Liên bang Ca-na-đa (Commonwealth of Canada)

Liên bang Ca-na-đa (Commonwealth of Canada) - Địa Lý Thế Giới
Quốc kỳ Liên bang Ca-na-đa

Liên bang Ca-na-đa (Commonwealth of Canada)

Mã vùng điện thoại: 1     Tên miền Internet: .ca 

Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc của Bắc Mỹ, Đông giáp với phía Bắc Đại Tây Dương, Tây giáp với phía Bắc Thái Bình Dương, Bắc giáp với Bắc Cực, Nam giáp với Mỹ.

Diện tích: 9.984.670 km2.

Thủ đô: Ôt-ta-oa (Ottawa)

Các thành phố lớn: Toronto, Montréal, Vancouver, Edmonton, Calgary…

Lịch sử: Năm 1497 những người châu Âu đầu tiên đến Ca-na-đa. Năm 1605, người Pháp và năm 1623 người Anh đã thiết lập những lãnh địa thực dân ở đây. Năm 1867, Ca-na-đa được tự trị bao gồm 4 tỉnh Ontario, Quebec, Niva Seotia và New Brunswick. Năm 1870, Manibota; năm 1871, British Columbia; năm 1873, Prince Eduward Island và năm 1905, Aiberta và Sasatchewan gia nhập Ca-na-đa. Năm 1931, Anh công nhận độc lập của Canađa.

Quốc khánh: 1-7 (1867)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 10 tỉnh và 3 hạt*: Alberta, British Columbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland, Northwest Territories*, Nova Scotia, Nunavut*, Ontario, Prince Edward Island, Quebec, Saskatchewan, Yukon Territory*

Hiến pháp: Thông qua ngày 17/4/1982.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng Anh, đại diện bởi Toàn quyền

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Bầu cử: Theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; Toàn quyền do Nữ hoàng bổ nhiệm. Sau bầu cử, người lãnh đạo của Đảng chiếm đa số trong Hạ nghị viện được Toàn quyền chỉ định làm Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện (có 104 thành viên được toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng, có thể làm việc cho đến 75 tuổi) và Hạ viện (301 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán được Thủ tướng bổ nhiệm Toàn quyền thông qua .

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Tự do, Khối Quebéc, Đảng Cải cách, Đảng Dân chủ mới, Đảng Bảo thủ cấp tiến.

Khí hậu: Đa dạng, từ ôn đới ở phía nam tới cận bắc cực và bắc cực ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -350C ở phía bắc, 40C ở phía Nam, tháng 7: 210C ở phía nam, 40C ở phía bắc. Lượng mưa trung bình: 150 mm ở phía bắc, 1.250 mm ở vùng Alaska và 2.500 mm ở vùng ven Thái Bình Dương.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng, núi ở phía tây và đất thấp ở phía đông nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Niken, kẽm đồng, vàng, chì, môlíp, đen, bạc, dầu mỏ, khí tự nhiên, than, gỗ, cá v.v..

Dân số: 35.158.300 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Anh (28%), người Pháp (23%), người châu Âu khác (15%), người da đỏ (2%), các dân tộc khác (chủ yếu là người châu Á, châu Phi, A-rập (6%), người lai (26%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp; tiếng I-ta-lia, Tây Ban Nha cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (47%), Đạo Tin lành (29%), Anh quốc giáo (18%)

Kinh tế:

Tổng quan: Ca-na-đa có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai rộng lớn, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển cao (G7). Ngành khai thác khoáng sản và dịch vụ đã biến nước này từ nước nông nghiệp thành nước công nghiệp hiện đại. Hiện nay, tăng trưởng hàng năm của Ca-na-đa đạt mức 3%, thất nghiệp thấp, lực lượng lao động lành nghề, công nghệ sản xuất tiên tiến, Canađa đang hướng tới một xã hội thông tin trên cơ sở hạ tầng hiện đại.

Sản phẩm công nghiệp: Kim loại, thiết bị giao thông vận tải, hóa chất, dầu khí, gỗ, giấy, dược phẩm, thực phẩm, cá.

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hạt cỏ dầu, hoa quả, các sản phẩm gia súc, gia cầm, sữa, đồ uống.

Đơn vị tiền tệ: đôla Canađa (Can$); 1 Can$ = 100 cent

Giáo dục: Giáo dục mang tính chất cưỡng bức và miễn học phí trong 8 năm, bắt đầu từ độ tuổi 6-7. Ở Que-béc hầu hết học sinh được dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tỉnh đều có các trường cao đẳng và đại học của riêng mình. Các trường cao đẳng thường được Chính phủ liên bang và chính quyền địa phương tài trợ. Sinh viên phải đóng học phí đào tạo.

Danh lam thắng cảnh: Thành phố Montréal, lễ hội mùa đông ở Qué-bec, Liên hoan Vancouver, hội đua thuyền Nuiphunlen, các công viên quốc gia.

Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, APEC, AsDB, BIS, EBRD, FAO, G-7, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OAS, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 21/8/1973. 

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Ca-na-đa tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 31 Hùng Vương, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-37345000

Fax: 84-04-37345049

E-mail: hanoi@international.gc.ca

Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-na-đa:

Địa chỉ: 470 Wilbrod Street, Ottawa Ontario, K1N 8P5.

Điện thoại: +1-6132360772/+1-6138640933

Fax: +1-6132362704

Email: vienamembassy@rogers.com

Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: Mùa hè: -11 giờ; Mùa đông: -12giờ

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây