Giới thiệu khái quát quận Nam Từ Liêm

Giới thiệu khái quát quận Nam Từ Liêm

Giới thiệu khái quát quận Nam Từ Liêm

Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của thủ đô Hà Nội.

Thông tin chung
– Đơn vị: Quận ủy-HĐND-UBND quận Nam Từ Liêm
– Địa chỉ: 125 đường Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
– Số điện thoại: 024.38372950            Email: [email protected]
– Diện tích đất tự nhiên: 3.227,36ha (32,27km²)
– Dấn số: 232.894 người (năm 2013).
– Các đơn vị hành chính 10 phường gồm: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn, Xuân Phương.
– Về địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm: Phía Đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp quận Hà Đông; Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Lịch sử hình thành và phát triển
Trong lịch sử, ở thời Trần, Từ Liêm là một trong hai huyện của phủ Đông Đô hay lộ An Nam La Thành. Đến thời Lê, Từ Liêm là một trong năm huyện của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831 là một trong ba huyện của phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Từ năm 1888 đất Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông và tên huyện Từ Liêm bị bỏ. Đến năm 1961 được lập lại huyện Từ Liêm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc dưới các triều đại theo các thể chế quản lý nhà nước khác nhau, địa giới hành chính của huyện Từ Liêm tuy có thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên địa danh, địa giới cho đến năm 2013. Và cũng từ đó, tên gọi có lúc khác nhau nhưng mảnh đất này phần lớn vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội.
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ để thành lập 02 quận (Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Theo Nghị quyết thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32); một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Sau khi thay đổi địa gới hành chính quận Nam Từ Liêm gồm có 10 phường và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014. Đó là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển đổi bước ngoặt của một địa bàn mang tính chất nông thôn sang địa bàn mang tính chất đô thị với sự thay đổi toàn diện trong phương thức tổ chức, quản lý đời sống kinh tế – xã hội.
Với một quận non trẻ nhưng Nam Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển mạnh mẽ nhất trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,…
Cùng với đó, quận xây dựng môi trường sống, làm việc an toàn, trong sạch, môi trường đầu tư hấp dẫn; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây cũng chính là những yếu tố căn bản để xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành “đô thị đáng sống” – một nấc phát triển cao của “đô thị văn minh, hiện đại”.
Văn hóa, di tích, danh thắng
Là một phần của vùng đất Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền văn minh sông Hồng rực rỡ và gắn liền với những thăng trầm lịch sử của đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nhân dân Từ Liêm nói chung, nhân dân quận Nam Từ Liêm nói riêng có lòng yêu nước nồng nàn, bản chất cần cù, sáng tạo, trong lịch sử luôn có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Thủ đô, đất nước.
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây