợ Xín Cái, Thượng Phùng và chợ Sơn Vĩ) và cặp cửa khẩu Săm Pun – Điền Bồng, Lũng Làn- Pờ Tú thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá với nước bạn.
* Vùng 2: Gồm 9 xã và 01 thị trấn. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, là vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và sản xuất với 100% diện tích là núi đá; nông nghiệp chủ yếu là trồng ngô; chăn nuôi bò, lợn, dê, nuôi ong. Vùng có 01 chợ trung tâm huyện lỵ là nơi trao đổi giao lưu hàng hoá của cả huyện.
* Vùng 3: Gồm 05 xã núi đất. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với thế mạnh là thâm canh lúa nước (diện tích lúa nước của huyện trập trung chủ yếu ở vùng này), trồng và khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. Vùng có 3 chợ (Chợ Khâu Vai, Niêm Sơn, Tát Ngà) và có chợ tình Khâu Vai họp vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm.   
Lịch sử hình thành
Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 211/QĐ-CP tách huyện Đồng Văn thành 3 huyện là Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Huyện Mèo Vạc lúc đó bao gồm 16 xã, 159 thôn bản, trung tâm đặt tại xã Mèo Vạc (nay là thị trấn Mèo Vạc)
 
Ngày 21/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ban hành quyết định 179/HĐBT, tách 3 xã Niêm Sơn, Nậm Ban, Tát Ngà của huyện Yên Minh để sáp nhập vào huyện Mèo Vạc. Cũng thời gian đó huyện Mèo Vạc chuyển giao 3 xã Lũng Phìn, Hố Quáng Phìn và Sủng Chái sáp nhập vào huyện Đồng Văn.   Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Hội đồng chính phủ ra Nghị định số 74/1999/NĐ-CP phê chuẩn quyết định thành lập thị trấn Mèo Vạc và xã Tả Lủng. Ngày 9 tháng 8 xã Niêm Tòng được thành lập trên cơ sở chia tách từ hai xã Niêm Sơn và Khâu Vai.
Như vậy đến nay huyện Mèo Vạc có 17 xã, 1 thị trấn, với 199 thôn bản, tổ khu phố.
3 danh thắng tại Hà Giang được xếp hạng Di tích Quốc Gia

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã có công văn số 3087,3088,3089/QĐ-BVHTTDL ngày 23/9 về việc xếp hạng di tích quốc gia cho 03 danh lam thắng cảnh tại tỉnh Hà Giang.

huebien - Giới thiệu khái quát huyện Mèo Vạc

Tại Hà Giang các nhà khoa học đã tìm thấy 5000 mẫu hóa thạch của loài Huệ Biển

Là một tỉnh vùng cao biên giới, địa hình đi lại khó khăn, khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng Hà Giang lại được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Ngày 23/9 vừa qua, 03 danh lam thắng cảnh của tỉnh đã chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia. Cụ thể:

1.Di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh: Khu vực Hóa thạch Huệ Biển tại Lũng Pù – Xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

2.Danh lam thắng cảnh: Hang Rồng – Xã Tả Lủng và Pả Vi,  huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

3.Danh lam thắng cảnh: Hang Nà Luông – Xã Mậu Long, huyện Yên Minh và xã Sùng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Khu vực Hóa thạch Huệ Biển là một địa điểm nơi có những hóa thạch Huệ Biển được phát hiện lớn hơn những nơi khác, đồng thời cũng có mật độ phân bố dày hơn. Hoa huệ biển tên khoa học là Endoxocrinus parrae, sở dĩ loài hoa này được đặt tên Huệ Biển bởi hình dáng giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Chúng là nhóm động vật da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 5000 mẫu hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống tại khu vực danh thắng này.

Hang Rồng nằm trong địa phận huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Trong hệ thống hang động trên công viên địa chất toàn cầu Hà Giang, Hang Rồng là hang động có nhiều câu chuyện kỳ bí nhất, Trần hang có chỗ cao tới 30 mét với nhiều nhũ đá hình thù khác nhau. Nên hang có chỗ rộng và phẳng đến mức kỳ lại, có giải thuyết cho rằng, hàng nghìn năm trước đây vốn là một con sông ngầm.

Hang Nà Luông lại được đánh giá là một trong số những hang động đẹp nhất tại Hà Giang. Tên hang được đặt theo vị trí chính xác của hang chính là thôn Nà Luồng thuộc xã Mậu Long, ngay sau khi hang Nà Luồng được phát đã nhanh chóng trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách du lịch tại Hà Giang./.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây