Giới thiệu khái quát huyện Đơn Dương

Giới thiệu khái quát huyện Đơn Dương - Tỉnh Lâm Đồng - vansudia.net

Giới thiệu khái quát huyện Đơn Dương

Đơn dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên ; có độ cao trên 1000 m. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, Thị trấn với dân số trên 91.000 dân ; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%.

Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – Có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề : cửa ngõ các tỉnh Miền trung vào Lâm đồng Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều lọai cây trồng; đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân Du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí , thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa nhim …lich su don duong - Giới thiệu khái quát huyện Đơn Dương

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).

Vị trí địa lý

 – Diện tích : 61.000 ha
a/ Phía Đông giáp : Tỉnh Ninh Thuận
b/ Phía Tây giáp : Huyện Đức Trọng .
c/ Phía Nam giáp : Huyện Đức Trọng .
d/ Phía Bắc giáp : Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

– Địa hình được chia làm 3 dạng chính
Địa hình núi cao.
Địa hình đồi thoải lượn sóng .
Địa hình thung lũng sông suối .
– Các loại đất ở địa phương: Gồm có các loại đất chính sau :
Đất phù sa dốc tụ .
Đất phù sa sông suối .
Đất phù sa không được bồi hàng năm .
Đất nâu đỏ trên Ban Zan.
Đất đỏ vàng trên đá phiến.
Đất mùn vàng đỏ Gzanit và Daxit.
– Tổng diện tích đất tư nhiên: 61.032 ha

Các xã

STT Tên  Xã Diện tích (ha) Ghi chú
1. Thị trấn Thạnh Mỹ 2.131  11 tổ dân phố
2. Thị trấn Dran 13.330 14 tổ dân phố và 2 thôn
3. Xã Quảng Lập 950 05 thôn
4. Xã Tutra 7.450 14 thôn
5. Xã Ka Đơn 3.850 10 thôn
6. Xã Pró 8.820 07 thôn
7. Xã Ka Đô 8810 09 thôn
8.  Xã Đà Ròn 3.349 08 thôn
9. Xã Lạc Lâm 2.120 10 thôn
10. Xã Lạc Xuân 10.350 15 thôn

Cơ cấu dân số

Tổng số dân của huyện Đơn Dương sơ bộ năm 2005 ’92.012 khẩu

STT Tên xã, Thị t rấn Số dân Diện tích  (km2)
1. TT Dran 15.440 135,4
2. Lạc Xuân 11.905 102,4
3. Lạc Lâm 9.111 21,6
4.  TT Thạnh Mỹ 10.031 21,6
5. Đạ Ròn 7.373 32,4
6. KA Đô 10.068 88,2
7. Quảng Lập 4.357 9,7
8. Pró 5.092 87,9
9. Ka Đơn 7.549 37,1
10. TuTra 11.085 74,0

– Các dân tộc thiểu số đang sống trên địc bàn huyện : C’ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng, tày, Hoa, Chàm. Với tổng số hộ :4.271 hộ và trên 17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện . ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp : trồng lúa và rau màu .

Du lịch

Các địa điểm có khả năng trở thành điểm du lich của địa phương ;
a) Hồ Đanhim
– Địa điểm : TT Dran – H. Đơn dương
– Mô tả hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm ở hướng đông của huyện, chứa và cung cấp nước cho thủy điện Đa nhim, được xây dựng từ những năm 60, xung quanh hồ là rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ. Thích hợp cho du lịch sinh thái và du lịch trong lòng hồ.
b) Rừng cảnh quan đèo Ngoạn mục
– Địa điểm : Thôn Phú Thuận-TT Dran
– Mô tả hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm dọc QL 27 đầu chân đèo Ngoạn mục giáp ranh địa giới hành chính với huyện Ninh Sơn-Ninh thuận, là điểm dừng của xe khi lên hết đèo hoặc trước khi xuống đèo, có Thác Thiên thai nằm giữa hai đồi núi trong cánh rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ.
c) Hồ PRÓ
– Địa điểm : Thôn Đông Hồ – Xã Pró
– Hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn ; là hồ chứa nước được xây dựng tù những năm 80, phục vụ tứơi tiêu cho gần 400 ha đất nông nghiệp của 2 Xã Pró và Kađơn. Diện tích lòng hồ trên 70 ha, xung quanh là rừng phòng hộ nguyên sinh. Hồ cách QL 27 khoảng 15 km, đường ôtô ra vào được; trong đó có trên 10 km đường đã được thảm nhựa.
d) Hồ Đàròn
– Địa điểm : Thôn Đàròn – Xã Đàròn
– Hiện trạng và những nét hấp dẫn về tự nhiên, nhân văn : nằm hướng tây bắc huyện gần QL 27 có diện tích lòng hồ trên 110 ha, xung quanh là rừng Thông bao bọc, được xây dựng từ những năm cuối 90, phục vụ tưới tiêu cho Xã Đàròn và TT Thạnh Mỹ.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây