Giới thiệu khái quát huyện Ninh Sơn

Giới thiệu khái quát huyện Ninh Sơn

Giới thiệu khái quát huyện Ninh Sơn

Các điều kiện tự nhiên
    1. Vị trí địa lý.
Huyện Ninh Sơn nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 36 km, thành phố Đà Lạt 74 km, Cam Ranh 52 km, tổng diện tích tự nhiên 77.194 ha, chiếm 22,95% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ranh giới hành chính huyện Ninh Sơn như sau:  
Phía Đông   : giáp Thành phố Phan rang – Tháp Chàm.
Phía Tây      : giáp huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.
Phía Nam    : giáp huyện Ninh Phước.
Phía Bắc      : giáp huyện Bác Ái.
Huyện Ninh Sơn nằm trên trục hành lang kinh tế – đô thị – quốc gia Quốc lộ 27, 27B, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.vi%20tri%20ninh%20son%201 - Giới thiệu khái quát huyện Ninh Sơn

    Khí hậu:

Huyện Ninh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình nhất nước ta, với đặc điểm nổi bật là ít mưa, nắng nóng và bốc hơi nhiều.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 27oC, nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 32,6oC.  

    Mưa:

Lượng mưa trung bình/ năm 1.000 – 1200 mm. 
Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng. Chủ yếu vào mùa mưa, chiếm tới 85 – 90% lượng mưa cả năm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.   

    Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình/ năm 2500 – 2700 giờ.
Tổng số giờ nắng trung bình/ ngày 6 – 8 giờ.
Nhiệt độ cao, lượng ánh sáng nhiều, thời gian chiếu sáng dài và khá đồng đều giữa các tháng.

     Độ ẩm: 
Độ ẩm trung bình của không khí/ năm tương đối cao 75%
Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 – 20%.

Gió: Có hướng gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc (mùa khô), Đông Nam (mùa mưa).

Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.650 – 1.850 ml.
Những tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao nhất chiếm 77,12% tổng lượng bốc hơi cả năm.

    2. Thủy văn.
Mạng lưới thủy văn của huyện Ninh Sơn là hệ thống các sông suối chảy qua địa bàn huyện như sông Cái, sông Ông và các sông suối, kênh mương khác…đây là một trong những con sông lớn, lượng nước nhiều đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn sông suối đều bắt nguồn từ núi cao độ dốc lớn, nguồn nước phân bố không đều, mùa mưa lưu lượng dòng chảy khá lớn dễ gây lũ; mùa khô lưu lượng dòng chảy thấp nên gây tình trạng thiếu nước phổ biến hằng năm. 
Các đặc trưng của thủy văn  sông:
Sông Cái: diện tích lưu vực F = 3000 km2 chiều dài sông: Ls = 119km, dòng chảy cũ tại trạm Tân Mỹ Qmax = 5210 m3/s.
Sông Ông: lưu lượng mùa lũ kiệt: Qmax = 300m3/s và Qmin = 2m3/s.
Địa chất công trình và địa chất thủy văn:
Địa chất công trình: nền khu vực Ninh Sơn tương đối ổn định, có khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên khi xây dựng cần khảo sát kỹ để có giải pháp nền móng hợp lý.
Địa chất thủy văn: ít chịu ảnh hưởng của nước ngầm đến nền móng công trình.

3. Địa hình.  
Khu vực huyện Ninh Sơn hiện hữu mang đặc điểm địa hình đồi thấp, hình thành từ bậc chuyển tiếp đồng bằng lên núi cao, với 2 dạng địa hình chủ yếu; Dạng lượn sóng (3 – 80) và xen lẫn các đồi thấp (50 – 200m), độ dốc phổ biến (3 – 15o).

Khu vực phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Hướng dốc chính của địa hình từ phía Bắc, Tây Bắc xuống phía Đông và Đông Nam. Cao độ địa hình cụ thể:
+ Cao độ trung bình    : +105m
+ Cao độ cao nhất       : +600m
+ Cao độ thấp nhất      : <50m, là khu vực ven sông, chiếm diện tích nhỏ.
Nhìn chung khu vực địa hình phía Đông và Đông Nam thuận lợi cho xây dựng, riêng khu vực ven sông, suối nếu xây dựng phải tôn nền.

ninh%20son%20dia%20hinh - Giới thiệu khái quát huyện Ninh Sơn

4. Tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan.
a) Tài nguyên đất đai:
Huyện Ninh Sơn có các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa: phân bố dọc theo các triền sông, suối lớn của thị trấn, nhóm đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
Nhóm đất mới biến đổi: thường được phân bố ở những khu vực thuận lợi cho việc tưới tiêu nên phần lớn đã sử dụng trồng hoa màu, cây ăn quả, những nơi địa hình thấp được dùng sản xuất lúa 2 vụ hoặc luân canh lúa màu.
Nhóm đất xám: phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ dạng bằng thấp ven hợp thủy, các bậc thềm khá bằng phẳng các dạng đồi thấp thoải đến địa hình đồi và sườn núi, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu và cây lương thực.
Nhóm đất xám trên vùng bán khô hạn: hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá macma acid hay mẫu chất phù sa cổ trong điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài lương bốc hơi nhiều so với lượng nước mưa.
Nhóm đất đỏ: thích hợp trồng các loại cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày.
b) Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng trên 122,08 ha, chiếm 6,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là rừng phòng hộ.
Hầu hết rừng trên địa bàn thị trấn có họ lá rộng, họ dầu và nhiều loãi gỗ quý hiếm…do khai thác bừa bãi làm cho rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ giảm xuống nhanh chóng. Vì vậy cần phải ổn định tổ chức sản xuất và khai thác lâm sản hợp lý tăng cường khoanh nuôi, chăm sóc, tu bổ bảo vệ rừng, đẩy nhanh trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
c) Tài nguyên nước:
Nước mặt: 
Nước mặt: với hệ thống sông chính là sông Cái và sông Ông, ngoài ra còn có sông suối nhỏ khác. Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế do địa hình phức tạp. Để khắc phục tình trạng này cần đầu tư xây dựng thêm các hồ chứa nước và đập, kênh mương là việc làm cần thiết.
Nước ngầm: 
Nước ngầm: tồn tại dưới khe nứt và lỗ hổng trong đới phong hóa ở vùng đồi núi nước ngầm sâu. Hệ thống nước ngầm của thị trấn thấp nhưng chất lượng nước tốt, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
e) Tài nguyên du lịch:
huyện Ninh Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như khai thác nước khoáng, cảnh quan dọc sông Cái, sông Ông, có đập dâng Tân Mỹ thuận lợi phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.   
huyện Ninh Sơn có một số dân cư chuyển đến từ khắp các vùng miền trong cả nước cùng chung sống hòa thuận, với những phong tục tập quán riêng đã tạo nên một nét độc đáo về bản sắc văn hóa riêng cho huyện.

    5. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên.
    a. Điểm mạnh:
Vị trí cửa ngõ tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng, kết nối TP. Đà Lạt và TP. Phan Rang Tháp Chàm. Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng quốc gia về đường bộ, đường sắt.  
Địa hình thoải lượn sóng tại khu vực đất xây dựng đô thị dọc quốc lộ 27, quốc lộ 27B thuận lợi xây dựng công trình.
Ninh Sơn có cảnh quan tự nhiên sông, suối, đồi núi thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa góp phần phát triển kinh tế.
    b. Hạn chế:
Nằm cách xa đô thị trung tâm vùng TP.Phan Rang Tháp Chàm nên khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư bị hạn chế.
Khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường (Lũ lụt, nắng hạn), dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.  

VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN NINH SƠN

Huyện Ninh Sơn được Thành lập theo Nghị định số 84/2005/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện An Sơn và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1982. Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 36 km, có tổng diện tích tự nhiên 77.194 ha, chiếm 22,95% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Toàn huyện có 07 xã và 01 thị trấn với 61 thôn, khu phố.

Phát triển du lịch của huyện Ninh Sơn: Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như khai thác nước khoáng, cảnh quan dọc sông Cái, sông Ông, có đập dâng Tân Mỹ thuận lợi phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.  

Huyện Ninh Sơn có một số dân cư chuyển đến từ khắp các vùng miền trong cả nước cùng chung sống hòa thuận, với những phong tục tập quán riêng đã tạo nên một nét độc đáo về bản sắc văn hóa riêng cho huyện.

Hướng phát triển Du lịch của huyện Ninh Sơn những năm tiếp theo:

– Phấn đấu đến giai đoạn 2016 – 2020 xây dựng thị trấn Tân Sơn trở thành Đô thị loại 4, xây dựng trung tâm cụm xã Hòa Sơn thành Trung tâm huyện lỵ Ninh Sơn (sau khi thị trấn Tân Sơn phát triển thành Thị xã).

– Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông chính của huyện kết nối các vùng trọng điểm về kinh tế; nâng cấp các công trình thuỷ lợi trọng yếu như hồ Sông Than, hồ Tà Lâm, hồ Tà Nôi. Đầu tư xây hạ tầng kỹ thuật cho thị trấn Tân Sơn, trọng điểm là hệ thống giao thông đô thị, trung tâm thương mại huyện, nâng cấp chợ trung tâm huyện. Phát triển mạng lưới chợ ở các xã, trung tâm cụm xã. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp Quảng Sơn.

– Phát triển du lịch và thương mại, nhanh chóng xúc tiến và đốc thúc các nhà đầu tư khai thác các khu du lịch sinh thái Suối nước nóng Hòn Bà, SaKai – Krôngpha, Suối Thương, Thác Tiên và một số điểm du lịch sinh thái khác.

– Xây dựng nông thôn mới với mục đích là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây