Giới thiệu khái quát quận Phú Nhuận

Giới thiệu khái quát Phú Nhuận

Giới thiệu khái quát quận Phú Nhuận

Quận Phú Nhuận rộng 4,9kmvới khoảng 186.000 dân, đông giáp quận Bình Thạnh, tây giáp quận Tân Bình, nam giáp quận 1 và quận 3, bắc giáp quận Gò Vấp. Chu vi dài khoảng 17 km.
Về địa hình tổng quát, địa bàn Phú Nhuận ở phía bắc cao hơn phía nam, ở phía tây cao hơn phía đông. Thuở trước, về đường thoát nước và tưới tiêu cho địa bàn Phú Nhuận có rạch Thị Nghè ở phía nam, ngày xưa có tên chữ là Bình Trị Giang hay Nghi Giang (theo Nôm, Nghi đọc là Nghè) mang mỗi khúc một tên riêng: Rạch Nhiêu Lộc, rạch Cầu Kiệu, rạch Cầu Bông và rạch Thị Nghè. Nay thể hiện trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn tên kênh Nhiêu Lộc và rạch Thị Nghè, chủ yếu là đường thoát nước từ các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 3 và quận 1 ra sông Sài Gòn. Phú Nhuận là một mỹ danh (tên có ý nghĩa tốt đẹp) đặt cho đơn vị hành chánh xã thôn từ khi mới khai lập. Có lẽ hai chữ Phú Nhuận trích từ câu “Phú Nhuận ốc, đức nhuận thân”, có thể tạm hiểu: giàu có làm đẹp nhà cửa, đức độ làm đẹp bản thân.
Hơn 300 năm trước, từ một gò nổng hoang, thuộc vùng đất cằn cỗi, Phú Nhuận đã không thay đổi địa danh hay địa bàn, hiện đã trở thành một quận nội thành hoàn toàn đô thị hóa.
Triều Gia Long, Phú Nhuận là một thôn thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Triều Minh Mạng đổi thuộc tổng Bình Trị Hạ, vẫn huyện, phủ cũ, tỉnh Gia Định. Trải qua triều Thiệu Trị, từ đầu đời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt thôn Sài Gòn. Từ 5-1-1876 gọi là làng, đổi thuộc hạt tham biện Sài Gòn rồi Bình Hòa. Từ 1880 thuộc tổng Dương Minh hạt tham biện 20. Năm 1888 hạt 20 giải thể, đổi thuộc tổng Dương Hòa Thượng, hạt tham biện Gia Định. Từ 1-1-1990 thuộc tỉnh Gia Định. Từ 1-1-1918 thuộc quận Gò Vấp, cùng tỉnh. Từ 11-5-1944, đổi thuộc tỉnh Tân Bình. Năm 1949 đổi thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau 30-4-1975 cải biến thành quận Phú Nhuận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với 17 phường gọi tên từ số 1 đến số 17. Ngày 26-8-1982 giải thể phường 6 nhập vào phường 7, phường 16 vào phường 15. Cuối năm 2004, quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh có 15 phường như trên.
Trong bài “Phú Cổ Gia Định” có gợi lại quang cảnh Phú Nhuận nằm trong xứ Sài Gòn với một chi tiết:
“Lợi đất thinh thinh, xóm vườn Mít
Bình trời vòi vọi, núi Mô Xoài”…[1]
Di tích ở Phú Nhuận
Đình chùa, lăng mộ ở Phú Nhuận tạo bề dày lịch sử cho địa phương, là hiện vật chứng minh tay nghề của nghệ nhân vô danh thời trước.
Lăng Võ Tánh (danh tướng của Nguyễn Ánh) nằm bên cạnh hồ nước trong mặt bằng do Quân Khu 7 quản lý thuộc khu phố 6 phường 9. Có miếu thờ phía trước, mộ đơn giản, bằng phẳng, hình chữ nhật, đẹp nhất là tấm bình phong ở sau mộ đắp hình một con hạc trắng, chân đỏ, mỏ đỏ, ngoái đầu nhìn lên trời.
Lăng Trương Tấn Bửu (danh tướng của Nguyễn Ánh) ở hẻm 41 Nguyễn Thị Huỳnh thuộc phường 8. Nét đặc trưng của ngôi mộ: xây theo kiểu “trúc cách”, tô đúc giống hình ngôi nhà bẻ  băng trúc, đại khái, có hai mái; từ trước nhìn vào, nóc mộ như hình chữ A.
Lăng Võ Di Nguy (Thủy sư Đô đốc của Nguyễn Ánh) ở hẻm 19 Cô Giang phường 2. Quanh phần mộ có nhiều “bi ký”, tức là bia ghi chép thơ văn ca ngợi người quá cố.
Đình Phú Nhuận – số 18 Mai Văn Ngọc phường 10. Đình Phú Nhuận được xây dựng khoảng năm 1818 ở xóm Kinh, sát kênh Nhiêu Lộc, đến năm 1852 được xây lại trên địa điểm hiện nay. Ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (8-1-1893), vua Tự Đức đã ban sắc phong cho thần Thành Hoàng của đình.
Tóm lại, hơn 300 năm qua, Phú Nhuận đã không thay đổi địa danh hay địa bàn, nhưng Phú Nhuận đã tiến rất xa: từ một vùng đất cằn cỗi, từ một gò nổng hoang do vài gia đình lưu dân đến khẩn hoang lập ấp, Phú Nhuận đã trở thành một quận hoàn toàn  đô thị hóa với phong cách thiết kế khá khang trang. Phú Nhuận đã là nơi đất lành chim đậu cho bao thế hệ.

* Chi hội Trịnh Hòa Đức – Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh
[1] Xóm vườn Mít được mô tả ở đây nằm trên địa bàn Phú Nhuận. Vị trí phỏng định nay là các P9, P3, P5. “Lợi đất” và “thinh thinh” có nghĩa là rộng, phì nhiêu, được khai khẩn đúng mức. Nếu nhìn từ trung tâm xứ Sài Gòn (Chợ Lớn hiện nay), Vườn Mít ở gần, núi Mô Xoài (núi Dinh, Bà Rịa) ở xa làm bình phong chắn ngang chân trời.
[2] Cầu Xóm Kiệu jusqu’au marché de Chợ Xã Tài, était autrefois un grand village, òu l’on comptait 72 pagodes. Trích Trương Vĩnh Ký (1885), tập san Excursion et Reconnaissances, tr.29.
Ở thời diểm này, Phú Nhuận thôn thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An và Gia Định thành. Trong Gia Định thành thông chí,Trịnh Hoài Đức cũng chép: thôn Phú Nhuận là 1 trong 76 xã thôn phường lân ấpcủa tổng Bình Trị, phía đông giáp Bình Giang (sông Sài Gòn), từ sông ở trước thành Bát Quái dọc đến kho Quản Thảo (Cầu Kho, quận 1), phía tây giáp đầu suối Bến Nái đến cầu Tham Lương (ranh Tân Bình với Hóc Môn), giáp địa giới phía đông tổng Dương Hòa, phía nam giáp kho Quản Thảo qua miếu Hội đồng (khoảng ngã ba Nguyễn Trãi – Nguyễn Cư Trinh) đến cầu Tham Lương, phía bắc giáp trấn Biên Hòa trên từ sông Đức Giang xuống đến bờ phía nam Bình Giang (trọn đoạn sông Sài Gòn giữa Thủ Đức với nội thành.Thôn Phú Nhuận nằm ở giữa vùng này, tức ở trung tâm tổng Bình Tr

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây