Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Thế giới có nhiều kỳ quan được tôn vinh trong quá khứ, tuy nhiên giờ đây chúng không còn nữa. Nguyên nhân có thể do thiên nhiên, biến đổi khí hậu, hoặc con người gây nên.

1 min 6 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

2 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Cổng vòm đá Azure Window, Malta: Đây là kỳ quan tự nhiên được tín đồ đam mê chụp ảnh yêu thích. Nó được hình thành do sự sụp đổ của một hang động ven biển từ thế kỷ 19. Tuy nhiên tháng 3/2019, một cơn bão lớn đổ bộ vào Malta đã làm cổng vòm đá sụp đổ.

3 min 3 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 4 min 5 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Tượng Phật Bamiyan, Afghanistan: Bức tượng Phật cao nhất thế giới từng được dựng trong vách đá sa thạch ở tỉnh Bamiyan, Afghanistan. Công trình được chạm khắc vào thế kỷ thứ 6, với chiều cao 55 m. Năm 2001, kỳ quan Phật giáo này đã bị Taliban phá hủy. Đến năm 2003, UNESCO chính thức công nhận nơi đây là Di sản thế giới, dù bức tượng không còn nữa.

5 min 5 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 6 min 4 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Sông băng Chacaltaya, Bolivia: Những người yêu thích trượt tuyết đều mơ ước được trải nghiệm ngọn núi Chacaltaya, Bolivia. Đây là khu nghỉ mát trượt tuyết cao nhất thế giới. Dòng sông băng cổ xưa ở đỉnh núi cũng là điểm trượt tuyết nổi tiếng về độ khó. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, dòng chảy đã vĩnh viễn biến mất vào năm 2009. Ngày nay khu vực này khá cằn cỗi, dù vẫn thu hút nhiều người đi bộ đường dài.

7 min 4 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 8 min 3 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Vidámpark, Budapest, Hungary: Đây là công viên giải trí mạo hiểm sở hữu nét kiến trúc tuyệt đẹp. Vào đầu thế kỷ 19, những người đam mê cảm giác mạnh thường tới công viên để trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như tàu lượn siêu tốc bằng gỗ, đường băng chuyền. Năm 2013, công viên chính thức đóng cửa do lượng du khách sụt giảm. Chủ sở hữu đã quyết định tháo dỡ một phần công viên để xây dựng sở thú.

9 min 2 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 10 min 3 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Tháp Sứ, Nam Kinh, Trung Quốc: Đúng như tên gọi, tòa tháp khổng lồ này được làm hoàn toàn bằng sứ. Tháp cao 79 m và tồn tại trong suốt 400 năm từ thế kỷ 14 đến 19, trước khi bị quân nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc phá hủy. Năm 2015, tòa tháp được tái sinh dưới dạng một công trình hiện đại. Tuy nhiên nguyên liệu không dùng sứ như xưa mà được thay bằng thép và kính.

11 min 3 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 12 min 2 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Thác Guaira, biên giới Paraguay-Brazil: Guaira là một trong những dòng thác mạnh nhất trên thế giới. Kỳ quan này bao gồm 18 ngọn thác nhỏ, có cái cao đến 40 m. Tuy nhiên vào tháng 10/1982, thác Guaira bị đóng để tạo ra đập Itaipu, cung cấp 75% điện về Paraguay và 25% cho Brazil. Dù dự án này khả thi nhưng cái giá phải trả là quá lớn khi thế giới vĩnh viễn mất một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

13 min 3 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 14 min 2 - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Nhà hát Hippodrome, New York, Mỹ: Hippodrome là nhà hát khổng lồ nằm trên đại lộ New York từ 100 năm trước, với sức chứa 5.697 chỗ ngồi. Nhà hát thời điểm đó thu hút tầng lớp trung lưu và người nghèo, do có giá vé thấp. Chính vì thế chủ sở hữu không đủ chi phí bảo trì và buộc phải đóng cửa năm 1939. Đến năm 1960, nhà hát bị phá bỏ để xây dựng tòa nhà văn phòng vẫn tồn tại đến ngày nay.

15 min - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới 16 min - Những kỳ quan đã biến mất trên thế giới

Cầu khóa tình yêu, Paris, Pháp: Cây cầu này từng rất nổi tiếng ở Paris, khi những cặp tình nhân tới đây móc khóa lên thành để thể hiện tình yêu vĩnh cửu. Tục lệ này phổ biến đến nỗi có thời điểm trên thành cầu móc 1 triệu ổ khóa nặng tới 45 tấn. Năm 2014, một phần thành cầu bị sập do sức nặng ổ khóa, vì thế chính quyền thành phố quyết định thay thế chúng bằng các tấm kính. Ngày nay, nhiều du khách qua đây vẫn mắc khóa vào cột đèn trên cầu.

An Ngọc

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây