Long, Hổ biểu hiện cho sức mạnh của trời đất, là chúa tể của muôn loài, cho nên các bậc danh võ luôn dùng hình tượng con Rồng (Long) và con Cọp (Hổ) để sáng tác bài quyền, đòn thế hoặc kết hợp với nhau tạo thành vũ điệu Long Hổ với uy lực vô biên. Trước thềm giao thừa chào năm mới Giáp Thìn, vansudia.net xin giới thiệu bài viết Vũ điệu Long Hổ.

VŨ ĐIỆU LONG HỔ

Long Hổ Môn

Kể từ ngày triều đại Tây Sơn hình thành và phát triển, vua Quang Trung đã liên tục mở ra các cuộc thi võ thuật để tuyển chọn các vị tướng lĩnh tài giỏi cả văn lẫn võ để ra cống hiến cho Tổ quốc. Vào năm 1778, người dành chức thủ khoa võ cử chính là ông Phạm Hầu, sau được vua Quang Trung cho làm quan Lãnh binh Trấn thủ thành Quảng Ngãi. Đến năm 1780, ông lại dành được giải Quán quân trong cuộc thi võ cử. quan.

H1 min 1 - Nhân năm Thìn nói chuyện: Vũ điệu Long Hổ - Tác giả: Nhà báo Phan Thanh Đà HảiVũ điệu Long Hổ.

Lúc chúa Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông lui về Thu Xà sống ẩn dật, chuyên tâm luyện công. Thành quả khổ luyện của ông đã khai sinh Long quyền. Trong Ngũ hình quyền (Long, hổ, báo, xà, hạc), Long quyền chủ luyện thần lực, quyền pháp phiêu bồng, khoáng đạt như bay như lượn. Suốt nhiều thế kỷ, Long quyền chỉ truyền lưu trong dòng họ Phạm.

Vượt bao khó khăn để sinh sống và truyền dạy nghiệp võ, đến khoảng cuối thế kỷ XVII, người cháu ba đời của ông Phạm Hầu là ông Phạm Định đã âm thầm truyền dạy tinh hoa võ học của dân tộc lại cho bốn người con của mình đó là: Phạm Xuân, Phạm Trinh, Phạm Chí, Phạm Khánh. Vào thập kỷ đầu của thế kỷ XX, tại Thu Xà, tỉnh Quảng Ngãi ngày xưa có dựng một đài tỷ thí võ thuật diễn ra trong ba ngày, người thủ đài là một võ sư Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền. Cảm nhận được sự tài giỏi của vị này, nên ông Phạm Định đã mời vị này về nhà mình để dạy võ cho bốn người con mình. Vốn không có vợ con, A Tặng đem sở học Hổ quyền truyền lại cho bốn người con của Phạm Định.

Sinh, lão, bệnh, tử là khó tránh nên vào năm 1915, A Tặng đã qua đời. Sau này, ông Phạm Trinh rất được cha tin tưởng và đã được thừa hưởng những tuyệt kỹ võ học chân truyền từ cha. Cùng với tài đức của mình, ông Phạm Trinh đã được vua Bảo Đại phong đến chức Chánh tổng của huyện Nghĩa Hành và làm đến quan Cửu phẩm của triều nhà Nguyễn, tại đây còn lưu truyền những câu chuyện ông “Chánh tổng đả hổ” giúp dân chúng.

H2 min - Nhân năm Thìn nói chuyện: Vũ điệu Long Hổ - Tác giả: Nhà báo Phan Thanh Đà HảiLong Hổ tranh hùng.

Đến năm 1920, dựa trên sở học của mình, võ sư Phạm Trinh đã tổng kết toàn bộ tinh hoa của Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền và Tây Sơn Long quyền mà trước đây đã được học để tạo lập nên võ phái Thiếu Lâm Tây Sơn Long Hổ Môn Võ Đạo (gọi tắt là Long Hổ Môn).

Đến đời võ sư Phạm Tài – chưởng môn đời thứ hai – dòng võ này đã được quảng bá ở phương Nam. Hơn 40 năm qua, con trai ông là võ sư Phạm Đình Trang – chưởng môn đời thứ ba tiếp tục phát triển võ phái này tại Bình Thuận. Suốt chiều dài lịch sử, Long hổ môn đã đóng góp cho làng võ cổ truyền Việt Nam nhiều gương mặt tài năng, đạt thành tích cao trên đấu trường cả nước.  Hai người con của ông là Thạc sĩ, Võ sư Phạm Đình Phú và Tiến sĩ, Võ sư Phạm Đình Quý ít nhiều đều đã có những sự thành công trên con đường võ học giống như ông và những tiền nhân đi trước.

Trong Long Hổ Môn, sức mạnh của Rồng biểu hiện qua sự kiểm soát và vận khí (tức là hơi thở) đối với người luyện võ kỹ thuật điều khiển khí cực kỳ quan trọng. Do vậy luyện khí được xem như một công phu võ học tối cao, một võ sĩ khôn ngoan không bao giờ xuất chiêu tấn công đối phương nếu chưa biết lúc nào đối phương thở ra. Từ tính quan trọng của khí như vậy nên võ sinh Long Hổ Môn khi biểu diễn quyền cũng như khi thi đấu phải thở ra ngắn tiếp theo một tiếng khuỵt mạnh đủ để phát huy uy lực khi đó mới ra đòn. Nói về khí và thủ pháp võ sinh khi thực hiện những động tác Long quyền từ đôi bàn tay tấn công chớp nhoáng và đạt hiệu quả cao ở móng vuốt (gọi là trảo), thủ pháp uy lực thì đạt được hiệu quả cao khi thắng áp đảo đối phương nhanh mạnh, cùng thân pháp nhanh nhẹn uyển chuyển như Rồng bay, Phượng múa. Riêng những ngọn Long cước thì đơn giản nhưng không kém phần uy lực một đòn đá bay xoay 360 độ trên không trung cùng một quả đấm có sức mạnh Di Sơn luôn khiến cho đối phương chấn thương nặng, đây là đòn quyết định tên gọi là Song Phi Long Hổ cước. Với Long quyền, võ sinh có thể phòng thủ tấn công và khống chế đối phương ở tầm xa.

Nếu trong Long quyền và sự nhanh nhẹn uyển chuyển thích hợp cho việc tấn công đối phương ở tầm xa thì Hổ quyền là những đòn thế mạnh mẽ hiệu quả trong phạm vi cận chiến, lấy chiêu thức tự vệ tấn công hiệu quả để sinh tồn của chúa tể rừng xanh. Hổ quyền có những tư thế tấn công ngắn ở tầm gần, Hổ trảo có chụp – bấu – xé hết sức dũng mãnh. Hổ quyền mới xuất chiêu có vẻ chậm chạp nhưng càng về sau tốc độ cần gia tăng khủng khiếp, thường xuất hiện ở trong tư thế thấp. Ngọn Hổ cước nổi tiếng nhất chính là cú đá bằng cạnh bàn chân khi người đã nằm phủ phục trên mặt đất… Khi thi triển bài Hổ quyền cũng như chiến đấu võ sinh Long Hổ Môn Võ Đạo không chỉ thể hiện thân pháp như Rồng bay Phượng múa, cước pháp như vũ bảo, tấn pháp vững vàng giống tư thế của Long và Hổ. Nếu môn sinh Long Hổ Môn Võ Đạo không biết vận dụng sức mạnh tiềm tàng kết hợp với nội công để phát lực thì không thể phát huy trọn vẹn uy của Long và Hổ.

H3 min 1 - Nhân năm Thìn nói chuyện: Vũ điệu Long Hổ - Tác giả: Nhà báo Phan Thanh Đà HảiĐại Võ Sư Tấn Vương (Võ Đường Thiếu Lâm Tây Sơn) biểu diễn thế Hổ giáng long thăng, thể hiện uy lực của Long, Hổ.

Vũ điệu Long Hổ kết hợp của bài quyền trong Long có Hổ, võ sinh Long Hổ Môn phải biết lột tả uy lực của bộ pháp, nhãn pháp có lửa, thân pháp như nước, cước pháp chớp nhoáng uy lực, quyền pháp biến ảo.

Muốn đạt đến trình độ nghệ thuật tối ưu trong diễn quyền cũng như chiến đấu thì yếu tố tiên quyết phải có là: tâm pháp bình lặng, bộ pháp vững vàng, di chuyển linh hoạt, tư tưởng hết sức tập trung và khí lực điều hòa. Lúc này, mỗi bước di chuyển, mỗi đòn thế xuất ra ta tưởng tượng đó là chiêu thức của Rồng hoặc Hổ thì mới hiệu quả cao. Để thực hiện vũ điệu Long Hổ, tấn pháp võ sinh Long Hổ Môn không chỉ vững chãi, dũng mạnh mà còn uyển chuyển đẹp mắt, trong chiến đấu mới đủ sức phản công – tấn thủ một cách biến hóa vì đó là chiêu thức (thật là hư, hư là thật) và đó là đòn quyết định khi hỗ trợ tấn công vào huyệt đạo đối phương khi Long quyền giữ thế thủ sẵn sàng gạt đỡ. Tức là dùng cương của Hổ để tấn công, dùng nhu của Long để gạt đỡ trong võ học còn gọi là Cương nhu phối triển.

Long Hổ quyền

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết, trong công phu Thập nhị hình của võ thuật thì long, hổ là hai sức mạnh hàng đầu. Thập nhị hình gồm 12 mãnh thú đại diện cho sức mạnh của tự nhiên, gồm: Long (rồng), hổ, xà (rắn), hạc (chim hạc), hầu (khỉ), mã (ngựa), báo, sư (sư tử), miêu (mèo), tượng (voi), gấu, đường lang (bọ ngựa).

Trong võ thuật, các chiêu thức, đòn thế của Long Hổ quyền đã được các võ sư tổng kết, kế thừa thành bí kíp tinh hoa của võ học. Sức mạnh của Long Hổ quyền có thể khái quát qua 4 câu sau:

“Sức mạnh tựa như hổ

Sắc khí tựa như rồng

Cường phong như giông tố

Tựa long hổ tranh hùng”

Các thế thuộc Long Hổ quyền được các võ sư nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở cấu tạo, vận động của long và hổ trong tự nhiên, trong sự tồn tại và đấu tranh sinh tồn của chúng. Sức mạnh của Long đã vô cùng uy mãnh, lại phối triển với Hổ đầy uy lực tạo nên sức mạnh tổng hợp vô song của Long Hổ quyền.

Để vận dụng Long Hổ quyền có hiệu quả, các võ sư đã tu tập giỏi về võ phải tu tập tiếp một số công phu gồm: Về nội công phải luyện nội công song long thập chỉ công; nội công lưỡng long thập chỉ công; nội công hồ kình công; rồi ngạch công thiết chưởng công (sức mạnh bàn tay), thiết cước công (sức mạnh của bàn chân)…; Về trang công (tập thân pháp) phải luyện bát bộ trang công, đặc biệt là Long hình trang và Hổ hình trang…

Trong khi Long hình quyền thuộc hỏa lấy tâm làm chủ để luyện thân, Hổ hình quyền thuộc mộc chủ can luyện gân xương; thể hiện sự dũng cảm, sức mạnh và uy lực. Đặc biệt hơn nữa là sự kết hợp Long – Hổ tạo nên thế Long chầu Hổ phục, Long thăng – Hổ giáng và với bộ tay Long Hổ trảo đã tạo nên sức mạnh trong Long – Hổ quyền.

Có thể kể đến các bài quyền: Long hổ quyền (môn phái Việt Nam võ thuật bình thái đạo, Nam Hồng Sơn, Thiếu Lâm song diện), Long hổ song hình quyền của môn phái Thiếu Lâm Nam bắc phái, Hổ giáng long thăng của môn phái Thiếu Lâm Tây Sơn…

Ngoài quyền thuật, Long Hổ quyền đã được các võ sư xây dựng nên các bài quyền binh khí như Long hổ đa, Long hổ chùy và Long hổ côn…

Theo văn hoá Việt Nam nói riêng, Long và Hổ là những loài thú tinh khôn và có sức mạnh được xếp vào hàng linh vật, với kỹ thuật và chiến thuật săn bắt mồi, hoặc dùng các đòn thế chiến đấu với các loài thú khác để sinh tồn một cách siêu đẳng mà con người thấy vậy mới bắt chước học theo để tự vệ lấy mình và giúp đời.

H4 min 1 - Nhân năm Thìn nói chuyện: Vũ điệu Long Hổ - Tác giả: Nhà báo Phan Thanh Đà HảiNguyễn Thị Ngọc Trâm giành HCV biểu diễn Long hổ quyền tại Giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023.

Sư Trưởng Sa Long Cương Trương Thanh Đăng cho biết. Long Hổ Hội là cuộc họp mặt luận võ công của các vị anh hùng hào kiệt, để rồi sau đó góp lại những đòn thế hay thành bài quyền có tên là Long Hổ Hội, theo thời gian môn sinh quen gọi là Long Hổ Quyền,

Theo Võ sư Trương Thế Lưu: “Võ cổ truyền Sa Long Cương không có bài võ sơ cấp mà võ sinh mới bắt đầu tập là Bát Bộ Chân Quyền xong đến phần tập bài quyền. Bài nào cũng hay, động tác nào cũng có chỗ sử dụng. Dưới sự hướng dẫn của tôi, tôi chọn bài Long Hổ Hội là bài đầu vì nó ngắn gọn dễ tập mà hữu dụng về nhiều mặt, áp dụng được nhiều bộ tấn”

Lời thiệu:

1 – Đồng nhân bái tổ

2 – Đồng nhân thủ than

3 – Hoành thân trảm xà

4 – Đồng tử hiến quả

5 – Luân thân hồi hậu

6 – Thiềm thừ quá hải

7 – Anh hùng độc lập (trái)

8 – Song yến phi thiên

9 – Anh hùng độc lập (phải)

10 – Song Long quá hải

11 – Hổ lập bình dương

12 – Giao Long ngộ vũ (mặt trái)

13 – Thăng thiên độc cước

14 – Song đao đoạt mệnh

15 – Song Long hí thủy

16 – Bạch Long xuất trảo

17 – Thần thông bửu bối

18 – Lão hầu tọa tĩnh

19 – Đồng nhân phi thân

20 – Hào kiệt phi đao

21 – Trực tiền đản hữu

22 – Bạch viên hiến quả

23 – Hổ lập bình dương

24 – Thần cung xạ hứa điền

25 – Đồng nhân bái tổ.

Trong môn phái Vovinam (Việt Võ Đạo), cũng có bài Long Hổ quyền pháp bao gồm các thế: Long môn ngư vượt thủy, Hổ khẩu viên thượng phi, Long hổ phong vân hội, Hổ long đồng xuất vũ, Hồi đầu long hổ tụ.

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây