TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”

TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” - Tư Liệu
TS Trần Công Trục, người đầu tiên ở Châu Á dịch Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Ảnh: Tất S

TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ là người đầu tiên ở Châu Á dịch Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách, tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong đó có những cuốn đáng chú ý như: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, 100 câu hỏi về Biển Đông, Kỷ yếu Hoàng Sa…
Mới đây, trong một lần trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN của Mỹ về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, TS Trần Công Trục đã nói rằng: “Nếu cứ theo như lý lẽ của Trung Quốc thì có lẽ tất cả vùng đất, vùng trời và vùng biển hiện nay ở Châu Mỹ đều là của Tây Ban Nha cả, bởi nó đã được nhà hàng hải Christopher Columbus của Tây Ban Nha tìm ra từ năm 1492. Thế thì quá vô lý! Phía Trung Quốc họ chỉ dựa vào những ghi chép mang tính khám phá và đã “ngẫu hứng” vẽ ra “đường lưỡi bò” trên Biển Đông nên bị quốc tế lên án. Còn Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa”.
1 min 1 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục, người đầu tiên ở Châu Á dịch Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Ảnh: Tất Sơn
2 min 5 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục (ngoài cùng, bên trái) tại một hội thảo quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
3 min 4 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục (ngoài cùng, bên trái) gặp gỡ đại diện Bộ ngoại giao Pháp trong lần đi sưu tầm những tài liệu liên quan đến vấn đề chính quyền thuộc địa Pháp đã thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1858 đến năm 1945. Ảnh: Tư liệu
4 min 5 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục tham gia ký kết hiệp định cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc khi còn là Trưởng Ban Biên giới Chính phủ. Ảnh: Tư Liệu

Là một chuyên gia có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với công tác biên giới lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là chủ quyền trên biển, nên TS Trần Công Trục có điều kiện để nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan đến biển đảo, trong đó có vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Chính vì vậy, thời gian gần đây, đặc biệt từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế để nói về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt, mới đây, trong vai trò chủ biên, TS Trần Công Trục đã cho ra mắt cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”. Công trình đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như vừa qua.

Mặc dù đây là công trình tâm huyết sau hơn 30 năm gắn bó với công tác biên giới lãnh thổ quốc gia, nhưng khi nói về đứa con tinh thần của mình, TS Trần Công Trục lại khiêm tốn tâm sự: “Nhiều điều trong cuốn sách không mới mẻ, nó đã từng được đề cập ở nhiều nơi, với nhiều hình thức, tôi chỉ là người nghiên cứu, tổng hợp, sắp xếp lại tất cả những tư liệu đó theo một hệ thống, logic, đáp ứng nhu cầu của công chúng trong thông tin ở lĩnh vực biên giới, lãnh thổ”.

Tuy TS Trần Công Trục nói vậy nhưng xem cuốn sách của ông, người ta thấy trong công trình dày 400 trang với 4 chương dày dặn ấy là cả một kho thông tin và kiến thức vô cùng phong phú được trình bày một cách có hệ thống về lĩnh vực biên giới lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Vì vậy, nó giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn so với những cuốn trước đây chỉ bàn về những vấn đề riêng lẻ như biên giới trên bộ, các vấn đề về vùng biển và thềm lục địa, hoặc chỉ riêng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Trong cuốn sách, phần gây được sự chú ý đặc biệt đối với người đọc chính là nội dung của chương ba. Ở đây tác giả đã mô tả lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn đến thời chống Pháp, chống Mỹ và cho đến tận hôm nay.

Bằng sự nghiên cứu công phu, bài bản dựa trên những bằng chứng lịch sử có tính pháp lý cao, tác giả đã khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Được biết, để thực hiện được cuốn sách quý này, TS Trần Công Trục đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để sưu tầm, nghiên cứu, kiểm chứng và đánh giá qua rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó có nguồn tư liệu rất quý mà ông là người đầu tiên cất công sang tận Pháp để sưu tầm trong những năm công tác tại Ban Biên giới Chính phủ.

5 min 5 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục cho biết, ngay từ khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được Liên hợp quốc thông qua, Chính phủ Việt Nam đã chỉ thị ông và các cộng sự dịch từ bản tiếng Pháp ra tiếng Việt để phổ biển rộng rãi. Ảnh: Tất Sơn
6 min 3 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
Những công trình nghiên cứu về biển đảo do TS Trần Công Trục chủ biên và tham gia biên soạn. Ảnh: Tất Sơn
7 min 4 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” 8 min 3 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” 9 min 2 - TS Trần Công Trục và “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”
TS Trần Công Trục trong những lần đi điền dã để làm công tác
phân định cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên bộ. Ảnh: Tư liệu

TS Trần Công Trục cho biết, mặc dù cuốn sách chưa được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài, nhưng ông cũng đã nhận được phản hồi từ các độc giả Trung Quốc. Một số học giả Trung Quốc bày tỏ đồng tình với quan điểm nêu trong cuốn sách. Và cũng có ý kiến không đồng ý. Tuy nhiên, như ông nói: “Với tôi, càng nhận được nhiều phản hồi, kể cả trái chiều, tôi càng phấn khởi, bởi điều đó chứng tỏ cuốn sách được mọi người quan tâm. Tôi sẵn sàng đối chất với những quan điểm, ý kiến trái chiều. Quan trọng là những thông tin tôi đưa ra đã đến được với mọi người”.

Có thể nói, với những công trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và đầy tâm huyết, trong đó có công trình “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, TS Trần Công Trục đã đem đến cho người đọc, nhất là bạn đọc nước ngoài những thông tin bổ ích và minh xác, góp phần hạn chế những đánh giá và nhận định thiên kiến về các vấn đề biên giới lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có vấn đề chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.


«
     TS Trần Công Trục là người đầu tiên sưu tầm và công bố những tư liệu quý tìm được tại thư viện Bộ Ngoại giao Pháp liên quan đến việc Chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó có một số văn bản pháp lý (từ năm 1925 đến năm 1938) do Toàn quyền Đông Dương ký quyết định dựng bia chủ quyền, thành lập đơn vị hành chính, nghiên cứu quặng, dựng trạm hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến TSF, bãi đỗ cho thủy phi cơ… trên quần đảo Hoàng Sa.
»

Bài: Thông Thiện – Ảnh: Tất Sơn & Tư liệu
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây