Giới thiệu khái quát thị xã Phú Mỹ

Giới thiệu khái quát thị xã Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - VSD

Giới thiệu khái quát thị xã Phú Mỹ

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN TÂN THÀNH

Phú Mỹ là tên gọi hiện nay của thị trấn huyện lỵ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập từ năm 1994 theo Nghị định số 45/CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là đô thị loại V với dân số khoảng 7.765 người, diện tích tự nhiên khoảng hơn 3.100ha. Cũng theo Nghị định 45/CP, huyện Tân Thành vào thời điểm đó có 8 đơn vị hành chính: thị trấn Phú Mỹ và các xã: Hội Bài, Phước Hoà, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha, Sông Xoài và Tóc Tiên

Với vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi & tiềm năng về cảng biển, khai thác các dịch vụ dầu khí, lần lượt trong các năm 1996, 1998, KCN Mỹ Xuân, KCN Phú Mỹ, trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ ra đời, từng bước làm đổi thay bộ mặt khu vực. Đến nay, địa bàn thị trấn Phú Mỹ nói riêng & huyện Tân Thành nói chung đã phát triển thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng có quy mô của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp, cảng biển & các dịch vụ hậu cần cảng & đặc biệt là sự phát triển của đô thị Phú Mỹ. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 286/QĐ-TTg, ngày 19/4/2002 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 với mục tiêu thành lập một đô thị mới, hiện đại trên địa bàn của thị trấn Phú Mỹ, các xã Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước của huyện Tân Thành.

Ngày 27/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa; từ đó đến nay Phú Mỹ là thị trấn huyện lỵ của huyện Tân Thành; huyện Tân Thành có 10 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Mỹ và 09 xã: Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa, Tân Hải, Tóc Tiên, Sông Xoài và Châu Pha.

II. HIỆN TRẠNG

  1. Vị trí địa lý:

Huyện Tân Thành nằm về phía Tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và có địa giới hành chính được giới hạn như sau:

– Phía Bắc giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai;

– Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa;

– Phía Đông giáp huyện Châu Đức;

– Phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện tự nhiên:

Tân Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt:

    – Mùa khô:

    Có nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 sang năm.

   + Nhiệt độ trung bình từ 25¸270C. 

   + Nhiệt độ trung bình năm: 26,30C

   + Nhiệt độ tối cao trung bình: 29,20C

   + Nhiệt độ tối thấp trung bình: 23,60C

    Sự chênh lệch giữa nhiệt độ tháng cực đại và cực tiểu rất nhỏ. Biên độ chỉ khoảng 3,40C.

    – Mùa mưa: 

    Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa phân bố đều trong các tháng (trừ tháng 11), còn các tháng lượng mưa không chênh lệch nhau nhiều lắm. Lượng mưa trung bình: 1356,5mm. 

    – Độ ẩm: 

    Thời kỳ ẩm ướt trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm trung bình 83,85%. Tháng ẩm nhất là tháng 9, độ ẩm có thể đạt tới 85,87%. Độ ẩm cực đại 87%.

   – Số giờ nắng (giờ/năm): 2610 giờ.

   – Có 2 mùa gió chính: Gió Tây Nam thổi vào mùa khô; Gió Đông thổi vào mùa mưa. Tốc độ gió trung bình năm (m/s): 3,7 m/s.

         3. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất

            Theo số liệu thống kê năm 2015 Huyện Tân Thành có diện tích tự nhiên là 333,84 km2. Trong đó chia ra:

          – Diện tích đất nông nghiệp 185,1859 km2 chiếm 55,47%.

          – Diện tích đất phi nông nghiệp 148,0388 km2 chiếm 44,35%

          – Diện tích đất chưa sử dụng 0,6111 km2 chiếm 0.18%

4. Dân số và cơ cấu thành phần dân cư

– Với vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế  – xã hội của khu vực phía tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Tân Thành luôn có sự phát triển kinh tế – xã hội ở mức cao, hệ thống hạ tầng đô thị đang từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, môi trường đô thị, nếp sống văn minh đô thị ngày càng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao. Đây đang và sẽ là tiền đề thu hút được lượng lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận về làm việc và sinh sống.

– Năm 2015, toàn huyện Tân Thành có dân số đã quy đổi là 171.139 người, bao gồm: học sinh, sinh viên từ các trường THCN dạy nghề, doanh nhân kinh doanh và buôn bán tại đô thị, lao động tạm trú làm việc tại các cụm công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, một số lực lượng quân đội và lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn…, trong đó khu vực dự kiến thành lập có dân số trung bình là 94.635 người, chiếm 62,7% dân số toàn huyện.

– Toàn huyện có số người trong độ tuổi lao động là 97.942 người và số lao động đang làm việc theo khu vực 78.630 người, trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản là 12.004 người (chiếm tỷ lệ 15,27%), lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ là 66.626 người (chiếm tỷ lệ 84,73%).

– Trong khu vực nội thị dự kiến (thị trấn Phú Mỹ, xã Mỹ Xuân, xã Hắc Dịch, xã Tân Phước, xã Phước Hòa)có số người trong độ tuổi lao động là 62.714 người và số lao động đang làm việc theo khu vực là 57.304 người; trong đó nông nghiệp, thuỷ sản là 4.348 người; ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ là 52.956 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 92,41%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 52,45%. Tỷ lệ thất nghiệp toàn huyện chiếm  0,72%.

Thống kê lao động khu vực thị trấn Phú Mỹ mở rộng (năm 2015)

TT

Tên đơn vị hành chính

Tổng số lao động (người)

Số lao động nông nghiệp (người)

Số lao động phi nông nghiệp (người)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%)

1

Thị trấn Phú Mỹ 

14.798

48

14.750

99,68

2

Xã Mỹ Xuân

18.601

728

17.873

96,09

3

Xã Hắc Dịch

8.919

1.757

7.162

80,3

4

Xã Tân Phước

7.315

850

6.465

88,38

5

Xã Phước Hòa

7.671

965

6.706

87,42

Hiện trạng diện tích dân số, các đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Thành (năm 2015)

TT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số (người)

1

Thị trấn Phú Mỹ

31,87,48

25.968

2

Xã Hắc Dịch

31,9976

14.199

3

Xã Mỹ Xuân

38,9318

28.184

4

Xã Phước Hòa

54,6779

13.643

5

Xã Tân Phước

29,7463

12.641

6

Xã Châu Pha

32,1706

15.267

7

Xã Sông Xoài

29,3462

7.120

8

Xã Tân Hải

22,0919

14.935

9

Xã Tân Hòa

29,4488

12.355

10

Xã Tóc Tiên

33,5499

6.616

Tổng cộng

333,84

150.928

5. Hiện trạng phát triển kinh tế.

a) Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua huyện Tân Thành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2013 – 2015 khoảng 37,11%/năm. Tổng giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành của toàn huyện năm 2015 đạt 16.944 tỷ đồng, tăng 43,42% so với năm 2014. Cụ thể:

– Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, giá trị sản xuất đạt 4.172 tỷ đồng, chiếm 24,62%.

– Thương mại – dịch vụ phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất đạt 11.683 tỷ đồng; chiếm 68,95%.

– Nông – lâm – ngư nghiệp phát triển theo chiều sâu, giá trị sản xuất đạt 1.089 tỷ đồng, chiếm 6,43%.

Như vậy, năm 2015 tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ du lịch chiếm 93,57% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn huyện trong giai đoạn 2013-2015 đạt 37,11%, trong đó ngành thương mại – dịch vụ đạt 47,65%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 27,67% và nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,49%.

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Tân Thành

TT

GDP theo giá hiện hành

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

8.665

11.821

16.944

Thương mại – Dịch vụ

tỷ đồng

5.370

7.004

11.683

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

tỷ đồng

2.367

3.735

4.172

Nông, lâm, ngư nghiệp

tỷ đồng

928

1.082

1.089

Cơ cấu kinh tế
Thương mại – Dịch vụ

%

61,97

59,25

68,95

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

%

27,31

31,60

24,62

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

10,72

9,15

6,43

Tốc độ tăng trưởng

%

33,1

31,11

43,42

Thương mại – Dịch vụ

%

33,96

30,43

66,80

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

%

50,92

45,44

12,37

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

2,8

2,38

0,66

b) Thu, chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người:

– Thu ngân sách: Hàng năm công tác thu chi ngân sách đều đạt chỉ tiêu được giao. Trong năm 2015 tình hình phát triển kinh tế của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, thu ngân sách tăng cao, đặc biệt là thu nội địa và thu xuất nhập khẩu, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 15.889,481 tỷ đồng; trong đó thu trong cân đối là 4.502,969 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 11.377,786 tỷ đồng.

– Về chi ngân sách: Trong nhưng năm qua, tổng chi ngân sách trên địa bàn luôn được cân đối với nguồn thu ngân sách huyện được hưởng, trong đó tỷ lệ cho đầu tư phát triển ngày một tăng; chi thường xuyên và cho công tác sự nghiệp ổn định ở mức trung bình. Cân đối thu chi ngân sách luôn luôn đạt dư, đảm bảo nguồn tài chính cho đô thị phát triển ổn định, chủ động thực hiện các chương trình kế hoạch của địa phương, Chi ngân sách địa phương là 1.004,473 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 286,419 tỷ đồng.

– Cân đối thu chi ngân sách hàng năm tổng kết dư.

Theo nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện, mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể; bình quân thu nhập đầu người tăng dần qua các năm; cụ thể, năm 2013 đạt 59,29 triệuVND/năm, năm 2014 đạt 78,93 triệu VND/năm, năm 2015 đạt 111,40 triệu VND/năm.Với kết quả trên, huyện Tân Thành có bình quân thu nhập đầu người bằng 2,4 lần trung bình với cả nước.

Tình hình thu chi ngân sách và thu nhập bình quân đầu người của huyện Tân Thành trong giai đoạn 2013-2015

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Tổng thu ngân sách trên địa bàn (kể cả trợ cấp từ tỉnh)

Tỷ đồng

 14.630,892

 16.484,662

 15.889,481

2

Tổng chi ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

835,161

776,065

1.004,473

3

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu/năm

59,29

78,93

111,4

c) Công nghiệp, TTCN và xây dựng

Với tiềm năng và sự liên kết giữa các cụm công nghiệp trên địa bàn và hệ thống các khu dân cư, mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo nên động lực phát triển công nghiệp. Huyện Tân Thành đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong giai đoạn 2011-2015, công nghiệp trên địa bàn đã phát triển rất mạnh ở cấp độ bùng nổ.

Trong tổng số 10 KCN tập trung có quy mô diện tích đất 5.344,25 ha, trên địa bàn đã có 5 khu lấp đầy diện tích đất cho thuê từ 80% trở lên. Việc bố trí các nhà máy theo từng loại hình sản xuất, đặc biệt quan trọng là các nhà máy dựa vào công nghệ sử dụng khí như: sản xuất điện, phân đạm, hoá chất, thép,… gắn với cảng biển. Các nhà máy    này hàng năm đóng góp cho ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng.

d) Thương mại, dịch vụ, du lịch

Trong thời gian gần đây, hoạt động thương mại dịch vụ đã và đang ngày càng phát triển mạnh cùng với 17 chợ, trung tâm thương mại lớn trên địa  bàn.

Hiện tại trên địa bàn huyện, về lĩnh vực cảng biển, cảng nội địa, kho bãi có 53 dự  án với tổng quy mô diện tích 21,28 km2, tổng vốn đầu tư đăng ký 985.625 tỷ đồng cụ thể như sau:Về du lịch, huyện Tân Thành với địa hình đa dạng có nhiều tài nguyên du lịch phong phú. Các khu du lịch tiềm năng như: Núi Thị Vải, hồ Châu Pha, Đá Đen, suối Nhum, khu suối Đá, suối Tiên thuộc xã Tân Hải là nhưng địa danh có cảnh quan đẹp hoang sơ, tự nhiên,thích hợp phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch khác như tài nguyên nhân văn đó là các di tích  lịch sử, văn hóa: Khu căn cứ cách mạng núi Dinh, Địa đạo Hắc Dịch thuộc xã Hắc Dịch và  Sông Xoài… Địa  bàn huyện Tân Thành là nơi tập trung nhiều công trình tôn giáo  nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với khoảng 171 cơ sở tôn giáo hợp pháp lớn, nhỏ là điểm du lịch khá hấp dẫn du lịch tâm linh, đặc biệt trong các dịp lễ tết, Phật  Đản.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2013- 2015 đạt 47,65%; tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành đạt 11.683 tỷ đồng năm 2015, chiếm 68,9% trong tỷ trọng cơ cấu ngành kinh  tế.

e) Nông, lâm thủy sản

Nhìn chung, sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển theo chiều sâu, sản phẩm sạch, đạt mức tăng trưởng khá, đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Hệ thống mạng lưới khuyến nông, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản được củng cố, đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng tốt trong sản xuất, nuôi trồng.

Lĩnh vực nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển; hiện nay, diện tích đất nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng mang lại hiệu.

Nhìn chung sản xuất nông – lâm – thủy sản trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư phát triển theo chiều sâu, đạt mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị gia tăng nông – ngư  năm 2015 là 1.089 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 đạt 1,49%.

6. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Điểm nổi bật của đô thị trong thời gian gần đây là xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, cảnh quan theo hướng “xanh, sạch, đẹp”. Nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thi công và đưa vào sử dụng góp phần tạo nên bộ mặt mới cho đô thị trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Với hệ thống hạ tầng xã hội và mạng lưới đường đang từng bước đuợc nâng cấp, cải tạo ngày một khang trang hơn: lát vỉa hè, trồng cây xanh đường phố, cây xanh cảnh quan, nhà ở xây dựng kiên cố đảm bảo công năng và cảnh quan đô thị, các khu thương mại dịch vụ buôn bán sầm uất, xứng tầm với một đô thị loại IV.

a) Hiện trạng về nhà ở và công trình công cộng:

* Nhà ở

Trong thời gian gần đây, chất lượng sống đô thị ngày một cải thiện và nâng cao, một số dự án khu nhà ở và công trình nhà dân được xây dựng mới với hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp, đảm bảo công năng và tiện nghi sống góp phần làm tăng tính thẩm mỹ công trình, bộ mặt đô thị và chất lượng cuộc sống người dân từng bước được nâng cao. Nhìn chung, nhà ở tại đô thị và tại các khu vực lân cận xây dựng theo dạng nhà liền kế bám sát theo các trục đường giao thông chính, dạng nhà ở có sân, vườn…, một số khu ở mới đang xây dựng hạ tầng và cũng đã hình thành một số khu đô thị mới, khu nhà ở cho công nhân, khu tái định cư nhằm phát triển quỹ nhà của đô thị trong tương lai. Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố, khá kiên cố ngày càng tăng cao, năm 2015 trên địa bàn khu vực nội thị có trên 1.700.902 m2 sàn nhà ở, bình quân đạt 89,2 m2/người, nhà ở kiên cố, bán kiên cố chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh hệ thống công trình công cộng trên địa bàn như trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… đã và đang được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới tạo sự khang trang và mỹ quan cho đô thị.

Đến hết tháng cuối 12/2015, trên địa bàn khu vực nội thị đã có các dự án xây dựng các khu nhà ở đã và đang hoàn thành:

– Khu tái định cư Xã Hắc Dịch;

– Khu tái định cư Xã Tân Phước;

– Khu tái định Thị trấn Phú Mỹ;

– Khu tái định cư Tân Hòa- Tân Hải;

– Khu tái định cư xã Mỹ Xuân.

* Công trình công cộng:

– Cơ quan, trụ sở hành chính

Hiện tại, Tân Thành đã có hệ thống công trình công cộng phục vụ 2 cấp khá hoàn chỉnh: các công trình phục vụ toàn huyện, các công trình phục vụ cấp thị trấn, xã.

Khu trung hành chính của huyện đã được xây dựng và nâng cấp cải tạo trong khu vực trung tâm thị trấn, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ.

Các xã, thị trấn đã có trụ sở làm việc, tuy nhiên trong những năm tới cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và phục vụ nhân dân.

Hiện nay, trên địa bàn đã dự kiến đầu tư cải tạo một số công trình cơ quan hành chính đã xuống cấp để hướng tới xây dựng đồng bộ các công trình hành chính.

– Y tế

Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện theo 2 cấp: các công trình phục vụ toàn huyện và các công trình cấp xã. Các xã đều có trạm y tế.

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác bảo hiểm y tế được mở rộng, tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Trên địa bàn huyện có các cơ sở y tế như: Trung tâm y tế huyện quy mô  100 giường, bệnh viện Tùng Lâm đang triển khai xây dựng quy mô 500 giường, 05 phòng khám đa khoa , 10 trạm y tế các xã/thị trấn, 242 cơ sở y, dược ngoài công lập…. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được chú trọng đầu tư nâng cấp cho các tuyến đáp ứng nhu cầu khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm áp lực khám và điều trị vượt tuyến.

Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo 10/10 Trạm Y tế có Y, Bác sĩ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh theo đề án 1816; 100%  các thôn, khu phố có cán bộ y tế ; 100% Trạm y tế số xã, thị trấn duy trì chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.

100% số trẻ em được tiêm phòng 7 loại vắc xin, 99% bà mẹ mang thai được chăm sóc và tiêm phòng 2 mũi VAT; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt.

Phòng y tế huyện với chức năng quản lý nhà nước về y tế ở cấp huyện đã quản lý và triển khai tốt các chương trình ngăn ngừa phòng chống dịch bệnh.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn đã được chú trọng triển khai kiểm soát đồng thời phối hợp cùng trung tâm y tế tổ chức đào tạo kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng trên địa bàn; tổ chức thanh kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập về hồ sơ sổ sách, sắp xếp thuốc, nguồn gốc, xuất xứ, niêm yết giá.

– Giáo dục và đào tạo

Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng ở các cấp học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Năm 2015, toàn huyện có 66 cở sở giáo dục và đào tạo với 11 trường mầm non công lập và 15 trường mầm non ngoài công lập; 21 trường tiểu học; 11 trường trung học sơ sở; 3 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường cao đẳng nghề VABIS Hồng Lam, 01 trung tâm dạy nghề Phước Lộc.

Hầu hết các trường trên địa bàn huyện được xây dựng với quy mô lớn đúng quy chuẩn, có đầy đủ các phòng chức năng. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng ở các cấp học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân; thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục và tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày tại hầu hết các trường. Chất lượng dạy và học ở các cấp tiếp tục được giữ ổn định và phát triển bền vững. Tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS hàng năm bằng hoặc cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp cơ bản được khắc phục, chất lượng giáo viên được chuẩn hóa và trên chuẩn cao. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp hàng năm ở cấp tiểu học, THCS đều đạt từ 99% đến 100%. Thành quả công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS tiếp tục được giữ vững. Công tác phổ cập giáo dục các cấp học được tiến hành có chất lượng bền vững.

Việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong thời gian qua, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục của các trường ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu dạy và học. Toàn huyện có 26/26 trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, quốc gia tăng khá so với năm học trước. Huyện luôn giữ vững danh hiệu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì  và nâng cao chất lượng. Đây là những tiền đề đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục trong tương lai.

Công tác văn hóa, thông tin trên địa bàn đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, động viên và cổ vũ các nhân tố tích cực, đấu tranh chống các mặt tiêu cực và các tệ nạn xã hội, khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau; tổ chức nhiều chương trình hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều cơ chế quản lý văn hóa, thông tin đã được đổi mới theo hướng xã hội hóa, huy động được thêm nhiều nguồn lực cho các hoạt động này.

Hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao được củng cố và phát triển. Trên địa bàn có các câu lạc bộ, đội nhóm được thành lập và tổ chức hoạt động thường xuyên, quy tụ nhiều quần chúng có ngành nghề và độ tuổi khác nhau tham gia sinh hoạt. Bên cạnh sự lớn mạnh về số lượng, hoạt động văn hóa văn nghệ trên địa bàn còn cho thấy sự phong phú hơn về thể loại, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn về hình thức, sâu sắc và chất lượng hơn về nội dung. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục phát triển, chủ trương xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao được thực hiện rộng rãi và mang lại hiệu quả, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao.

Đời sống văn hoá của người dân hiện nay đang dần được nâng cao. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Về công tác thông tin, Đài phát thanh với kỹ thuật tiên tiến và hệ thống phát thanh được lắp đặt tại các khối phố, kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương…

– Khoa học – kỹ thuật

Tại các trường đào tạo, hướng nghiệp, bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ quan, cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyện đã thường xuyên áp dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật, coi đây là trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của đơn vị.  Những năm gần đây, huyện đã có nhiều đề tài, sáng kiến thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế được ứng dụng ngay tại cơ sở và đạt được những thành quả nhất định. Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin phát triển nhanh; phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sản xuất.

Công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện như là công tác nghiệp vụ thường ngày với kết quả tốt, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ họp giao ban trực tuyến giữa cơ quan cấp Tỉnh và huyện.

b) Hiện trạng về công trình hạ tầng kỹ thuật

* Về giao thông:

– Giao thông đối ngoại:

+ Đường bộ: Trên địa bàn huyện Tân Thành có tuyến quốc  lộ 51 chạy qua, nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu (đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu). Ngoài ra, trên địa bàn còn có một số tuyến tỉnh lộ như: đường tỉnh lộ Mỹ Xuân – Ngãi Giao, Phú Mỹ – Tóc Tiên, Tóc Tiên – Hội Bài, tỉnh lộ Phước Tân – Châu  Pha…

+ Đường thủy: Sông Thị Vải là tuyến đường thủy quan trọng nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện có thể tiếp nhận được tàu biển có trọng tải 140.000DWT. Dọc theo sông Thị Vải hiện có 14 cảng đang hoạt  động; 9 dự án đang xây dựng và 90 dự án nằm trong quy hoạch trong đó có 5 dự án gắn với cảng biển, 18 dự án cảng nội địa và kho bãi… sẽ được triển khai trong thời gian  tới.

+ Đường không: Trong phạm vi huyện Tân Thành không có sân bay riêng, tuy nhiên hệ thống sân bay vùng phụ cận trong tương lai (Sân bay Gò Găng, Sân bay Long Thành) có thể phục vụ thuận lợi cho  huyện.

+ Đường sắt: Định hướng quy hoạch giao thông vùng tỉnh sẽ xây dựng tuyếnđường sắt nối Biên Hòa tới Vũng Tàu, qua huyện Tân Thành chạy dọc phía Tây   QL51.

  • Giao thông đối nội:

Các tuyến đường trục chính quan trọng của huyện Tân Thành đã được quan tâm  đầu tư xây dựng như: đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân  Độ, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn… nhằm cải tạo mạng lưới đường, đáp ứng nhu cầu đi lại của  người dân. Các tuyến giao thông chính có mặt cắt từ  14-51m.

– Vận tải: Để phục vụ cho nhu cầu vận tải hành khách, trên địa bàn huyện Tân Thành có bến xe Tân Thành tại thị trấn Phú Mỹ. Bến xe có quy mô diện tích 20.000m2, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3. Vận tải hành khách công cộng ngoài các tuyến xe khách liên Tỉnh còn các hãng taxi… Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trên 5%.

      

* Cấp nước

Hiện tại huyện Tân Thành đang được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước do Nhà máy nước ngầm Phú Mỹ và Nhà máy nước mặt Tóc Tiên cung cấp, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn và một số dân cư các vùng lân cận. Nhà máy nước ngầm Phú Mỹ đặt tại thị trấn Phú Mỹ, hiện đã vận hành hết công suất thiết kế 13.253 m3/ngđ. Nhà máy nước Tóc Tiên với công suất thiết kế 18.000 m3/ngđ phục vụ KCN Phú Mỹ và khu vực cảng Cái Mép, hiện đang vận hành hết công suất. Mạng lưới phân phối nước với tuyến ống có đường kính từ D100-D400 mm. Khu vực thị trấn Phú Mỹ và 4 xã lân cận Hắc Dịch, Phước Hòa, Tân Phước, Mỹ Xuân có tỷ lệ cung cấp nước sạch từ nhà máy phục vụ các hộ dân là trên 80%, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 80%, tỷ lệ thất thoát dưới 10%.

* Thoát nước và vệ sinh môi trường

– Thoát nước thải

Huyện Tân Thành đang sử dụng hệ thống cống  chung cho thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được chảy ra hệ thống thoát nước chung dọc theo các trục giao thông, các khu vực dân  cư chủ yếu xử lý nước thải bằng hệ thống bể tự hoại. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử  lý đạt 25%. Tổng chiều dài đường cống thoát nước chính là 87,63 km. Nước thải của các nhà máy công nghiệp được xử lý theo quy định sau đó xả ra hệ thống mương thoát nước ngoài nhà máy. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới có trạm xử lý nước thải đạt 100%.

– Thu gom chất thải rắn

Công ty cổ phần dịch vụ đô thị huyện Tân Thành chịu trách nhiệm bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để thu gom và vận chuyển đến khu chôn lấp xử lý CTR tại Tóc Tiên, diện tích 0.02 km2. Theo số liệu tổng hợp của công ty thì lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Tân Thành khoảng 38.444 tấn/năm. Khối lượng chất thải rắn được thu gom là 30.596 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 80%; riêng khu vực nội thị dự kiến tại thị trấn Phú Mỹ và 04 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom trung bình đạt 91,1%.

– Hiện trạng nghĩa trang

Các nghĩa trang (chủ yếu là nghĩa trang nhân dân) được hình thành trên cơ sở tổ chức các điểm dân cư nông thôn (làng, xóm) với quy mô nhỏ nằm rải rác, diện tích mỗi nghĩa trang thông thường khoảng 0,005-0,01 km2. Trên địa bàn huyện hiện có một nghĩa trang tập trung tại xã Tóc Tiên quy mô 24 ha với công nghệ táng chủ yếu chôn lấp 1 lần. Toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang sử dụng hình thức hỏa táng tại nghĩa trang Long Hương (thành phố Bà Rịa).

* Về cấp điện

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 nguồn điện lớn là nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm điện Phú Mỹ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh nói chung và huyện Tân Thành nói riêng. Hiện tại các đường dây 110KV khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều đang vận hành ổn định. Hệ thống điện chiếu sáng đã được quan tâm và đầu tư trong những năm qua. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng 100%, tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng đạt trên 74%.

* Về công viên, cây xanh và không gian công cộng

Diện tích cây xanh toàn huyện tương đối lớn. Một số không gian cây xanh trên địa bàn như: Khu cây xanh trung tâm hành chính huyện, Công viên thảm cỏ Đài tưởng niệm, thảm cỏ dải phân cách lớn của một số tuyến đường vào KCN, TT thương mại, các công viên, vườn hoa trong các khu trung tâm, khu dân cư phục vụ cho nhu cầu hoạt động TDTT và vui chơi giải trí của người dân. Hệ thống công viên cây xanh trục đường giao thông đô thị đang được tập trung đầu tư phát triển cùng với việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị.

* Về thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn được trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các đơn vị. Mạng bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Các dịch vụ viễn thông và mạng thông tin di động áp dụng phương thức truyền dẫn bằng cáp quang và vi ba nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng dung lượng tăng rất nhanh, tổng số thuê bao điện thoại di động, điện thoại cố định, internet, ADSL…hiện nay đạt trên 107 thuê bao/100 dân.

7. Quốc phòng – an ninh

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được giữ vững, ổn định. Tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Trật tự an toàn xã hội đảm bảo và có bước tiến bộ. Các lực lượng vũ trang đã chú trọng tổ chức triển khai các chủ trường của Đảng và Nhà nước về an ninh quốc phòng, “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, chủ động trong việc bảo vệ, phòng ngừa, phòng chống có hiệu quả mọi dấu hiệu phá hoại, tuyên truyền chiến tranh tâm lý “diễn biến hòa bình”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08/BCT về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. Đến cuối năm 2015, trên địa bàn có 100% khu phố đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự; địa phương được đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Về trật tự an toàn xã hội, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09/CP, chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm và chương trình chống ma túy, kiềm chế phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội. Nhìn chung, tội phạm hình sự, trọng án, vi phạm hành chính, tệ nạn xã hội hàng năm đều giảm, tai nạn giao thông được kiềm chế.

Thực hiện tốt công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân gắn với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, kết hợp xây dựng phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh. Hàng năm đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ quân sự – quốc phòng được giao.

Xây dựng, triển khai kế hoạch hiệp đồng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo đúng kế hoạch trên giao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân bám biển, yên tâm đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo

Thực hiện công tác tuyển chọn, xây dựng lực lượng dân quân một cách chặt chẽ, công khai, dân chủ, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng.

8. Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn

Trong những năm qua thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ và xuất phát từ tình hình thực tiễn tổ chức bộ máy và cán bộ của Huyện, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở, nhiều chủ trương, quan điểm lớn của Trung ương, của tỉnh đã từng bước được cụ thể hoá, chuẩn hoá, thể chế hoá, mạnh dạn đột phá vào một số khâu trọng yếu của công tác cán bộ, do đó đã đem lại kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ Huyện đến cơ sở, đặc biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới là vấn đề vừa cơ bản, chiến lược vừa cấp bách; đây là một quá trình với nhiều biện pháp thích hợp, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuẩn bị nhân sự cho các nhiệm kỳ đại hội, trong những năm qua thị xã luôn coi trọng công tác quy hoạch cán bộ đặc biệt là chất lượng nguồn quy hoạch, cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ.

 Công tác tuyển dụng đảm bảo về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn đúng nguyên tắc, khách quan, dân chủ nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức  đã được nâng lên rõ rệt cả về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và năng lực thực tiễn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đúng mức, số lượng cán bộ, công chức từ Huyện đến cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày một tăng, trình độ được nâng cao, phần lớn đội ngũ được bố trí sử dụng phù hợp với năng lực sở trường của từng chức danh, đáp ứng được công việc chuyên môn. Công tác luân chuyển cán bộ từ Huyện xuống cơ sở luôn được quan tâm chú trọng, lựa chọn cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn đại học và trình độ lý luận chính trị phù hợp về công tác ở cơ sở.

Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và những tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra điểm nóng. Về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý đô thị của cán bộ địa phương đã từng bước được nâng cao; cán bộ quản lý đô thị đều có trình độ về chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, giao thông.

a) Hiện trạng các cơ quan Đảng, bộ máy hành chính nhà nước, hệ thống tổ chức, cơ cấu và số lượng đội ngũ cán bộ của huyện Tân Thành đang hoạt động gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể, UBND huyện Tân Thành là 225 người. Trong đó khối cơ quan Đảng 37 người chiếm 16,4 %; Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể 23 người chiếm 10,2 %; Khối các cơ quan, đơn vị hành chính huyện 165 người chiếm 73,3 %.

– Viên chức, nhân viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của huyện Tân Thành bao gồm: 1747 người (trong đó 1493viên chức và 254 hợp đồng lao động).

b) Các cơ quan Đảng:

– Thường trực Huyện ủy: 01 Bí thư, 02 phó Bí thư.

– Văn phòng huyện ủy: Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện Ủy; Ban Dân vận Huyện ủy; Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị: 35 người.

+ Trình độ chuyên môn: Trên đại học: 0; Đại học 33; Cao đẳng: 0; Trung cấp: 03

+ Số cán bộ nữ: 14/35 người; chiếm 40%.

+ Số cán bộ nam: 21/35 người; chiếm 60%.

c) Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể:

– Ủy ban MTTQ: 09 người.

– Các đoàn thể chính trị – xã hội huyện: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Huyện đoàn, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động: 14 người.

+ Trình độ chuyên môn: Đại học 13; Cao đẳng: 0; Trung cấp: 03

+ Số cán bộ nữ: 9/23 người; chiếm 39%.

+ Số cán bộ nam: 14/23 người; chiếm 61%.

d) Số lượng, chất lượng đại biểu HĐND:

– Tổng số đại biểu được bầu đầu nhiệm kỳ: 37 đại biểu.

– Số đại biểu xin thôi nhiệm vụ trong nhiệm kỳ: 0 đại biểu.

– Tổng số đại biểu hiện nay: 37 đại biểu.

– Chất lượng:                     

+ Trình độ phổ thông:

  • Tốt nghiệp 12/12: 37/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 100%.

+ Trình độ chuyên môn:

  • Tốt nghiệp Dưới Đại học: 06/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 16,22%.
  • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng: 31/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 83,78%.

+ Trình độ lý luận chính trị:

  • Tốt nghiệp cao cấp, cử nhân: 24/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 64,9%.
  • Tốt nghiệp trung cấp: 09/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 24,3%.
  • Tốt nghiệp sơ cấp: 04/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 10,8%.

+ Về độ tuổi:

  • Dưới 30 tuổi: 01/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 2,7%.
  • Từ 30 đến 50 tuổi: 24/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 64,9%.
  • Trên 50 tuổi: 12/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 32,4%.

+ Về giới tính:

  • Nữ: 7/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 18,92%.
  • Nam: 30/37 đại biểu, chiếm tỷ lệ 81,08%.

đ) Số lượng, chất lượng thành viên Ủy ban nhân dân:

– Số lượng: Thành viên Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành, nhiệm kỳ 2016 – 2021 có 18 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 15 Ủy viên.

– Chất lượng:

+ Trình độ chuyên môn:

  • Tốt nghiệp Đại Học, Cao đẳng: 18/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 100%.

+ Trình độ lý luận chính trị:

  • Tốt nghiệp cao cấp, cử nhân: 16/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 88,89%.
  • Tốt nghiệp trung cấp: 02/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 11,11%.

+ Trình độ quản lý nhà nước:

  • Chuyên viên chính: 06/18 thành viên, chiếm tỷ lệ: 33,33%.
  • Chuyên viên: 9/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 50%.

+ Về độ tuổi:

  • Từ 30 đến 50 tuổi: 6/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 33,33%.
  • Trên 50 tuổi: 12/18 thành viên, chiếm tỷ lệ 66,67%.

+ Về giới tính:

  • Nữ: 03/18 đại biểu, chiếm tỷ lệ 16,67%.
  • Nam: 15/18 đại biểu, chiếm tỷ lệ 83,33%.

e) Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:

– Các cơ quan chuyên môn:

+ Số lượng: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên tại các cơ quan chuyên môn bao gồm 165 người.

+ Chất lượng: Ngạch công chức: Chuyên viên chính và tương đương: 01/165 người, chiếm tỷ lệ: 0,61%; Chuyên viên và tương đương: 128/165 người, chiếm tỷ lệ 77,57%; Cán sự và tương đương: 21/165 người, chiếm tỷ lệ 12,73%; Nhân viên: 15/165 người, chiếm tỷ lệ 9,09%.

+ Trình độ chuyên môn: Trên Đại học: 03/165 người, chiếm tỷ lệ 1,82%; Đại học: 127/165 người, chiếm tỷ lệ 76,97%; Cao đẳng: 08/165 người, chiếm tỷ lệ 4,85%; Trung cấp: 15/165 người, chiếm tỷ lệ 9,09%; Còn lại: 12/165 người, chiếm tỷ lệ 7,27%.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 29/165 người, chiếm tỷ lệ 17,58%; Trung cấp: 30/165 người, chiếm tỷ lệ 18,18%.

+ Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 49/165 người, chiếm tỷ lệ 29,70%; Từ 30-50 tuổi: 90/165 người, chiếm tỷ lệ 54,55%; Trên 50 tuổi: 26/165 người: 15,75%.

+ Về giới tính: Nam: 100/165 người, chiếm tỷ lệ 60,61%; Nữ: 65/165

người, chiếm tỷ lệ 39,39%.

– Các đơn vị sự nghiệp:

+ Số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên: 1747 người.

+ Chất lượng: Chức danh nghề nghiệp: Chuyên viên và tương đương: 1145 người, chiếm tỷ lệ 65 %; Cán sự và tương đương: 348 người, chiếm tỷ lệ 20%; Nhân viên: 254 người, chiếm tỷ lệ 15%.

+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 745 người, chiếm tỷ lệ 43 %; Cao đẳng: 436 người, chiếm tỷ lệ 25 %; Trung cấp: 323 người, chiếm tỷ lệ 18%; Còn lại: 243 người, chiếm tỷ lệ 14 %.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 8 người, chiếm tỷ lệ 0,46%; Trung cấp: 53 người, chiếm tỷ lệ 3%.

+ Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 367, chiếm tỷ lệ 21%; Từ 30-50 tuổi: 1191 người, chiếm tỷ lệ 68%; Trên 50 tuổi: 189 người: 11%.

+ Về giới tính: Nam: 340 người, chiếm tỷ lệ 19 %; Nữ: 1.047 người, chiếm tỷ lệ 81 %.

g) Số lượng, chất lượng bộ máy chính quyền cấp xã:

Có 10 đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 09 xã, gồm 66 thôn, ấp ,khu phố; 771 tổ dân cư.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ được thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày  22 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

– Tổng số cán bộ, công chức xã, thị trấn là: 233 người.

– Tổng số ủy viên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là: 47 ủy viên.

– Tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn là: 296 đại biểu.

+ Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của thị trấn Phú Mỹ

Tổng số cán bộ, công chức, làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể thị trấn là: 24 người, trong đó cán bộ là: 11 người chiếm 45,8%; công chức là: 13 người chiếm  54.2%; những người hoạt động không chuyên trách là: 20 người.

+ Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của xã Hắc Dịch.

Tổng số cán bộ, công chức, làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể thị trấn là: 25 người, trong đó cán bộ là: 11 người chiếm 44%; công chức là: 14 người chiếm 56%; những người hoạt động không chuyên trách là: 20 người.

+ Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của xã Mỹ Xuân

Tổng số cán bộ, công chức, làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể thị trấn là: 24 người, trong đó cán bộ là: 11 người chiếm 45,8%; công chức là: 13 người chiếm 54,2%; những người hoạt động không chuyên trách là: 19 người.

+ Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của xã Phước Hòa

Tổng số cán bộ, công chức, làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể thị trấn là: 23 người, trong đó cán bộ là: 11 người chiếm 47,8%; công chức là: 12 người chiếm 52,2%; những người hoạt động không chuyên trách là: 20 người.

+ Về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của xã Tân Phước.

Tổng số cán bộ, công chức, làm việc trong cơ quan, đảng, Đoàn thể thị trấn là: 24 người, trong đó cán bộ là: 11 người chiếm 45,8%; công chức là: 13 người chiếm  54,2%; những người hoạt động không chuyên trách là: 21 người.

BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

STT

Tên xã, thị trấn

UBND

tỉnh giao

Cán bộ chuyên trách

Công chức

Theo quy

định

Hiện có

Theo quy

định

Hiện có

1

Thị trấn Phú Mỹ

25

11

11

14 13

2

X. Mỹ Xuân

25

11

11

14 13

3

X. Tân Phước

25

11

11

14 13

4

X. Phước Hoà

25

11

11

14 12

5

X. Tân Hoà

25

11

10

14 12

6

X. Tân Hải

25

11

10

14 14

7

X. Châu Pha

25

11

10

14 12

8

X. Tóc Tiên

23

10

10

13 12

9

X. Hắc Dịch

25

11

11

14 14

10

X. Sông Xoài

23

10

10

13 12
Tổng cộng

248

108

105

138 127
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây