Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (Kỳ 1)

Nền kinh tế ‘khai thác tài nguyên-sản xuất-vứt bỏ sau tiêu thụ’ (take-make-waste) tuyến tính hiện tại đã đẩy chúng ta vi phạm các nguyên tắc ranh giới hành tinh như biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và sự biến mất của đa dạng sinh học…

Tổ chức Doanh nghiệp vì xã hội (Enterprise for Society-E4S) là một liên doanh của Đại học Lausanne thông qua Khoa Kinh doanh và kinh tế (UNIL-HEC), Viện Quản lý phát triển (IMD) và Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL), dưới sự quản lý của College of Management of Technology, với sứ mệnh dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế kiên định, bền vững và toàn diện hơn. E4S cam kết đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo, truyền cảm hứng cho sự chuyển đổi kinh tế-xã hội và thúc đẩy sự thay đổi bằng cách tăng cường khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Sau đây, xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tóm tắt những nội dung của ấn phẩm sách trắng dưới tựa đề “Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu” số ra tháng 2/2024 để tham khảo.

 

Kỳ I: Tại sao lại cần thiết nền kinh tế tuần hoàn?

Nền kinh tế “khai thác tài nguyên-sản xuất-vứt bỏ sau tiêu thụ” (take-make-waste) tuyến tính hiện tại đã đẩy chúng ta vi phạm các nguyên tắc ranh giới hành tinh như biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và sự biến mất của đa dạng sinh học cùng với sự xói mòn liên quan đến nền tảng xã hội của chúng ta hiện đang ở trên không gian vận hành ở mức 6 trên 9 ranh giới hành tinh an toàn bao gồm biến đổi khí hậu, phá rừng, mất đa dạng sinh học, hóa chất tổng hợp, cạn kiệt nước ngọt và sử dụng nitơ hiện đang ở mức báo động cao, đặc biệt là tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

– Việc sử dụng nguyên liệu trong sản phẩm là nguyên nhân gây ra khoảng một nửa lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu. Những phát thải này xuất phát từ (i) Năng lượng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy móc khai thác và xử lý cũng như vận chuyển khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch, và (ii) Các phản ứng hóa học được sử dụng trong sản xuất vật liệu. GHG có liên quan đến lượng khí thải của vật liệu cũng bao gồm quản lý chất thải đóng góp tới khoảng 5% tổng lượng phát thải khí nhà kính GHG (2016) do khí methane thải ra môi trường từ các bãi chôn lấp và rác thải đốt.

– Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên gây ra hơn 90% tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu và căng thẳng về nước. Việc chuyển đổi vĩnh viễn rừng sang cơ sở hạ tầng nông nghiệp, khai thác mỏ và năng lượng chịu trách nhiệm tới 27% tổng sản lượng phá rừng toàn cầu. Bên cạnh nạn phá rừng, hoạt động khai thác mỏ có thể dẫn đến ô nhiễm nước và không khí, đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người.

– “Thực thể mới”, ví dụ như nhựa, đe dọa sự toàn vẹn của các quá trình hệ thống Trái đất. Các thực thể mới được định nghĩa là “các chất mới […] có khả năng xảy ra các tác động địa vật lý và/hoặc sinh học không mong muốn”, chúng bao gồm, ví dụ như nhựa và hóa chất tổng hợp. Ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ở môi trường biển, bây giờ đặt ra mối đe dọa một ranh giới hành tinh: Sự ô nhiễm ở khắp mọi nơi không phải dễ dàng đảo ngược và có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Bằng cách gây ra mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của sinh quyển và gây quan ngại về các vấn đề sức khỏe con người, các thực thể mới cũng làm gia tăng rủi ro ở các ranh giới hành tinh khác nữa.

Chúng ta hiện đang trên đà tăng trưởng, thay vào đó hơn là giảm sử dụng nguyên vật liệu và sản xuất chất thải. Việc sử dụng vật liệu dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Ví dụ như nhu cầu toàn cầu về lithium dự kiến sẽ tăng gấp 18 lần (2030) và tăng gấp 90 lần (2050), đặc biệt do điện khí hóa nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới WB ước tính việc tạo ra chất thải toàn cầu sẽ tăng từ 2,01 tỷ tấn (2016) lên 3,40 tỷ tấn (2050). Ô nhiễm liên quan buộc phải kêu gọi những thay đổi xã hội cấp bách: Thế giới có thể mất khoảng 10% tổng giá trị kinh tế vào giữa thế kỷ nếu tác động của biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục quỹ đạo theo dự đoán và chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu tăng lên với mỗi năm không thể hoạt động được.

Nền kinh tế tuần hoàn (CE) là một khuôn khổ giải pháp có thể cho phép chúng ta giới hạn và bắt đầu đảo ngược sự va chạm của chúng ta với ranh giới hành tinh nêu trên. CE có thể được định nghĩa là một mô hình tái tạo giúp giảm việc sử dụng vật liệu, kéo dài tuổi thọ vòng đời của sản phẩm, tái sử dụng và tái chế tài nguyên thay vì thải bỏ chúng như chất thải, loại bỏ ô nhiễm và tái tạo các hệ thống tự nhiên. Chiến lược CE có khả năng đảo ngược mức độ vượt quá hiện tại đối với một số ranh giới hành tinh, ví dụ như biến đổi khí hậu, thay đổi hệ thống đất, chu trình nitơ, chu trình phốt pho và axit hóa đại dương. Bằng cách giảm sử dụng vật liệu, CE trực tiếp cắt giảm GHG từ khai thác khoáng sản, nguyên liệu sản xuất và quản lý chất thải, trong khi vật liệu tái chế ít thải carbon hơn so với nguyên liệu thô.

Như vậy, tiềm năng giảm khí nhà kính GHG lớn nhất thông qua luân chuyển đến từ vật liệu (nhựa, kim loại, xi măng), thực phẩm (thông qua giảm chất thải, cải thiện bao bì, tái chế chất dinh dưỡng), xây dựng (thông qua việc thay thế vật liệu, thiết kế hiệu quả, chia sẻ không gian, tái sử dụng và tái chế các bộ phận), tính di động (dùng chung xe, kéo dài tuổi thọ, cải thiện tuổi thọ) và quản lý chất thải. Tại EU, các chiến lược tuần hoàn về sắt thép, nhựa, nhôm, và xi măng có thể giảm khí thải công nghiệp lên 56% vào năm 2050.

Nền kinh tế tuần hoàn CE cũng có những lợi ích kinh tế-xã hội đáng kể. Tính tuần hoàn của vật chất có thể đẩy nhanh quá trình loại bỏ carbon và cắt giảm chi phí, Đặc biệt là trong những lĩnh vực khó giảm bớt như hóa chất. Hơn thế nữa, CE có thể làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguyên liệu nhập khẩu và gia tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, do đó đảm bảo một sự chuyển đổi khả thi về mặt kỹ thuật và chính trị. Cuối cùng, các chính sách CE có thể dẫn đến tới tăng mức GDP ròng và tạo thêm công ăn việc làm mới bằng cách dựa vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động. Tại EU, việc áp dụng CE có thể làm tăng GDP thêm gần 0,5% (2030) trong khi tạo ra gần 700.000 công ăn việc làm mới. Quá trình chuyển đổi này có thể đặc biệt đem lại lợi ích cho các nhóm dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp cơ hội việc làm mới mà không yêu cầu trình độ đại học.

Tuy nhiên, con đường đạt được CE ở EU còn nhiều chông gai với những thách thức khác nhau. Những sự lựa chọn xã hội trong quá khứ tạo ra sự phong tỏa nền kinh tế tuyến tính: Ưu tiên thể chế, cơ sở hạ tầng hiện có, thói quen tiêu dùng và văn hóa công ty đều làm giảm việc áp dụng các hành động CE. Trong khi các chuỗi cung ứng CE thành công có xu hướng mang tính chất địa phương, hiệu quả kinh tế thông qua quy mô kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy lớn có diện tích sản xuất rộng. Kết quả là, các hệ thống thu gom để tái sử dụng và tái chế sản phẩm sẽ phải trải rộng trên phạm vi rất xa, tạo ra một số mô hình kinh doanh tuần hoàn cực kỳ tốn kém. Sự hiện diện hạn chế của các mô hình kinh doanh tuần hoàn ngày càng trầm trọng hơn bởi các chính sách và giá cả không nhất quán, không phản ánh chi phí thực sự của việc khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Sự phức tạp hơn thế nữa bao gồm sự thiếu nhận thức của người tiêu dùng và hợp tác yếu trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Cuối cùng, quá trình chuyển đổi CE đòi hỏi những thay đổi cơ cấu trên thị trường lao động: Các lĩnh vực quản lý chất thải, dịch vụ, sửa chữa và lắp đặt sẽ có thêm công ăn việc làm mới trong khi khai thác khoáng sản, ngành xây dựng và điện tử có thể sẽ mất thêm công ăn việc làm. Sự thay đổi này nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách giáo dục và đào tạo để hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

Tuấn Hùng

E4S

——————————-

Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (Kỳ 2)

 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây