Giới thiệu khái quát tỉnh Hoà Bình

Hoà Bình

Giới thiệu khái quát tỉnh Hoà Bình

Tỉnh có 10 huyện, thị xã: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lư­ơng Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơnthị xã Hoà Bình với 214 xã, phường, thị trấn.

I. Điều kiện tự nhiên
  1.1. Vị trí địa lý
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đ­ường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,50C.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi.
 1.2. Đặc điểm địa hình
  Địa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là các thung lũng hẹp. Nơi cao nhất so với mực nước biển là huyện huyện Đà Bắc 560m, nơi thấp nhất so với mực nước biển là thị xã Hòa Bình 20m.
Tỉnh Hòa Bình có 11 đỉnh núi cao từ 1.011 mét đến 1.373 mét.
 1.3. Khí hậu
  Khí hậu có đặc điểm nổi bật là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa, hay có thiên tai, mưa lũ, bão tố, gió lốc, hạn hán… Nhiệt độ trung bình từ 22,9oC đến 25oC. Những tháng nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8 nhiệt độ trên dưới 30oC, những tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, tháng 2 nhiệt độ trên dưới 16oC.
Số giờ nắng cả năm từ 1.600 giờ đến 1.900 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 245 giờ (1985) các năm khác thường là trên dưới 200 giờ. Lượng mưa hàng năm từ 1.500mm đến 2.500mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.
Độ ẩm trung bình hàng năm 80% đến 85%.
 1.4. Sông ngòi    
Hòa Bình có 2 con sông chính:
   – Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các tỉnh tây bắc Việt Nam ra Việt Trì nhập vào sông Hồng, có chiều dài chảy qua Hòa Bình 151km.
   – Sông Bôi bắt nguồn từ Kỳ Sơn chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy ra Nho Quan – Ninh Bình, có chiều dài chảy qua Hòa Bình 60km. Hòa Bình có một hồ nước lớn với diện tích rộng gần 1 vạn ha.
 1.5 Tài nguyên đất
  Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173 ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14% diện tích. Đất ch­ưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong t­ương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Hoà Bình có các loại khoáng sản phong phú với trữ lư­ợng lớn và vừa, có thể khai thác để phát triển công nghiệp và xây dựng như­ đá granit, đá vôi, than đá, sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng…
 1.6 Tài nguyên rừng
  Năm 2003, độ che phủ rừng của tỉnh đạt 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó: rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha. Sản lượng gỗ cây đứng là 3,3 triệu m3, bao gồm rừng tự nhiên 2,1 triệu m3, rừng trồng 1,2 triệu m3. Có 129 triệu cây tre nứa.
 1.7 Tài nguyên khoáng sản
  Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi…Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra, than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn. Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 – 10 triệu m3.
Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở 2 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Ngoài ra, kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đa kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…
 II. Tiềm năng kinh tế
  2.1 Tiềm năng du lịch
  Hoà Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Cụ thể, 6 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá và hiện nay nổi tiếng là khu du lịch Bản Lác – Mai Châu. Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Hoà Bình cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với hồ sông Đà hùng vĩ, rừng nguyên sinh Thượng Tiến (Kim Bôi), rừng Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc – Vua Bà (Lương Sơn)… Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn nổi tiếng với suối nước nóng Kim Bôi, Lạc Sơn, có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch nghỉ dưỡng phát triển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), đền Bờ (trên hồ sông Đà)… là nơi thuận lợi cho phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền “Văn hóa Hòa Bình”.
Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tua, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc.
 2.2 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
  Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hoà Bình phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế lợi thế.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: với trữ lượng sét và đá vôi lớn, hiện nay sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, cung cấp vật liệu xây dựng cho vùng và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, tỉnh còn có 3 nhà máy sản xuất xi măng công suất mỗi nhà máy 8,8 vạn tấn/năm tại các huyện Lương Sơn, Yên Thuỷ và thị xã Hoà Bình; ngoài ra còn 2 nhà máy đang hoàn chỉnh thủ tục để đầu tư xây dựng với công suất 1,2 triệu tấn và 8,8 vạn tấn/năm ở Lương Sơn và các cơ sở sản xuất đá, vôi, gạch ở hầu hết các huyện, thị.
Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: Hoà Bình có đất đai phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp (mía, sắn, chè, măng…), cây ăn quả (cam, quýt, dứa, vải, nhãn…), từ đó có thể phát triển công nghiệp chế biến nông sản như: đường, tinh bột, chè khô, hoa quả đóng hộp. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã phủ xanh 41% với nhiều vạt rừng kinh tế được phép trồng và khai thác phục vụ công nghiệp chế biến lâm sản.
Công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da: dựa trên địa thế tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Hà Tây và tiềm năng lao động dồi dào, cộng thêm số lao động ở nông thôn chiếm 84%, trong khi thời gian sử dụng chỉ đạt 74%, do đó Hoà Bình có thể phát triển công nghiệp cơ khí điện tử, may mặc, giày da. Hiện nay, trên địa bàn đã có một số cơ sở sản xuất như: Công ty May sông Đà, Công ty May 3/2, Công ty Ban Đai (sản xuất linh kiện điện tử), Công ty R Việt Nam (sản xuất thấu kính), Công ty Điện tử SANKOR (đang đầu tư xây dựng).
 2.3 Giao thông
  Đường bộ: Các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh tây bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km ; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai (Hà Nội) qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. hệ thống đư­ờng nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lư­u kinh tế – xã hội.
Đường thủy: Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km.
Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ l­ưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, đ­ược điều tiết n­ước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.
 III. Các thành phố, thị xã, huyện miền núi và hải đảo tỉnh Hòa Bình
  Theo quyết định 964/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Hòa Bìnhcó 7huyện nằm trong danh sách địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020, bao gồm: Huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi, huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn, huyện Lạc Thủy.
  1.            Huyện Đà Bắc
2.            Huyện Mai Châu
3.            Huyện Cao Phong
4.            Huyện Kim Bôi
5.            Huyện Tân Lạc
6.            Huyện Lạc Sơn
7.            Huyện Lạc Thủy
                                                                                          (Nguồn: chinhphu.vn)

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây