Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộc

Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộc

Thiền sư Tuệ Tĩnh
Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộc

Tuệ Tĩnh là người đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam với quan điểm chữa bệnh rõ ràng, nỗ lực nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhờ những đóng góp quan trọng đó ông được phong làm ông tổ ngành thuốc Nam. Các bộ sách Hồng Nghĩa tư giác y thư và Nam Dược thần hiệu mà thiền sư để lại không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn mà có vai trò quan trọng đối với nền y học cũng như văn học dân tộc.

Tiểu sử cuộc đời thiền sư Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa sinh năm 1330. Ông xuất thân trong một gia đình thuần nông thuộc làng quê nghèo ở Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Đông (nay thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đến năm 6 tuổi biến cố gia đình xảy đến, cậu bé Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cả cha lẫn mẹ nên được các nhà sư ở chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy cưu mang, nuôi ăn học.

Đến năm Tân Mão 1351 khi vừa tròn 22 tuổi, ông đỗ Thái Học Sinh. Dù được vua Trần Dụ Tông mời ra làm quan nhưng Nguyễn Bá Tĩnh kiên quyết khước từ, xin quay lại con đường làm tu hành và làm thuốc. Năm Giáp Dần 1374, chàng trai trẻ tuổi Xứ Đông lại đỗ Hoàng Giáp nhưng vẫn chọn theo nghiệp nghiên cứu thuốc để trị bệnh cứu người.

2 min 7 - Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộcNguyễn Bá Tĩnh nhiều lần từ chối ra làm quan

Với sự tài giỏi và uyên bác về y học cổ truyền, năm 1385 Tuệ Tĩnh bị triều đình cống sang Trung Quốc, tại đây ông được phong là Đại y Thiền sư khi trị bệnh thành công cho vua và hoàng hậu triều Minh. Cũng kể từ đây, Nguyễn Bá Tĩnh không trở về quê hương mà tiếp tục nghiên cứu, cống hiến cho nền y học dân tộc. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc sau đó nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể.

Quan điểm về y học cổ truyền của danh y Tuệ Tĩnh

Thiền sư Tuệ tĩnh cho rằng, người làm y không chỉ chữa bệnh cứu người mà còn phải nghiên cứu, viết viết sách để lưu truyền những bài thuốc hữu ích đến nhân dân. Ông xây dựng một quan điểm y học độc lập, khác biệt so với những thầy thuốc cùng thời.

Nam dược trị nam nhân

Đây là quan điểm xuyên suốt sự nghiệp cứu người của Tuệ Tĩnh. Không chỉ chữa bệnh, tìm kiếm thêm những bài thuốc mới, vị đại danh y này còn dạy nhân dân trồng thuốc, cách chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Đây được xem là quan điểm vô cùng tiến bộ khi con người chủ động phòng tránh bệnh tật, sử dụng thế mạnh vốn có về cây thuốc Nam để tăng cường sức khỏe.

3 min 5 - Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộcTuệ Tĩnh luôn đề cao giá trị của những vị thuốc Nam

Trong suốt sự nghiệp, danh y Tuệ Tĩnh luôn đánh giá cao vai trò chữa bệnh của các vị thuốc Nam. Các bài thuốc của ông sử dụng 630 vị thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như: Lao lực, hỏa tích, trúng độc, hóa đàm, thanh nhiệt…

Phê phán tư tưởng mê tín dị đoan phù chú

Theo nhiều nhà sử học và danh y, quan điểm của Thiền Sư Tuệ Tĩnh trong chữa bệnh không chỉ thể hiện y đức của người thầy thuốc mà còn xuất phát từ chính lòng yêu nước, thương dân.

Bên cạnh các bài thuốc sắc nấu, ông còn dày công nghiên cứu nhiều phương pháp mới như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, hơ, xông,… kiên quyết bài trừ tư tưởng mê tín dị đoan không tin vào thuốc. Đây là quan điểm vô cùng tiến bộ so với thời đại mà ông đang sống.

Trong hơn 10 thế kỷ qua, những quan điểm hành nghề của Thiền Sư Tuệ Tĩnh vẫn còn được lưu truyền. Thậm chí, nó đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu các bài thuốc sau này của nhiều danh y nước Việt.

Phương pháp chữa bệnh dưỡng sinh

Với quan điểm không chữa bệnh thụ động, thiền sư Tuệ Tĩnh đã chủ động đi sâu nghiên cứu và tìm ra các phương pháp phòng chống bệnh tật hiệu quả. Ông nhận thức được tầm quan trọng của tập luyện trong nâng cao sức khỏe, hướng dẫn người dân tránh ưu phiền để cơ thể dẻo dai.

4 min 2 - Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộcThiền sư cho rằng nên chủ động trong phòng tránh bệnh tật

Bên cạnh các bài thuốc Nam, danh y Tuệ Tĩnh còn chỉ ra phương pháp dưỡng sinh cực hiệu quả:

  • Bế tinh: Luôn giữ gìn tinh thần và thể chất, không nên hao phí tinh chất. Đây là điều cốt yếu trong bảo vệ sức khỏe.
  • Dưỡng khí: Tăng cường luyện tập, hấp thu dưỡng khí để bồi bổ khí lực cho cơ thể. Có như vậy cơ thể mới cường tráng, sức khỏe mới thật sự dẻo dai.
  • Tồn thần: Bồi dưỡng bế tinh, dưỡng khí. Tuy rằng tinh thần là yếu tố bên ngoài nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe. Bởi khi tinh thần phấn chấn thì mới cảm thấy sảng khoái tự tin, cơ thể mới được ổn định và tăng cường.
  • Thanh tâm: Luôn sống trong sạch, chất phác, không gian dối, tránh những tức giận, buồn bực.
  • Quả dục: Hạn chế những ham muốn thái quá, giảm dục vọng, không hám tiền tài danh vọng.
  • Thủ chân: Thiên về chân khí, những yếu tố liên quan đến quan hệ xã hội, sống chan hòa với những người xung quanh.
  • Luyện hình:Tích cực rèn luyện thân thể, tham gia luyện tập thể thao để khí huyết được lưu thông.

Các công trình y dược của vị thiền sư nổi tiếng

Trước khi bị cống sang Trung Quốc, danh y Tuệ Tĩnh đã không ngừng sưu tầm các kinh nghiệm chữa bệnh, trồng cây thuốc và đào tạo học trò. Ông còn tích cực tổng hợp những bài thuốc quý của y học cổ truyền dân tộc trong các bộ sách nhằm lưu truyền cho thế hệ sau. Theo Giáo sư Phan Huy Lê, thơ văn chữ Nôm thời Trần tương đối hiếm, nếu các ghi chép là của ông thì quả thực ông còn có đóng góp lớn cho cả lịch sử và văn học.

Theo các tài liệu về y dược và lịch sử ghi chép lại, vị danh y lỗi lạc Xứ Đông đã để lại hai bộ sách gồm:

Hồng Nghĩa giác tư y thư

Hồng Nghĩa giác tư y thư ghi chép công dụng của hơn 630 vị thuốc cùng 13 phương gia giảm. Bộ sách thiên về y lý, chẩn đoán và mạch lọc chia thành 2 quyển:

  • Quyển Thượng: Bao gồm “Nam Dược Quốc Ngữ Phú” ghi chép 590 vị thuốc Nam và “Trực giải chỉ nam dược tính phú” tổng hợp đặc tính, tác dụng dược tính của 220 vị thuốc Nam.
  • Quyển Hạ: Gồm cuốn “Y luận” với nội dung xoay quanh các lý luận âm dương, ngũ hành, tác động của khí hậu đến bệnh tật và các phương pháp điều trị lâm sàng.

5 min 4 - Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộcVị danh y có nhiều đóng góp quan trọng cho nền y học dân tộc

Hồng Nghĩa giác tư y thư được in lần đầu năm 1717 dưới thời vua Lê Dụ Tông, sau đó được tái bản vào các năm 1723 và 1725.

Nam Dược Thần Hiệu

Nam Dược Thần Hiệu gồm 11 cuốn sách đề cập tới 580 vị thuốc ở trong nước. Trong đó, quyển đầu nói về dược thành phần dược tính của 119 vị thuốc Nam, những vị thuốc này lại được chia thành 3873 bài thuốc khác nhau, chủ trị 182 chứng bệnh ở 10 khoa. 10 cuốn còn lại nói về các khoa trị bệnh tương ứng.

Được in lần đầu vào năm 1972 bởi Nhà xuất bản Y học, cho đến nay Nam Dược Thần Hiệu vẫn được xem là dược điển không thể thiếu của các thầy thuốc. Nó lại càng quan trọng hơn đối với những người mới theo nghề “bốc thuốc cứu người”.

Một số tác phẩm khác

Ngoài 2 tác phẩm trên, Thiền sư còn để lại nhiều tập thơ ghi chép các bài thuốc như:

  • Thập tam phương gia giảm: Gồm 13 bài thuốc với 1208 câu thơ Nôm theo thể lục bát, tổng số chữ là 8456. Đây cũng được xem là cuốn sách hướng dẫn gia – giảm các vị thuốc khi chữa bệnh.
  • Phú thuốc Nam: Ghi chép 630 vị thuốc bằng chữ quốc ngữ.
  • Nhân thân phú: Được viết bằng chữ Nôm, nội dung xoay quanh các vị thuốc. Mục đích là để nhân dân dễ ghi nhớ và ứng dụng vào thực tế chữa bệnh.

Cụm di tích, đền Bia thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh

Đền Bia thờ danh y Tuệ Tĩnh được nhân dân xây dựng tại chùa Giám thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đền thờ ông tổ ngành thuốc Nam được trùng tu vào các năm 1936 và 2007.

6 min 2 - Thiền sư Tuệ Tĩnh – Đại danh y của nền y học cổ truyền dân tộc

Đền thờ đại danh y Tuệ Tĩnh

Cụm di tích đền Bia được xây dựng theo kiến trúc tiền nhất hậu đinh với 3 tòa:

  • Tiền tế
  • Nhị đệ
  • Hậu cung

Trong đó, tòa Hậu cung là nơi thờ tượng Thiền Sư Tuệ Tĩnh với hình ảnh một bức tượng đồng lớn đang ngồi trên ngai, mắt sáng, râu dài, hai tay đang chắp trước ngực. Đây là hình ảnh tượng trưng cho y đức, sự nhân từ của một vị thánh y hết lòng vì nước vì dân.

Bên cạnh đền Bia ở Hải Dương, nhân dân ở huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng còn yêu quý và lập đền thờ, sắc phong là Thượng thượng đẳng phúc thần (từ năm 1972).

Với những đóng góp quan trọng cho nền y học dân tộc, Tuệ Tĩnh xứng đáng được mệnh danh là ông tổ của ngành thuốc Nam. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc đã hiểu thêm về nền y học cổ truyền cũng như tiểu sử, sự nghiệp của vị lương y nổi tiếng uyên bác thời Trần.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây