Giới thiệu khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

Giới thiệu khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh

1. Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10°22’33’- 11°22’17’ vĩ độ bắc và 106°01’25’ – 107°01’10’ kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc – đông nam là 150 km, còn chiều tây – đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay. Thành phố có 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) về phía Nam.

Diện tích toàn Thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16 m.

  1. Khí hậu:

Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C – 35°C). Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm. số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.

  1. Đặc điểm địa hình:

Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).

Sông Sài Gòn

Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

  1. Dân số:

Vào năm 2007, thành phố Hồ Chí Minh có dân số 6.650.942 người và là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.


Danh sách các Quận Huyện TP Hồ Chí Minh

Ngày 01/01/2021, Thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập dựa trên Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. TP Thủ Đức được sát nhập từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức.  24 quận huyện của Sài Gòn thay đổi thành 01 Thành Phố, 16 Quận và 05 Huyện.

# Quận/Huyện # Quận/Huyện
1 Thành phố Thủ Đức 12 Quận Bình Tân
2 Quận 1 13 Quận Bình Thạnh
3 Quận 3 14 Quận Gò Vấp
4 Quận 4 15 Quận Phú Nhuận
5 Quận 5 16 Quận Tân Bình
6 Quận 6 17 Quận Tân Phú
7 Quận 7 18 Huyện Bình Chánh
8 Quận 8 19 Huyện Cần Giờ
9 Quận 10 20 Huyện Củ Chi
10 Quận 11 21 Huyện Hóc Môn
11 Quận 12 22 Huyện Nhà Bè
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây