Xứ Thanh gọi ta về – Tác giả: Lê Anh Dũng

Tôi quê xứ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vùng đất của những anh hùng hào kiệt chí sĩ yêu nước thương dân, các danh sĩ văn nhân mà tên tuổi đã vang danh đất nước như Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Dương, Lê Đình Thám, Phan Thanh, Phan Bôi, Phan Khôi, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Thu Bồn, Lê Trí Viễn.. Cũng là vùng đất hiếu học, học giỏi nổi tiếng được vua ban ” Ngũ phụng tề phi” ( năm con phượng cùng bay) về 5 vị cùng thi cùng đỗ đại khoa năm 1898. Người Quảng Nam gốc gác từ Thanh Hóa, Điện Bàn từ lâu kết nghĩa với huyện Hoằng Hóa quê cha đất Tổ của mình. Tôi về xứ Thanh cũng như về nhà – cố hương.

Cac nha van nha tho tham du ra mat tap tho Nhu nui Thai Son min - Xứ Thanh gọi ta về - Tác giả: Lê Anh DũngCác nhà văn, nhà thơ tham dự ra mắt tập thơ ” Như núi Thái Sơn”

Mà đâu chỉ tôi, xứ Thanh hôm nay ra mắt tập thơ viết về tình phụ tử với cái tên Như núi Thái Sơn đã gọi nhiều văn nhân thi sĩ Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, và Quảng Nam – Đà Nẵng về gặp mặt, giao lưu với bóng cây luồng, thưởng thức nem chua xứ Thanh, rượu Nga Nga Sơn, Hậu Lộc, nộm rau má. Anh Trịnh Xuân Lâm, Chủ tich Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tiên Sơn ở xứ đất sinh khí đất trời hội tụ Bỉm Sơn đón tiếp anh em văn nghệ sĩ chúng tôi, qua cầu nối của nhà thơ Nguyễn Thị Vân Ngà. Trà dư tửu hậu, thơ ca cứ thế phun châu ngọc về Công cha như núi Thái Sơn. Có nhà thơ, người thơ là chính khách như Lê Doãn Hợp, tướng lĩnh như Nguyễn Mạnh Đẩu, Trịnh Xuân Thu, lãnh đạo Tổng cục như, Ngô Hoài Chung, lãnh đạo Tập đoàn kinh tế như, Trịnh Xuân Lâm, các doanh nhân, nhà sư, nhà thơ, nhà văn, cựu chiến binh, nhà giáo, kỹ sư, cán bộ hưu trí họa sĩ, nhà lý luận phê bình văn học, nhà báo kể cả người thợ, nông dân, phụ nữ, những người thợ gắn với công trường, nông trường, trang trại sống vui sống khỏe sống có ích với đời, với thơ. Đặc biệt, có mặt trong tập thơ Như núi Thái Sơn có các nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như: Bằng Việt, Mai Văn Phấn, Inrasara, Nguyễn Hưng Hải, Lê Anh Dũng, Viên Lan Anh, Bùi Xuân. Buổi ra mắt sách và giao lưu thơ còn thu hút các doanh nhân như. Lê Lý, Chủ tịch Hội Duyên dáng áo dài Việt Nam tại Đà Nẵng, Trương Anh Tùng, nhà thiết kế thờ trang áo dài Tuấn Thi thành phố Đà Nẵng. 106 tác giả thơ với hơn 300 trang với các thể lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, thơ tự do. Những người cha thân yêu đã đi vào thơ ca trong nhiều hoài niệm, ký ức tri ân, tự hào, thương nhớ, tiếc nuối rưng rưng. Nhiều người cha là anh hùng liệt sĩ, thương binh, bộ đội Cụ Hồ, lão thành cách mạng, tiền bối cách mạng, cán bộ, chiến sĩ tiền khởi nghĩa, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, những nông dân cuốc bẩm cày sâu, những cái tên ông Bờ, ông Bụi, ông Cát, ông Đất… Nhiều người cha còn sống là cây cao bóng cả, tấm gương sáng dìu dắt che chở các con, cháu. Nhiều người cha đã ngã xuống hóa thành hồn thiêng sông núi thành niềm tự hào về truyền thống xả thân cho đất nước, cống hiến phụng sự nhân dân. Nhiều người cha là bộ đội Cụ Hồ với ý nghĩa trong sáng nhất: ” Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nhiều người cha là áo nâu, dáng nâu, chân đồng chân bãi bình dị như hạt lúa, củ khoai, giản bí, giàn bầu quê xứ. Nhà báo , nhà thơ, cựu chiến binh Kim Quốc Hoa, Phó giám đốc thơ Lục Bát Vạn Xuân gây xúc động khi viết : “Cha về nhắc một câu thơ/ Con ơi giấy trắng giữ cho lấy lề. . Con đi suốt cuộc chiến tranh/ Nên chưa báo đáp công thành của cha”. Nhà -thơ-rượu Ngô Đức Chiến gây thương nhớ rất… thơ khi lơ ngơ: “Cha trông con, mải làm thơ / Bỗng nhiên hoảng hốt bất ngờ tìm con/ Lưng đau vì cúi lom khom/ Thì ra con ngủ, vẫn còn trong tay“. Tác giả Lê Anh Tuấn quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa xác định: ” Cha là thầy giáo đầu đời/ Dạy con bài học làm người hôm nay/Tình cha chan chứa đong đầy/ Đạo con đi hết đời này chưa xong“. Nhà thơ, nhà báo Viên Lan Anh, trưởng đại diện báo Văn Nghệ các tỉnh bắc miền Trung lấy nước mắt độc giả khi viết những dòng thơ tìm người cha liệt sĩ chưa tìm được mộ phần: “ Con đi tìm khắp Nam, Bắc, Tây, Đông. Trời thì cao, đất dày con bật khóc. Về thưa mẹ, con tìm cha chẳng thấy. Mẹ tai biến mình, con tai biến ngày sau”. Nhà thơ, dịch giả Bùi Xuân lấy nước sông Vu Gia viết vê người cha liệt sĩ không còn hình hài, chỉ còn bóng dáng trên sông: ” Chiều nay, con về lại bên dòng sông Vu Gia. Nhìn con sông suốt đời chảy xiết. Cha như thấy dáng Cha qua sông thuở nọ. Để một đời sông chảy mãi trong con”. 

Doan nha van nha tho di tham xuong may cong nghe cua Tap doan Tien Son min - Xứ Thanh gọi ta về - Tác giả: Lê Anh DũngĐoàn nhà văn, nhà thơ đi thăm xưởng may công nghệ của Tập đoàn Tiên Sơn

Cùng đoàn nhà thơ đi thăm xưởng may công nghệ của Tập đoàn Tiên Sơn, doanh nhân Lê Lý, Chủ tịch Hội duyên dáng áo dài Việt Nam thành phố Đà Nẵng ngẫu hứng sáng tác tại chỗ: Thương thợ may tên Sơn Hà, Nhớ thời áo vá- cha già ở quê. Đường kim mũi chỉ tay kề. Dạy con giữ lấy cái nghề che thân”. Tiếp lời Trương Anh Tùng, nhà thiết kế áo dài Tuấn Thi ngân nga mấy câu giao lưu với nữ công nhân may:  “Thợ may áo đỏ chỉ vàng. Khiến cho thi sĩ đa mang suốt đời. Con gái Bỉm Sơn tôi ơi. Một vùng linh khí đất trời tụ thiêng”. Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Đất Việt Lê Đăng Trám mời đoàn nhà thơ đi thực tế và tham quan Khu danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc nơi có đặc sản củ ấu bằng mấy câu thơ: Mời về Kim Sơn cuối thu. Núi cha suối mẹ lời ru cội nguồn. Thơ dệt áo dài lụa buông. Nâng niu cái đẹp tre luồng Pù Luông”. Ông còn tuyên bố xanh rờn sau hai tập thơ Tình mẹ và Như núi Thái Sơn trong năm 2022, Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt sẽ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Văn hóa áo dài Việt Nam tập hợp bản thảo xuất bản tập thơ Duyên dáng áo dài Việt Nam

L.A.D

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây