Nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết của Murakami

Nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết của Murakami
Murakami Haruki - tác giả có nhiều tác phẩm được bạn đọc Việt yêu thích và nghiên cứu. Ảnh: NBC.

Nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết của Murakami

Luận văn nghiên cứu huyền thoại trong tiểu thuyết Kawabata và Murakami của TS Lê Thị Diễm Hằng đoạt giải cuộc thi tìm hiểu về văn học Nhật Bản.

Tác phẩm của Murakami Haruki không chỉ được bạn đọc Việt yêu mến mà trở thành đối tượng của giới nghiên cứu. Mới đây, luận văn “Nghiên cứu huyền thoại trong tiểu thuyết của Yasunari Kawabata và Murakami Haruki từ góc nhìn so sánh” của TS Lê Thị Diễm Hằng đoạt giải nhì cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản – Giải thưởng Inoue Yasushi lần thứ năm. Lễ trao giải cuộc thi diễn ra dưới hình thức trực tuyến sáng 26/2.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, đại diện ban giám khảo, nhận xét nghiên cứu của TS Lê Diễm Hằng là đề tài khó, đòi hỏi nhiều công sức và hiểu biết. Tác giả đã tập trung làm rõ các đặc trưng của yếu tố huyền thoại được thể hiện qua các biểu tượng, phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết của Kawabata và Murakami. Đồng thời, tác giả chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt của huyền thoại trong tiểu thuyết của mỗi nhà văn.

Về nội dung, TS phân tích tốt, nêu dẫn chứng cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố mã huyền thoại trong tiểu thuyết cũng như đóng góp của hai nhà văn.

Hai nhà văn Kawabata và Murakami đã sử dụng các phương thức huyền thoại để thể hiện cảm quan hiện đại, hậu hiện đại về thế giới. Tiểu thuyết của họ biểu đạt tư duy huyền thoại trong việc tái sinh biểu tượng, cổ mẫu văn hóa một cách đặc sắc, tạo nên bản sắc độc đáo trong dòng chảy của văn học Nhật Bản.

tt min - Nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết của MurakamiĐại diện ban tổ chức, giám khảo, thí sinh đoạt giải trong buổi lễ trực tuyến.

“Nghiên cứu có cấu trúc tốt, cách trình bày khoa học. Người viết nắm vững khung lý thuyết không chỉ về ký hiệu học mà còn về văn hóa, nhân học, dân tộc học”, ông Phạm Xuân Nguyên đánh giá.

Ngoài ra, 5 tác giả khác cùng đoạt giải cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản lần thứ năm.

Hạng mục dành cho nhà nghiên cứu, giải nhất thuộc về Nguyễn Thị Huỳnh Trang với đề tài “Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mỹ Kawaii”.

Hai giải nhì, một của TS Lê Thị Diễm Hằng, một của giảng viên Đỗ Thị Mai với đề tài “Một số đặc trưng của Hán thi Nhật Bản thời Edo – Sự chuyển biến trong phong cách sáng tác và giao thoa với Haikai”.

Hạng mục dành cho sinh viên trao giải nhất cho Lê Minh Khôi (sinh viên khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TP.HCM) với đề tài “Vấn đề bản sắc trong tiểu thuyết của Ishiguro Kazuo”.

Giải nhì thuộc về Trịnh Kiều Trang (sinh viên năm thứ hai, khoa Văn Học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Hiện tượng chuyển thể song hành tác phẩm văn học – Anime tại Nhật Bản (Nghiên cứu trường hợp Chuyện công chúa Kaguya và 5 cm trên giây).

Giải ba trao cho Dương Thị Út Giàu (sinh năm 1999, sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn, Đại học Thủ Dầu Một, Bình Duơng) với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đèn không hắt bóng của Watanabe Junichi từ góc nhìn phân tâm học”.

Ông Kuroda, Tổng thư ký quỹ tưởng nhớ Inouse Yashu, cho biết lần thứ năm cuộc thi được tổ chức ở Việt Nam, điểm thú vị trong các bài nghiên cứu lần này là có nghiên cứu đối sánh giữa tác phẩm văn học và anime.

“Sự hiểu biết về văn học Nhật là điều đáng mừng đối với người Nhật Bản chúng tôi”, ông Kuroda nói.

Ông Ando Toshiki, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng cuộc thi thành công khi nhận được đa dạng bài thi, sự nghiêm cẩn của các vị giám khảo. Ông hy vọng văn học Nhật sẽ đến gần hơn với bạn đọc Việt.

Minh Phương

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây