Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung

GS.TS LÂM THỊ MỸ DUNG

GS.TS LÂM THỊ MỸ DUNG

  1. Thông tin chung 
  • Năm sinh: 1959.
  • Email: [email protected]
  • Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử.
  • Học hàm: Giáo sư                          Năm phong: 2018.
  • Học vị: Tiến sĩ                                 Năm nhận: 1987.
  • Quá trình đào tạo:

1977-1983: học đại học ở ĐHTH Kl.Okhridxki, Sofia, Bulgaria.

1983-1987: nghiên cứu sinh tại ở ĐHTH Kl.Okhridxki, Sofia, Bulgaria.

  • Trình độ ngoại ngữ:

Tiếng Bun: thành thạo

Tiếng Anh: thành thạo.

Tiếng Nga, tiếng Ρháp: đọc và dịch sách chuyên môn.

  • Hướng nghiên cứu chính: Khảo cổ học Thời đại Kim khí Việt Nam, Khảo cổ học Champa giai đoạn sớm, Phương pháp và Lý thuyết Khảo cổ học, Một số vấn đề về phương pháp và lý thuyết Văn hoá học, Quản lý Nguồn lực Văn hoá, Khoa học Di sản…
  1. Công trình khoa học

Sách

  1. Thời đại đồ đồng, ĐHQG, Hà Nội, 2004.
  2. Cơ sở Văn hoá Việt Nam(đồng tác giả), GD, Hà Nội, 1998 (đến nay tái bản hàng năm).
  3. Gò Mả Vôi – Những phát hiện mới về văn hóa Sa Huỳnh(đồng tác giả), Linden Soft, Verlagsges, mbH, Koln, Cộng hòa Liên bang Đức 2002 (song ngữ Việt Đức).
  4. Cơ sở Khảo cổ học(đồng tác giả), ĐHQG, Hà Nội, 2008.
  5. Bảo tàng Nhân học – Những thành tựu và con đường tương lai(đồng chủ biên), Thế giới, Hà Nội, 2015.
  6. Địa điểm Khảo cổ học Thành Dền – Những giá trị văn hoá lịch sử(chủ biên), ĐHQG, Hà Nội, 2016.
  7. Sa Huỳnh Lâm Ấp Chămpa, Thế kỷ 5TCN đến Thế kỷ 5SCN(Một số vấn đề khảo cổ học), Thế giới, Hà Nội, 2017.
  8. Nghìn năm gốm cổ Champa(đồng tác giả), VHDT, Hà Nội, 2017.

Chương sách

  1. “Sahuynh Culture in Hoi An”, Special Issue Centre for South-East Asian Studies, University of Hull. Netherlands, 1998, tr. 13-25.
  2. “Yếu tố Hán ở miền Trung Việt Nam những thế kỷ trước, sau Công nguyên”, Sách Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995-2000),Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 59-74.
  3. “Kết quả thám sát, khai quật địa điểm Bãi Ông-Hòn Lao-Cù Lao Chàm năm 1999-2000”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học(1995-2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 173-178.
  4. “Khai quật chữa cháy Gò Dừa năm 1999”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, 191-207.
  5. “Kết quả thám sát và khai quật di chỉ Bãi Làng-Cù Lao Chàm (Quảng Nam) năm 1998-1999”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 208-230.
  6. “Di chỉ khảo cổ ở Nam Thổ Sơn (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 238-254.
  7. “Kết quả chương trình hợp tác khảo cổ học giữa Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) năm 1998-2000”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000)”,Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, 255-261.
  8. “Địa điểm khảo cổ ở Cái Vạn, Nhơn Trạch, Đông Nai”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “5 năm nghiên cứu và đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 262-280.
  9. “Về “Tiền Sa Huỳnh” ở Trung Trung bộ Việt Nam”, Kỷ yếu hội nghị khoa học “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, Nxb KHXH, tập I, 2004, 741-770.
  10. “Luyện kim đồng thau sớm ở Đông Nam Á qua những nghiên cứu so sánh”, sách Đông Á Đông Nam Á-Những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb Thế giới, 2004, 291-308.
  11. “Nông nghiệp ở Đông Nam Á thời Tiền, Sơ sử (Tư liệu và vấn đề)”, sách Một chặng đường Nghiên cứu Lịch sử(2001-2006), Nxb Thế giới, 2006, 114-139.
  12. “Central Vietnam during the Period from 500 BCE to CE 500” trong Manguin Y.Ρ và Geogre Wade A.Mani (cb) Early Interactions between South and Southeast Asia: Reflections on Cross – Cultural Exchange, ISEAS Singapore Manohar Publishers & Distribution, 2011, tr. 3-15.
  13. Nouvelles recherches sur la céramique du Champa, Arts du Vietnam Nouvelles Approches, Collection, Collection « Art & Société », Jean-Yves Andrieux et Guillaume Glorieux (chủ biên), Presses Universitaires de Rennes, 2015, 35-45.
  14. “Cultural Acculturations in Early Time (Archaeological Evidences for Early Indian Influences in Vietnam)”, Conference “Early Indian Influences and Trans-cultural Encounters in Maritime Southeast Asia”, SEACOM, Hà Nội, Pre-Islamic and Pre-Colonial Research Result during 2014, Reports in SEACOM Study Series, Bulacan State University, 4, 2014, tr. 45-60.
  15. “Sử dụng phương pháp và lý thuyết của khảo cổ học hiện đại trong nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2009.
  16. “Các di tích khảo cổ học thời Lý Trần khu vực tả và hữu ngạn sông Đuống (Đông Anh, Hà Nội)”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học “Những phát hiện KCH ở ĐA (Hà Nội) và vấn đề quê hương nhà Lý”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009, tr. 121-131.
  17. “Chuyển biến Sa Huỳnh – Champa – Một quan điểm khảo cổ học”, Kỷ yếu hội nghị quốc tế Việt Nam họclần 3, tập 6, Việt Nam Hội nhập và Phát triển, Nxb ĐHQG, 6, 2010, tr. 319-332.
  18. “Đồ gốm những thế kỷ đầu CN ở miền Bắc, miền Trung (Champa), miền Nam (Óc Eo) Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn hóa Óc Eo – Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích”, Long Xuyên, An Giang, 2010, tr. 123-138.
  19. “Tư liệu Thành Dền liên quan đến trồng lúa nước ở Châu thổ Bắc Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển bền vững thỉ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng vì Hoà Bình, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2010, tr. 114-124.
  20. “Biển đảo miền Trung Việt Nam – Một số vấn đề về khảo cổ học” trong Người Việt với Biển, Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 60-74
  21. “Tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học mộ táng trong nghiên cứu trường hợp Miền Trung thời Sơ sử, Di sản Lịch sử và Những hướng tiếp cận mới”, Tủ sách Khoa học Xã hội, Chuyên khảo về Khảo cổ học và Lịch sửdo Viện Harvard Yenching tài trợ, Nxb Thế giới, 2011, tr. 29-87.
  22. “Liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học: Từ lý thuyết đến ứng dụng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr. 231-251.
  23. “Những dấu tích cư trú và mộ táng Đông Sơn ở di chỉ Vườn Chuối”, Kỷ yếu hội thảo k hoa học “Văn hoá Đông Sơn – 90 năm phát hiện và nghiên cứu”,Nxb VHDT, 2014, tr. 206-217.
  24. “Giao lưu văn hoá biển đảo trong lịch sử”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn hoá Biển đảo – Bảo vệ và Phát huy Giá trị, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2015, tr. 85-104.
  25. “Tài nguyên văn hoá – Nguồn tài nguyên không vô tận, không tái tạo (Một vài suy nghĩ về quản lý/phát huy giá trị tài nguyên Champa ở Khánh Hoà)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử-văn hoá phục vụ phát triển du lịch”, Nxb CTQG, 2015, tr. 148-162.

Bài báo

  1. “Vấn đề của văn hoá hậu kỳ đồng thau Raskopanitsa-Asenoves ở miền Nam Bungari (chữ Bun)”, Tạp chí Khảo cổ học(Arkheologia Bulgaria), XXXI, 1, 1989, tr. 1-5.
  2. “Sự phát triển của văn hoá hậu kỳ đồng thau Balei-Orsoi ở miền Tây Bắc Bungari (chữ Bun), Tạp chí Khảo cổ học(Arkheologia Bulgaria), XXXI, số 21, 1989, tr. 20-24.
  3. “Hoabinhian Culture in the Northern part of Central Vietnam” (viết chung với GS. Trần Quốc Vượng), Journal of Southeast Asian ArchaeologyJapan Society for Southeast Asian Archaeology, số 17, 1997, tr. 4-6.
  4. “Đồ gốm trong cuộc khai quật di chỉ Chàm cổ ở Trà Kiệu năm 1990”, Tạp chí Khảo cổ học, 2, 1993, tr. 67-79.
  5. “Các công trình khai thác nước dùng đá xếp ở Quảng Trị”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1991, tr. 19-30.
  6. “Không gian văn hoá Hoà Bình”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1994, tr. 7-13.
  7. “Những di tích và di vật văn hoá Hoà Bình ở Quảng Trị”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1994, tr. 1-15.
  8. “Di chỉ Hậu Xá I và sự giao lưu văn hoá nhiều chiều ở những thế kỷ trước sau công nguyên”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1997, tr. 38-64.
  9. “Những di tích mộ chum Sa Huỳnh và di tích Chăm cổ ở Hội An”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1997, tr. 66-74.
  10. “Vết tích văn hoá cổ ở Bà Rịa-Vũng Tàu”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 10/160, 1994, tr. 23-26.
  11. “Từ nữ học giả M.Colani đến những nhà khảo cổ học ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 11/161, 1994, tr. 35-37.
  12. “Một số vấn đề qua nghiên cứu khảo cổ học Hội An”, Tạp chíVăn hoá Nghệ thuật, 8/170, 1998, tr. 20-23.
  13. “Văn hoá Sa Huỳnh và những phát hiện văn hoá Sa Huỳnh ở Duy Xuyên, Quảng Nam”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 11/185, 1999, tr. 32-36.82.
  14. “Khai quật Gò Dừa năm 1999”, Tạp chí Khảo cổ học, 1, 2001, tr. 68-81.
  15. “Địa điểm Bãi Làng qua tư liệu và kết quả nghiên cứu khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 2001, tr. 46-70.
  16. “Về những hệ thuỷ ở miền Trung Việt Nam”, Tạp chí Khoa họcĐại học Quốc gia Hà Nội, XVIII,số 3, 2002, tr. 20-24.
  17. “Jar burials tradition in Southeast Asia”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, IE, 2002, tr. 44-54.
  18. “Về truyền thống mộ chum”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 2003, tr. 48-70.
  19. “Niên đại ASM của một số địa điểm khảo cổ học Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 2004, tr. 86-91.
  20. “Đồ gốm trong những địa điểm khảo cổ học Chămpa ở miền Trung Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2005, tr. 50-71.
  21. “Khảo cổ học Chămpa thiên niên kỷ I sau Công nguyên – Qua kết quả khai quật từ 1990 trở lại đây”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, XXI, 3&4, 2005, tr. 43-55 & tr. 20-34.
  22. “Cultural Contacts and Acculturations in Proto- historical Time (Sa Huynh Culture) in Central Vietnam”, Journal of Science, Social Sciences & Humanities, VNU, Hanoi, T.1, 3E, 2008, tr. 1-12.
  23. “Terminal Pleistocene human skeleton from Hang Cho cave, Northern Vietnam: implications for the biological affinities of Hoabinhian people”, Anthropological Sciences, The Anthropological Society of Nippon, Published online 21 May 2008 in J-STAGE, 2008.
  24. “Study of Megalith in Vietnam and Southeast Asia”, Social Sciences Information Review, 2,3, 2008, tr. 33-38.
  25. “Sa Huynh Regional and Inter – Regional Interactions in the Thu Bon Valley, Quang Nam Province, Central Vietnam”, Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association, ISSN 015613 Q2, 29, 2009, tr. 68-75.
  26. “Exogenous and Indigenous Elements in the Formation of Early States in Central Vietnam”, Kanazawa Cultural Resource Studies Present State of Cultural Heritages in Asia, Center for Cultural Resources Studies, Kanazawa University, ISSN 2186 053X., 3, 2012, tr. 51-61.
  27. “Kết quả phân tích Thạch học ở Hang Chổ (Hoà Bình)”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 2006, tr. 79-86.
  28. “Gốm Di chỉ Giồng Nổi trong mối quan hệ với phức hợp gốm Sơ sử Nam Trung Bộ”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 2007, tr. 79-86.
  29. “Di chỉ cư trú văn hóa Sa Huỳnh  Thôn Tư”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2007, tr. 72-87.
  30. “Nghiên cứu cự thạch ở Việt Nam và Đông Nam Á”, Tạp chí KHXHcủa Viện KHXH VN – Viện KHXH vùng Nam Bộ, TP.HCM, 114, 2, 2008, tr. 53-59.
  31. “Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá thời Sơ sử (Văn hoá Sa Huỳnh) ở Miền Trung Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, 24,1, 2008, tr. 18-31.
  32. “Cổ Luỹ – Phú Thọ trong bối cảnh khảo cổ học Champa nửa đầu TNK I SCN”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 157, 2009, tr. 45-62.
  33. “Đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu CN từ tiếp cận KCH Kỹ thuật và KCH Xã hội”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2012, tr. 54-68.
  34. “Địa điểm Gò Duối trong phức hợp di tích Hoà Diêm”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 2012, tr. 33-47.
  35. “Đồ vàng cổ ở Việt Nam – Kết quả phân tích đầu tiên về đồ vàng trong Văn hoá Sa Huỳnh”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 2014, tr. 52-63.
  36. “Diện mạo di tích Thành Dền qua nghiên cứu khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 2014, tr. 79-100.
  37. “Chế tác đồ đồng và trồng lúa qua tư liệu Thành Dền”, Thông báo Khoa họcTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, 1,3, 2014, tr. 79-100.
  38. “Miền Trung Việt Nam: Thời kỳ hình thành nhà nước sớm qua nghiên cứu phân bố và tính chất của các địa điểm khảo cổ học”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 1, Hà Nội, 2015, tr. 1-15.
  39. “From the Ground, Up: The Looting of Vườn Chuối within the Vietnamese and Southeast Asian Antiquities Trade”, Public Archaeology, ISSN 175355 Q3, ISSN: 1465-5187 (Print) 1753-5530 (Online), Vol. 14 No. 4, tr. 224–239, tháng 11/ 2016.
  40. “Thành Lồi Thừa Thiên Huế qua những kết quả nghiên cứu mới”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5, 2016, tr. 58-71.

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Những di tích khảo cổ học vùng sinh thái ven biển Đông Nam Bộ(chủ trì), Đề tài NCKH cấp Trường ĐHKHXH&NV, mã số T 98-12, 2000.
  2. Những địa điểm khảo cổ học Chăm cổ ở miền Trung Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia, mã số QX.2001.01, 2003.
  3. Lập dự án xây dựng bảo tàng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài NCKH cấp Trường ĐHKHXH&NV, mã số T.04-31, 2005.
  4. Một số vấn đề về khảo cổ học ven biển miền Trung Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ văn hoá Sa Huỳnh sang văn hoá Champa, Đề tài NCKH đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, mã số QG .03.15, 2005.
  5. The Final Research Results Report “Some Aspects of Vietnamese Bronze Age (the Comparative Studies in East and Southeast Asian Context), International Scholar Exchange Fellowship Program, Seoul Korea, 2002.
  6. Report on the excavation of Hang Cho Cave in 2004 (Hoabinh province, Vietnam), Anthropological and Archaeological Study on the Origin of Neolithic People in Mainland Southeast Asia, Report of Grand-in-Aid for International Scientific Research (2003-2005 No. 15405018), 2006, 14-46.
  7. Đề án Nghiên cứu Khảo cổ học trên địa bàn TP. Hà Nội của Trường ĐHKHXH & NV, Văn phòng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội tài trợ, 2002 đến 2010.
  8. Đồ gốm Champa 10 TK đầu CN từ tiếp cận KCH kỹ thuật, KCH xã hội, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, ĐHQG Hà Nội tài trợ, 2011.
  9. Luyện kim đồng, chế tác đồ đồng và nông nghiệp trồng lúa ở châu thổ Sông Hồng qua nghiên cứu di tích Khảo cổ học Thành Dền (Mê Linh – Hà Nội), Đề tài NCKH ĐHQG nhóm A Mã số: QGTĐ.12.14, 2014.
  10. Sự hình thành, phát triển của một số quốc gia cổ Đông Nam Á và các mối quan hệ khu vực, ĐTNC KH Trọng điểm cấp ĐHQG  do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim chủ trì, mã số: QGTĐ.04.09, 2006.
  11. Đánh giá giá trị lịch sử – văn hóa các di tích thời đại sắt sớm mới phát hiện và nghiên cứu ở Bắc Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2008, Đề tài NCKH cấp Bộ do TS. Bùi Văn Liêm, Viện Khảo cổ học chủ trì, 2011.
  12. Nghiên cứu đánh giá giá trị các di tích khảo cổ học thời đại đồng thau Bắc Việt Nam mới phát hiện và nghiên cứu từ 1998-2008, Đề tài NCKH cấp Bộ do TS. Nguyễn Giang Hải, Viện Khảo cổ học chủ trì,  2011.
  13. Một số vấn đề xã hội Chămpa qua nghiên cứu khảo cổ học, Mã số IV.1.2-2012.18, NAFOSTED, 2017.

Luyện kim đồng ở Đông Nam Á qua những nghiên cứu so sánh- GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung

1.Luyện kim đồng thau ở Việt Nam.

I.1. Chứng tích luyện kim đồng thau sớm (giai đoạn I- giai đoạn phôi thai 4000-3500 cách ngày nay):

Tại 13 địa điểm thuộc giai đoạn kết thúc của văn hoá Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay) đã tìm thấy những vết tích của luyện kim đồng thau sớm như xỉ đồng, rỉ đồng, bụi đồng, cục đồng nhỏ, dây đồng . Những di vết này có thành phần hợp kim đồng-thiếc (Phan Văn Thích và Hà Văn Tấn 1970). Đặc biệt, tại cuộc khai quật di chỉ Chùa Gio, Hà Tây (địa điểm Phùng Nguyên muộn) năm 2001 những người khai quật đã phát hiện 01 mảnh khuôn đúc đồng bằng đất nung (Nguyễn Chiều 2001-Tư liệu tại Bảo tàng Hà Tây). Mới đây trong tầng văn hóa dưới thuộc giai đoạn Phùng Nguyên muộn của địa điểm Đồi Đòng Dâu, Ba Vì một số vết tích liên quan đến đúc đồng như xỉ, rỉ, mảnh đồng cũng đã được phát hiện.

Giai đoạn này dù chưa tìm được những công cụ đồng thau định hình (ngoại trừ mảnh dùi và vòng tay ở Hoa Lộc, Thanh Hoá, song những di vết như rỉ, xỉ, bụi đồng…là bằng chứng chắc chắn về những hoạt động luyện kim bản địa.

Địa điểm di chỉ-xưởng Bãi Tự, Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Đã phát hiện 01 mảnh vòng tay hay dây đồng. Đây là loại hợp kim đồng-chì (Diệp Đình Hoa 1978:13).

Địa điểm Gò Bông, Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ: Trong những đợt khai quật năm 1965, 1967… 2010 đã tìm thấy những cục đồng nhỏ, rỉ, xỉ đồng ở các độ sâu khác nhau. Tại độ sâu 1,30m (tầng văn hoá của di chỉ Gò Bông dày 1,60m) vẫn còn tìm thấy vết tích rỉ đồng. Những phân tích quang phổ của cục đồng cho thấy đây là hợp kim đồng thau-thiếc và vết bạc. Theo các nhà nghiên cứu đây đã là hợp kim đồng thau thực sự chứ không phải đồng đỏ.

a - Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung
Xỉ đồng trong hố khai quật Gò Bông 2010 (Nguồn ảnh Bộ môn Khảo cổ học, Trường ĐHKHXHNV, Hà Nội)

Địa điểm di chỉ-xưởng Tràng Kênh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng: Những niên đại C14 ở đây nằm trong khung thời gian 1697-1514 BC. Gốm mang nhiều nét tương đồng với gốm Phùng Nguyên muộn. Theo báo cáo tại đây đã tìm thấy một vài mảnh đồng nhỏ.

Địa điểm Gò Dạ, Phong Châu, tỉnh Phú Thọ: Trong tầng văn hoá dày 1,2m đã tìm thấy một số mảnh đồng và rỉ đồng.

Địa điểm Gò Đồng Sấu, Phong Châu, tỉnh Phú Thọ: Trong tầng văn hoá đã tìm thấy một số mảnh đồng nhỏ.

Địa điểm Đồng Đậu, Yên Lạc, tỉnh Phú Thọ: Trong lớp giữa hai giai đoạn Phùng Nguyên và Đồng Đậu đã tìm thấy rỉ đồng và cục đồng nhỏ.

Địa điểm Đồng Vông, Đông Anh, Hà Nội: Trong tầng văn hoá dày 1,5m, những người khai quật đợt năm 1969 thông báo đã tìm thấy một số cục đồng nhỏ và rỉ đồng.

Địa điểm Chùa Gio, Hoài Đức, tỉnh Hà Tây: Trong cuộc khai quật tháng 12 năm 2001 đã phát hiện 01 mảnh khuôn đúc đất nung tại lớp 9 (tài liệu chưa công bố ở bảo tàng Hà Tây). Theo Nguyễn Chiều- người chủ trì cuộc khai quật này, Chùa Gio có niên đại Phùng Nguyên muộn và ở lớp trên cùng đã xuất hiện gốm Đồng Đậu.

Bảng 1Những địa điểm tìm thấy dấu vết luyện kim đồng thau giai đoạn phôi thai (4000-3500 cách ngày nay).

Địa điểm

Hiện vật

Bắc Bộ Miền Nam Việt Nam
Lưu vực S. Hồng Lưu vực S. Mã Lưu vực S. Cả
Bãi Tự Dây

đồng

Cồn Chân Tiên Xỉ đồng Cồn Nền*

(?)

Mảnh đồng,

khuôn đúc

Đồi Trảng Quân (?)** Khuôn đúc đá cát
Gò Bông Cục đồng, xỉ, bụi đồng Hoa Lộc Mảnh dùi, vòng đồng Núi Gốm (?)*** ?
Tràng Kênh Mảnh
Gò Đồng Sấu Mảnh Hàng Gòn**** Khuôn đúc đá
Đồng Đậu Cục đồng, xỉ đồng
Gò Dạ Mảnh, xỉ đồng
Đồng Vông Cục đồng, bụi đồng
Chùa Gio Mảnh khuôn đất nung
Đồi Đồng Dâu Cục đồng, xỉ đồng

*Địa điểm Cồn Nền, tỉnh Quảng Bình. Địa điểm này có 01 niên đại C14 3590+/-80BP (Bln 2864). Theo báo cáo, tại địa điểm này tìm thấy mảnh đồng và khuôn đúc đồng (Phạm Thị Ninh 1997:11, Hà Văn Tấn –chủ biên 1999:199). Tuy vậy mối quan hệ giữa mảnh đồng và địa tầng di tích không rõ ràng. Một mảnh (ký hiệu 85 CN H2L1 09:222) là mảnh vỡ mỏng có lẽ là của đồ đựng thuộc sơ kỳ sắt, mảnh khác (85 CN H2 L4:223) được thông báo tìm thấy trong khi chỉnh lý mảnh gốm của lớp 4 (sâu 1,40-1,50m).

**Địa điểm Đồi Trảng Quân, tỉnh Đồng Nai có sưu tập hiện vật đá và gốm giống với sưu tập của các địa điểm Cầu Sắt, Suối Linh, cả hai địa điểm này đều thuộc giai đoạn sớm củaTruyền thống Văn hoá Đồng Nai từ 4000 năm đến 3500 năm cách ngày nay. Trong khi khảo sát di tích, chúng tôi đã phát hiện một số khuôn đúc đồng bằng sa thạch, 01 trong số đó đang chế tác dở.

***Địa điểm Núi Gốm, tỉnh Đồng Nai có niên đại C14 3950+/-250 BP.

****Địa điểm Hàng Gòn, tỉnh Đồng Nai có niên đại C14 2110+/-250 BC. Tuy vậy xung quanh niên đại này còn nhiều ý kiến khác nhau.

Như vậy, cho tới nay, chúng ta có thể thấy những bằng chứng ít ỏi về sự xuất hiện sớm của luyện kim đồng tại một số khu vực ở Việt Nam. Phần lớn chứng cứ tập trung ở lưu vực sông Hồng, song qua các địa điểm có thể nhận rõ đã có nhiều trung tâm của truyền thống chế tác đồ đồng ngay cả ở giai đoạn phôi thai này. Việc phát hiện những di vết kim loại này đặt ra nhiều vấn đề: 1Luyện kim đồng thau Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?2Sự xuất hiện của những hiện vật đồng thau đầu tiên có thể coi là khởi đầu của thời đại đồng thau thực sự không? và 3Vai trò, tác động của đồng thau trong đời sống kinh tế-xã hội

I.2. Giai đoạn phát triển (giai đoạn II từ 3500-2700 năm cách ngày nay):

I.2.1. Châu thổ sông Hồng:

I.2.1.1. Văn hoá Đồng Đậu :

Địa điểm Vườn Chuối, Hoài Đức, tỉnh Hà Tây: Trên một diện tích khai quật rộng 100m2 đã phát hiện 08 hiện vật đồng thau, bao gồm lưỡi câu, dây đồng và những mảnh công cụ.

Địa điểm Đồng Lâm, Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang: Cuộc khai quật năm 1968 với tổng diện tích 80m2 đã phát hiện được 36 hiện vật đồng, chiếm 19,9% tổng số hiện vật của cuộc khai quật. Đồ đồng bao gồm mũi giáo, lưỡi câu, dây đồng, dùi, mũi tên… và mảnh khuôn đúc.

Địa điểm Đồng Dền, Chương Mỹ, Hà Tây: Tổng diện tích đã khai quật là 400m2, di tích có một tầng văn hoá thuộc giai đoạn Đồng Đậu. 45 hiện vật đồng đã được tìm thấy bao gồm rìu có họng tra cán lưỡi xoè cân, mũi nhọn, lao, mũi qua, dùi, mũi tên, búa, dũa, dao, dao khắc….

Di chỉ-xưởng Thành Dền, Mê Linh, Vĩnh Phúc: Tổng diện tích khai quật 145,5m2, có một tầng văn hoá thuộc giai đoạn Đồng Đậu. Tại địa điểm này đã tìm thấy những chứng cứ chắc chắn của những hoạt động luyện kim đồng giai đoạn từ 3500 đến 3000 năm cách ngày nay. Vết tích của 04 là nấu đồng đã được phát hiện, bên cạnh đó là 20 mảnh muôi nấu, 146 nơi có chứa xỉ đồng, 868 mảnh, mẩu xỉ và rỉ đồng (trong đó của cuộc khai quật năm 1996 là 684 mảnh với trọng lượng 2,7kg). Một số lượng lớn hiện vật đồng cũng đã được khai quật lên. Cuộc khai quật năm 1983-1984 trong diện tích 100m2 đã tìm được 108 hiện vật đồng gồm rìu, mũi tên, mũi nhọn, thìa, lưỡi câu, mảnh đồng, dây đồng, cục đồng… Trong các cuộc khai quật lần I và II cuãng đã tìm thấy 44 mảnh khuôn đúc đá, 02 mảnh khuôn đất nung. Theo báo cáo của những người khai quật hiện vật đồng chiếm tỉ lệ 26,3% trong tổng số hiện vật. Cuộc khai quật phối hợp Việt –Mỹ năm 1996 cho thấy xu hướng tăng dần của hiện vật đồng từ dưới lên trên. Từ độ sâu 1.10m đến 0.60m hiện vật đồng là 37,5% và từ 0,60m trở lên là 62,5%.

Địa điểm Đồng Đậu, Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: địa điểm này đã trải qua nhiều đợt khai quật với tổng diện tích 677m2. Tầng văn hoá dày từ 2.60 đến 3.20m thuộc ba giai đoạn văn hoá phát triển liên tục Phùng Nguyên-Đồng Đậu-Gò Mun.

Tại độ sâu 2,20m, đã phát hiện mảnh xỉ đồng bám trong mảnh gốm kiểu Gò Bông .

Trong tầng văn hoá II (tầng văn hoá Đồng Đậu), đã phát hiện mảnh đồng, khuôn đúc và muôi nấu đồng…

Đây là những minh chứng cụ thể và rõ ràng về kỹ nghệ luyện kim đồng thau phát triển tại chỗ trong giai đoạn II ở miền bắc Việt Nam. Ngay trong giai đoạn đầu của văn hoá Đồng Đậu bên cạnh xỉ, rỉ đồng luôn luôn phát hiện thấy những công cụ bằng đồng được chế tác bằng kỹ thuật phát triển đặc biệt là đúc họng rỗng trong những khuôn hai hay nhiều mang. Những người nghiên cứu cho rằng đã hình thành một số trung tâm đúc đồng, song trên đại thể, nghề đúc đồng thường có quy mô nhỏ và là một trong vô số những nghề thủ công của cư dân trong làng. Cho tới nay ít nhất trên 06 địa điểm văn hoá Đồng Đậu chứa những chứng cứ về đúc đồng tại chỗ. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng sự phát triển của luyện kim đồng là do những nhu cầu nội tại, những nhu cầu này sẽ trở nên phức tạp hơn, mạnh mẽ hơn ở những giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn kế tiếp.

Những phân tích thành phần hợp kim của 22 hiện vật đồng của văn hoá Đồng Đậu (Trịnh Sinh 1990:49-59) cho thấy chúng có thành phần tương tự với những hiện vật đồng cùng thời ở đông bắc Thái Lan mà trong đó chì không được sử dụng (Higham 1996: 96-97. Tuy vậy, thiếc chiếm tỷ lệ rất cao từ 6,8% đến 28%, tỷ lệ trung bình là 11%. Thành phần hợp kim đồng thau này dùng để đúc rìu, mũi giáo, mũi nhọn, lưỡi câu và vòng tay, nhưng có 03 mũi tên được đúc từ hợp kim đồng thau có chứa bạc, antimon từ 2,9 đến 6,5% và không có thiếc.

b - Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung
Dấu vết lò đúc đồng văn hoá Đồng Đậu ở Vườn Chuối
c - Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung
Dấu vết lò đúc đồng và dao đồng văn hoá Đồng Đậu ở Vườn Chuối (Nguồn ảnh của tác giả).

I.2.1.2. Văn hoá Gò Mun:

Văn hoá Gò Mun chứng kiến một bước phát triển mới trong nghề đúc đồng. Về hình loại, bên cạnh những kiểu công cụ vũ khí kế thừa từ giai đoạn Đồng Đậu, nhiều loại hình mới đã xuất hiện như liềm, lao có lưỡi hình lá, rìu lưỡi xéo (loại sẽ rất phổ biến trong văn hoá Đông Sơn), đồ trang sức- vòng tay, nhẫn, khuyên tai, trâm và tượng người… Mặc dù đồ đá còn khá phổ biến song trong giai đoạn Gò Mun có sự vượt bậc về cả chất và lượng của đồ đồng với trên 20 loại, kiểu khác nhau từ đồ trang sức đến công cụ, đồ nghi lễ và vũ khí. Nét nổi bật nhất chính là việc sử dụng đồng thau trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Thành phần hợp kim đồng thau của đồ đồng Gò Mun tương tự như Đồng Đậu. Những phân tích quan phổ 05 hiện vật đông Gò Mun cho thấy hợp kim đồng-thiếc được dùng để đúc rìu và giáo, trong khi 01 mũi tên lại không chứa thiếc song có tới 2,15 antimon.

I.2.2. Lưu vực sông Mã:

Địa điểm Đồng Ngầm, Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Tại lớp đáy độ sâu 1.7 đến 1.9m đã phát hiện 01 mảnh đồng, có lẽ là mảnh vỡ công cụ. Địa điểm này có 01 niên đại C14 3110+/-60BP.

Số lượng đồ đồng tăng nhanh ở giai đoạn sau- giai đoạn Quỳ Chử được coi là đồng đại với văn hoá Gò Mun phía bắc. đồ đồng đa dạng gồm mũi tên, lưỡi câu, rìu, giáo, dao và kéo… được tìm thấy cùng với muôi nấu đồng.

I.2.3. Lưu vực sông Cả:

Địa điểm Rú Trăn cung cấp một sưu tập hiện vật đồng và muôi nấu đồng. Rú Trăn thuộc giai đoạn Tiền Đông Sơn và có nhiều tương đồng với văn hoá Gò Mun phía bắc.

2.2.4. Miền Trung Việt Nam:

Tại khu vực miền Trung Việt Nam, chứng cứ về nghề đúc đồng sớm hay sử dụng đồng sớm rất ít ỏi và còn quá nhiều mâu thuẫn. Theo ý kiến của chúng tôi, đồng thau xuất hiện ở miền Trung Việt Nam khá muộn khoảng thế kỷ 6-5 trước công nguyên do áp lực và ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn. Tuy vậy, một vài mảnh khuôn đúc sa thạch tìm thấy ngẫu nhiên ở Khánh Hoà, Ninh Thuận… và 01 mảnh tìm thấy ở di chỉ Bích Đầm, Nha Trang mặt khác chứng tỏ mối quan hệ mạnh mẽ với truyền thống đúc đồng phía nam.

I.2.5. Truyền thống văn hoá Đồng Nai:

Hiện vật đồng đã được tìm thấy trong các địa điểm thuộc giai đoạn II và III của truyền thống văn hoá Đồng Nai. Trong giai đoạn II-giai đoạn Bến Đò cùng với hiện vật đồng đã tìm thấy khuôn đúc sa thạch và muôi nấu đồng.

Những chứng cứ về một kỹ nghệ đồng thau phát triển phức tạp hơn xuất hiện trong giai đoạn sau- giai đoạn Dốc Chùa. Thời kỳ này đã hình thành những di chỉ-xưởng như Dốc Chùa, Bưng Bạc, Bưng Thơm… Theo một số nhà nghiên cứu, Bưng Bạc là nơi chuyên chế tác khuôn đúc bằng sa thạch, tại đây đã tìm thấy nhiều khuôn đúc hoàn chỉnh song không có dấu vết sử dụng, phía bên trong không có xỉ bám và không thấy tác động của nhiệt.

Khuôn đúc bằng sa thạch phát hiện được trong các cuộc khai quật Cái Vạn, Bưng Thơm, Bưng Bạc (38 cái), Dốc Chùa (73 cái), Hàng Gòn, Cù Lao Rùa… là khuôn hai mang. Tại Dốc Chùa và Bưng Bạc có thể quan sát quy trình chế tác khuôn đúc từ đầu đến khi kết thúc.

Những khuôn đúc tìm thấy ở Gò Cao Su được coi là hiếm ở phía nam do chúng được làm bằng đất nung. Đây chủ yếu là khuôn đúc rìu lưỡi xoè rộng, loại rìu phổ biến ở miền Nam Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan. Việc xuất hiện khuôn đất nung được giải thích bằng lý do khan hiếm nguyên liệu đá (Bùi Phát Diệm và tập thể 1997:75). Cuộc khai quật địa điểm Gò Cao Su năm 1994-1995 đã phát hiện 22 mảnh khuôn đất nung bên cạnh muôi nấu đồng. Một số khuôn để đúc rìu lưỡi xoè rộng giống rìu Dốc Chùa. Những khuôn đúc này thuộc giai đoạn sắt sớm. Theo các nhà khai quật, sự xuất hiện của khuôn đất nung đánh dấu sự thay đổi về kỹ thuật.

Không phải chỉ có những khuôn đất nung ở Gò Cao Su, tại địa điểm Cái Vạn khi khai quật năm 1996, chúng tôi đã tìm thấy ở hố I lớp 0,40cm một giáo đồng còn nằm ngay trong khối đất nung kiểu khuôn. Như vậy cả ở phía bắc và phía nam, từ giai đoạn hậu kỳ đồng đến sơ kỳ sắt đã có những thay đổi lớn trong kỹ nghệ đúc đồng không những chỉ là thành phần hợp kim mà còn cả về kỹ thuật.

Thành phần hợp kim: Giáo và rìu tìm thấy ở Cái Vạn có thành phần Cu-Pb-Sn và Cu-Sn-Pb.

Một số hiện vật của Dốc Chùa và một vài địa điểm khác cho thấy một thành phần hợp kim mà trong đó chì đóng vai trò quan trọng chứ không phải là thiếc. Những hiện vật đồng thau ở Dốc Chùa có thành phần hợp kim đồng- thiếc- chì đã thuộc về giai đoạn sơ kỳ sắt (Hà Văn Tấn-chủ biên 1999: 378).

Theo Nguyễn Giang Hải, lưu vực sông Đồng Nai là một bộ phận hay mắt xích trong chuỗi tiến trình luyện kim ở Đông Nam Á giai đoạn sớm có quan hệ mật thiết với kỹ nghệ đồng thau ở khu vực Đông Bắc và Vân Nam- Lào-Đông Bắc Thái Lan- Cămpuchia.

I.3. Giai đoạn cực thịnh (giai đoạn III từ 2700 năm trước công nguyên đến đầu công nguyên) thuộc sơ kỳ thời đại sắt mà điển hình là kỹ nghệ đúc đồng của văn hoá Đông Sơn. Trong thời đại Đông Sơn có một bước nhảy vọt về chất và lượng của nghề đúc đồng. Có thể nói thời Đông Sơn là giai đoạn chín muồi trong nghệ thuật đúc đồng Việt cổ.

d - Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung
Rìu đồng trong mộ Đông Sơn ở Vườn Chuối
e - Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung
Dấu tích lò nấu đồng ở Vườn Chuối

Hiện vật đồng rất đa dạng về chủng loại và chức năng. Ít nhất ta có thể xác định được 56 kiểu thuộc năm chủng loại: a. Công cụ (chủ yếu là nông cụ); b. Trang sức, trang trí; c. Đồ nghi lễ; d. Nhạc cụ; e. Vũ khí ( chiếm tỉ lệ rất cao trong sưu tập đồng Đông Sơn). Phần lớn là loại hình bản địa, song cũng gặp một bộ phận đồ đồng giống với Nam Trung Hoa.

Những người thợ đúc đồng Đông Sơn một mặt thừa hưởng những kỹ thuật thời Tiền Đông Sơn, mặt khác đã sáng tạo nhiều phương pháp mới. Nồi nấu đồng tìm thấy ở Làng Cả có thể chứa một lúc 12 kg đồng nóng chảy. Công nghệ đúc trống, đúc thạp cho thấy trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, rất phức tạp. Thời kỳ này chắc chắn đã hình thành đội ngũ thợ chuyên nghiệp và những trung tâm đúc đồng lớn. Sự lớn mạnh vượt bậc của nghề luyện kim đồng là do sự thúc đẩy mang tính nhà nước, quốc gia.

Theo von Dewall (1979), những lưỡi qua, rìu, dáo… ở Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam cho thấy những khác biệt mang tính địa phương giữa hai trung tâm luyện kim giai đoạn hậu kỳ đồng thau, sơ ký sắt sớm Bắc Việt Nam và Vân Nam.

Hợp kim đồng thau rất ổn định, đó là hợp kim đồng-thiếc-chì. Theo các nhà nghiên cứu trong kỹ thuật luyện kim cổ có hai giai đoạn. Giai đoạn I (bao gồm giai đoạn phôi thai và phát triển) là hợp kim đồng – axenic (CuAs) hay đồng – thiếc (CuSn). Giai đoạn II (giai đoạn cực thịnh, chín muồi) là hợp kim đồng-thiếc-chì (CuSnPb). Trong giai đoạn này tỷ lệ giữa các thành phần hợp kim còn tuỳ thuộc vào hình dáng và chức năng của vật đúc. Ví dụ những hiện vật giáo và rìu đồng ở Châu Can cho thấy tỷ lệ rất cao của chì trong vũ khí (Diệp Đình Hoa 1978).

1.Luyện kim đồng thau ở Thái Lan:

Khi nghiên cứu nghề luyện kim cổ của Thái Lan cần lưu ý bốn đặc điểm sau:

1.Tất cả những tài liệu khảo cổ học đều phát hiện trong các khu mộ táng.

2.So sánh với Việt Nam. Thái Lan cho tới nay chưa thấy chứng cứ về một giai đoạn phôi thai của luyện kim. Những tư liệu sớm nhất đều đã là những hiện vật hoàn chỉnh, những công cụ định hình.

3.Những hiện vật sớm nhất cũng đã được làm từ hợp kim đồng thau chứ không phải từ đồng đỏ.

4.Trong tất cả các nước ở Đông Nam Á, mới chỉ có Thái Lan là nơi phát hiện được những vết tích của hoạt động khai khoáng đồng có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay (ảnh 1,2).

Chung quanh vấn đề nguồn gốc và niên đại của luyện kim đồng ở Thái Lan (cũng như ở Đông Nam Á) còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó nổi bật là hai ý hay nhóm ý kiến trái ngược nhau và mỗi nhóm đều có một vài chứng cứ nhất định.

Nhóm ý kiến thứ nhất: Dựa vào hai niên đại C14 của địa điểm Non Nok Tha, Đông Bắc Thái Lan, Soilhem đã xác định đồ đồng xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ ba trước công nguyên. Vài năm sau niên đại này được tính cụ thể là 3500 năm trước công nguyên.

Khi khai quật địa điểm di chỉ-mộ táng Bản Chiềng năm 1974-1975 Gorman đã cho rằng đồ đồng xuất hiện vào năm 3600 trước công nguyên và đồ sắt vào khoảng năm 1500 trước công nguyên.

Trong khi khẳng định niên đại xuất hiện rất sớm của kim loại ở Thái Lan, Bayard nhấn mạnh (Bayard là người chủ trì khai quật Non Nok Tha) kỹ nghệ luyện kim ở Non Nok Tha không giống với Trung Hoa (Trích theo Ping-Ting Ho 1975:378). Mặt khác, kỹ nghệ này ở Non Nok Tha hoàn toàn không có mối quan hệ nào với nền văn minh sông Ấn mà điển hình là sự thiếu vắng của những vật đúc từ khuôn phẳng, hay bất cứ dấu hiệu nào của chuôi tra cán… Nói một cách đơn giản ở Đông Nam Á đã hình thành những phát minh độc lập về kỹ thuật luyện kim dựa trên việc sử dụng khuôn hai mang và cách đúc họng rỗng tra cán mà không có bất kỳ tác động nào từ Trung Hoa, Ấn Độ và sớm hơn cả hai nơi này. (Bayard 1970:139 trích theo Ping-Ting Ho 1975).

Như vậy, các ý kiến trên cho thấy Đông Bắc Thái Lan cung cấp những bằng chứng về kỹ nghệ luyện kim đồng đỏ và đồng thau rất sớm. Đồng thau theo ý kiến này xuất hiện vào khoảng 2000 năm trứơc công nguyên và Đông Bắc Thái Lan được coi là một trong những trung tâm luyện kim đồng thau sớm nhất thế giới. Tuy vậy, như đã nói ở trên, niên đại của Non Nok Tha và Bản Chiềng vẫn gây nhiều nghi ngờ và ý kiến tranh cãi xung quanh độ chính xác của chúng. Cả Non Nok Tha và Bản Chiềng đều không thể đựơc coi là cơ sở khẳng định một niên đại sớm đến kỳ lạ như thế của luyện kim Đông Nam Á.

Nhóm ý kiến thứ hai:

Quan điểm về niên đại khởi đầu của luyện kim Đông Nam Á vào đầu hay giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên gây nhiều cách phản ứng khác nhau giữa các nhà khoa học. Từ dè dặt xem xét (Chang 1986: 413) đến bác bỏ hoàn toàn (Hà Văn Tấn; Higham 1996, Eiji Nitta 2002…) hay chấp nhận với một chút xem xét lại (Ping-Ti Ho 1975…).

Theo Higham và một số nhà nghiên cứu, những niên đại sớm này cần được kiểm tra lại do hai lý do: 1. Vì đa phần thông tin được thu thập từ các khu mộ táng; 2. Những dữ liệu khảo cổ học mới nhất của các địa điểm khảo cổ học cùng thời gian với những địa điểm mộ táng nói trên ở Bắc Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan không phù hợp với những niên đại sớm như thế. Đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh niên đại của Non Nok Tha và Bản Chiềng của các nhà khảo cổ học như White 1982, 1986; Bayard và Charoenwongsa 1983; Higham 1983, 1996; Loos-Wissowa 1983, Solheim 1983; Bayars 1979, 1996 (theo Higham 1996). Vấn đề cơ bản là mối quan hệ của mẫu than xác định niên đại và địa tầng di tích. Theo nhiều nhà nghiên cứu, niên đại của mẫu than trong mộ táng không nhất thiết phải là niên đại của mộ đó, vì than này có thể có từ trước và bị rơi vào khi đào mộ. Do đó, niên đại kiểu này thường rất trái ngược nhau (Higham 1996: 245-246).

Những niên đại các bon phóng xạ của Ban Na Di, một địa điểm khá gần Bản Chiềng về phía nam với sưu tập hiện vật gần gũi với Bản Chiềng lại cho một khung niên đại muộn hơn rất nhiều. Những mẫu than này được lấy chính xác tại chỗ (in situ) theo báo cáo của những người khai quật.

Higham cho rằng chuỗi niên đại AMS mới xác định của địa điểm Non Nok Tha hầu như phù hợp với những niên đại của kỹ nghệ luyện kim đồng thau phát triển suốt từ miền Trung Thái Lan đến bờ biển Lĩnh Nam. Đó là khung thời gian từ 1500 đến 1000 năm trước công nguyên. Tức cũng là giai đoạn phát triển của nghề đúc đồng ở Bắc Bộ với những bằng chứng cụ thể ở các địa điểm Thành Dền và Đồng Đậu.

III. Nguồn gốc của luyện kim đồng ở Đông Nam Á Lục địa:

Từ những tư liệu kể trên, chúng ta thấy tồn tại ít nhất hai nhóm quan điểm liên quan đến nguồn gốc và niên đại xuất hiện của luyện kim đồng thau ở Đông Nam á.

Quan điểm thứ nhất là quan điểm về sự xuất hiện sớm và độc lập của đúc đồng ở Đông Nam Á. Do những bất hợp lý trong chuỗi niên đại các bon phóng xạ, quan điểm này xem ra có nhiều nhược điểm. Tuy vậy, theo chúng tôi, không phải chỉ một địa điểm mà có tới ba đến bốn địa điểm cho niên đại sớm- Non Nok Tha, Ban Chiềng, Hàng Gòn… Vì vậy chúng ta chưa thể loại trừ hoàn toàn niên đại sớm này. Thêm vào đó, Đông Nam Á là nơi có nhiều quặng đồng và thiếc và truyền thống đúc thỏi đồng nguyên liệu để trao đổi từ rất sớm 3000 năm cách ngày nay cũng ủng hộ cho quan điểm này. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng có nhiều trung tâm luyện kim đồng hình thành đồng thời ở Cựu thế giới (Ping-Ti Ho 1975: 378).

Quan điểm thứ hai cho rằng kỹ thuật được đến từ phía bắc trong quá trình trao đổi buôn bán. Theo Higham ý tưởng về đúc đồng và hợp kim đồng thiếc có nguồn gốc thông qua buôn bán với Trung Hoa. Chứng cứ là những Nha chương của Trung Hoa tại Phùng Nguyên, Xóm Rền… (Higham 2001). Higham cũng cho rằng luyện kim đồng bắt đầu khoảng 1500 trước công nguyên.

Hàng loạt những niên đại các bon phóng xạ cũng ủng hộ niên đại khá sớm sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng trong khu vực. Trong bài nghiên cứu của Bayard (Bayard 1979:30) ta thấy rất rõ tỷ lệ giữa các khả năng sớm muộn. Cụ thể: về thời hạn trước 1000 năm trứơc công nguyên có 21 niên đại ủng hộ; sau 1000 năm trước công nguyên có 7 niên đại…

1.Nghề luyện kim đồng ở Trung Hoa

Quan điểm thứ hai này bản thân nó lại đặt ra câu hỏi từ khu vực nào của Trung Hoa những tri thức luyện kim đồng đưa vào Việt Nam và từ khi nào? Cho tới nay, chứng cứ về quan hệ giữa Trung nguyên-Trung Hoa và Đông Nam Á mới chỉ là những chiếc Nha chương. Hơn nữa luyện kim đồng ở miền Nam Trung Hoa ( Vân Nam, Lĩnh Nam…) cũng bắt đầu đồng thời hay thậm chí muộn hơn một chút so với Bắc Bộ. Những chứng cứ về xuất hiện đúc đồng ở lưu vực Sichuan, Sanxia, Hồ Poyang, thung lũng sông Gan… đều nằm trong trong thời Thương (1600-1046 trước công nguyên) (Li Boqian 2000: 160-161), trong khi ở ít nhất 12 địa điểm của văn hoá Phùng Nguyên miền bắc Việt Nam (2000-1500 trước công nguyên) đã có những dữ liệu chắc chắn về đúc đồng và sử dụng đồng. Tại địa điểm Hải Môn Khẩu (Jianchuan, miền Bắc Vân Nam), với niên đại C14 3.115+/-90BP đã tìm thấy 14 hiện vật đồng như rìu, búa, dao, dùi, lưỡi câu (Chang 1986: 427) và không có bất cứ dấu hiệu nào về ảnh hưởng của đồ đồng nhà Thương trong nhóm đó. Theo Bayard, điều này có thể đựơc lý giải bằng a. Kim loại không phải được nhập trực tiếp vào khu vực này từ Trung Nguyên; b. tại ít nhất một khu vực trên lãnh thổ Trung Hoa những văn hoá dạng Long Sơn bảo lưu lâu dài sự hiện diện của mình (Bayard 1979:30). Không một hiện vật đồng nào đựơc tìm thấy trong văn hoá Huangtulun lưu vực sông Min tỉnh Phúc Kiến. Ở Dongzhang, Fuqing, nơi có niên đại muộn hơn văn hoá Huangtulun đã tìm thấy một mảnh đồng có hoa văn. Điều đó cho thấy ở vùng này việc sản xuất đồng không thể sớm hơn giai đoạn Tây Chu. Tại Fubin ở Hạt Rao miền Đông tỉnh Quảng Đông đã tìm thấy một cái Ge đồng trong mộ có niên đại thuộc về giai đoạn hai hay ba của văn hoá Wucheng, tức là cũng không thể sớm hơn thời Thương. Những tài liệu khảo cổ học hiện nay cho thấy cho tới giai đoạn trung kỳ hay hậu kỳ của thời Tây Chu, hiện vật đồng tìm thấy rải rác ở miền Trung và miền Tây Quảng Đông, miền Đông Quảng Tây (Linduff và tập thể 2000: 166-167). Mặt khác, những địa điểm nơi có hiện vật đồng nằm trong khung thời gian từ 3000 đến 1500 năm trước công nguyên tập trung ở miền bắc, đông bắc và tây bắc Trung Hoa (bản đồ 1,2). Như vậy, có thể thấy rằng đồ đồng miền Bắc Việt Nam muộn hơn đồ đồng bắc Trung Hoa song sớm hơn đồ đồng tây nam Trung Hoa và tương đương với đồ đồng đông nam Trung Hoa.

Khi tìm hiểu về nguồn gốc đúc đồng Đông Nam Á, cần lưu ý những quan điểm về nguồn gốc đúc đồng Trung Hoa, đặc biệt quan điểm về nguồn gốc bản địa và đa trung tâm của luyện kim trên lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn của những nhà khảo cổ học có uy tín như An Zhimin, Li Boqian….

Theo học giả Ko Tsun (K.Linduff 200:ĩ-x) việc sử dụng đồng ở Trung Hoa cổ đại có thể được chia thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn I: Từ thế kỷ 28 đến thế kỷ 21 trước công nguyên: Bước khởi đầu trong kỹ nghệ luyện kim. Phần lớn là những hiện vật nhỏ làm bằng hợp kim đồng thiếc, đồng axenic trong những khu vực hạn chế, nơi có quặng đồng hay dọc theo dải quặng đồng (copper belts). Một số hiện vật làm bằng đồng thau (brass).

Giai đoạn II: Từ cuối thiên niên kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ 11-9 trước công nguyên: Đồng được sử dụng vào mục đích thiêng, đồng thau (brass) sử dụng rộng rãi. Giai đoạn này hiện vật đồng chủ yếu là những đồ đựng dùng trong nghi lễ dâng cúng thần linh, tổ tiên, hoàng đế, vua chúa.

Giai đoạn III: Từ thế kỷ 11 và chủ yếu từ thế kỷ 9 trước công nguyên trở đi: Đồng đựoc sử dụng một cách phổ biến hơn. Đồ đồng phục vụ cho tầng lớp quý tộc và giàu có như tiền đồng, vũ khí cá nhân và kỷ niệm chương cho những sự kiện lớn. Đúc tiền đồng năm 524 trước công nguyên đựoc coi là sự đánh dấu của kinh tế trao đổi và buổi bình minh của kinh tế thị trường. Sau thế kỷ 6,5 trước công nguyên với sự phát minh của luyện kim sắt và sự phổ biến của đúc sắt, sắt trở thành kim loại được sử dụng phổ biến, dân số tăng nhanh và xuất hiện những đô thị lớn.

Giai đoạn IV: Sau khi Phật Giáo được truyền bá vào Trung Hoa từ thế kỷ 5 sau công nguyên, đồng trở thành thứ kim loại được ưa chuộng của tôn giáo mới này. Tượng đồng, tháp đồng, bình hương, chân đèn, chân nến bằng đồng… được sản xuất hàng loạt.

Kết luận:

Tại khu vực Đông Nam Á Lục địa, những vết tích đầu tiên của sự sử dụng và sản xuất đồng xuất hiện vào khoảng đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên. Đó là những hiện vật được chế tác từ hợp kim đồng-thiếc và đồng-axenic. Chúng xuất hiện dưới dạng hiện vật nhỏ, mảnh xỉ, cục đồng hay bụi rỉ đồng, bên cạnh đó mảnh khuôn đúc bằng đất nung cũng được tìm thấy. Tình hình này cũng giống như tình hình của một số vùng ở Trung Hoa ngoại trừ Trung Nguyên. Xem ra sự bắt đầu của luyện kim đồng ở nhiều khu vực trên thế giới mang tính địa phương và phát triển theo nhu cầu địa phương. Việc đúc đồng tăng nhanh từ thế kỷ 15 trước công nguyên, và từ thế kỷ 9 trước công nguyên trở về sau là thời gian của nghề luyện kim phức tạp và tinh vi ở Đông Nam Á Lục địa, nhất là ở miền Bắc Việt Nam. Sự có mặt của trống đồng và những đồ đồng lớn trang trí tinh vi, phức tạp thể hiện trình độ kỹ thuật cao của nghệ thuật đúc đồng đương thời. Một trong những nét đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn là khối lượng lớn của những nông cụ.

Trên cơ sở những chứng cứ khảo cổ học thu thập được từ các địa điểm ở miền Bắc, miền Nam Việt Nam, Đông Bắc Thái Lan và Hạ lưu sông Mê Công… chúng tôi đưa ra một vài nhận xét sau:

1.Đông Nam Á Lục địa (đặc biệt là Bắc Việt Nam và Đông-Bắc Thái Lan) là một khu vực riêng biệt hình thành nghề luyện kim từ giai đoạn sớm và vấn đề mà những người nghiên cứu luôn quan tâm đó là niên đại của những địa điểm và hiện vật sớm này. Hiện nay, ở Việt Nam đã có những niên đại C14 đáng tin cậy phù hợp với địa tầng và diễn biến hình loại của đồ gốm, đồ đá… Sự kết hợp nhiều phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa điểm khảo cổ học Việt Nam do đó chuỗi phân kỳ văn hoá trở nên tin cậy hơn, dễ chấp nhận hơn nhất là qua những so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Những niên đại C14 của những địa điểm sơ kỳ thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam chứng minh một cách chắc chắn rằng những vết tích đầu tiên của nghề luyện kim xuất hiện trước 3500 năm trứoc công nguyên.

2.Quan điểm chung hiện nay của nhiều người nghiên cứu cho rằng bối cảnh đồng văn Đông Nam Á rộng hơn nhiều so với biên giới chính trị hiện nay. Theo Higham, Đông Nam Á là toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng gió mùa ngoại trừ Ấn Độ và bao gồm Lĩnh Nam, phần nam Trung Quốc như tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, cao nguyên Vân Nam (Higham 1996:1). Điều này chứng tỏ Đông Nam Á Lục địa có nhiều nét tương đồng với nhiều vùng Trung Hoa (đặc biệt là Nam Trung Hoa). Có thể dồng ý với ý kiến cho rằng ở Đông Nam Á cũng giống như ở nhiều vùng khác ngoại Trung Nguyên-Trung Hoa những thử nghiệm luyện kim ban đầu như một nghề thủ công gia dụng bắt đầu trước thời điểm 1750 năm trước công nguyên (Linduff và tập thể 2000:21). Mỗi vùng đều có những sản phẩm kim loại riêng và đáp ứng nhu cầu nội tại của mình.

3.Mặt khác, ta không thể loại trừ vai trò của trao đổi kinh tế, xã hội giữa các vùng trong lúc đề cao sự phát triển và đòi hỏi văn hoá- xã hội nội tại trong mỗi vùng. Tư liệu khảo cổ học chứng tỏ giữa các vùng có những mối giao lưu thông qua buôn bán hàng hoá, di dân và theo đó là trao đổi ý tưởng… Tất nhiên, trong điều kiện tư liệu hiện nay, rất khó để xác định những trao đổi liên vùng này xảy ra cụ thể chính xác ra sao. Mặc dù vậy chúng có thể chỉ giữ vai trò xúc tác vì sự hình thành và phát triển của luyện kim trước hết để đáp ứng những nhu cầu nội tại.

4.Trong sự hình thành và phát triển của luyện kim đồng thau Đông Nam Á ta thấy có sự đa dạng rất lớn giữa các vùng. Đã hình thành những trung tâm luyện kim với truyền thống diễn biến khác nhau ở Bắc Việt Nam, Đông Bắc Thái Lan, Hạ lưu sông Mê Công…

GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung

TÀI LIỆU DẪN

1.Phan Văn Thích, Hà Văn Tấn 1970. Phân tích chì trong di vật thời đại đồng thau và thời đại sắt sớm. Khảo cổ học số 7-8. NXBKHXH. Hà Nội.

2.Diệp Đình Hoa 1978. Về những hiện vật kim loại ở buổi đầu thời đại đồng thau Việt Nam. Khảo cổ học số 2. NXBKHXH. Hà Nội.

3.Phạm Thị Ninh 1997. Văn hoá Bàu Tró. NXBKHXH. Hà Nội.

4.Hà Văn Tấn (chủ biên) 1999. Khảo cổ học Việt Nam. Tập II. Thời đại kim khí Việt Nam. NXBKHXH. Hà Nội.

5.Trịnh Sinh 1990. Kết quả phân tích quang phổ hiện vật đồng trong văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun. Khảo cổ học số 2. NXBKHXH. Hà Nội.

6.Higham, C.F.W., 1996 The Bronze Age of Southeast Asia. The Cambridge University Press. Cambridge.

7.Bùi Phát Diệm, Vương Thu Hồng và Nishimura Masanari. 1997, Research Achievements of the Archaeology before “Oc Eo culture” in the Lower Vam Co River Basin, Southern Part of Vietnam. Juornal of Southeast Asia Archaeology. No.2.

8.von Dewall 1979, M., 1979, Local workshop centers of the Late Bronze Age in highland Southeast Asia. Trong Smith, R.B., và Watson, W., (Chủ biên). Early Southeast Asia: essays in Archaeology, History and Historical Geography: 31-49. Oxford University Press, Oxford.

9.Ho Ping-ti, 1975, The Craddle of the East. Hongkong and Chicago. The Chinese University of Hongkong and the University of Chicago.

10Eiji Nitta, 2002, The Dawn of the Civilizzation in the Mekong basin and Its neighboring regions. Center for Southeast Asia, Kagoshima University, Japan. Html.

11.Higham, C.F.W., 2001, Vietnamese Archaeology viewed from the outside. Bài tham dự Hội thảo Quốc tế “Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam. Tháng 12 năm 2001. Hà Nội.

12.Bayard, D.T. 1979, The chronologgy of Prehistoric mettalurgy in Northeast Thailand: Silabhumi or Samrddhabhum?. Trong Smith, R.B., và Watson, W., (chủ biên). Early South East Asia-essays in Archaeology, History and Historical Geography. Oxford University Press, Oxford.

13.Chang Kwang-chih, 1986, The Archaeology of Ancient China (Fourth edition Revised and Enlarged). Yale University Press. New Haven and London.

14.Li Boqian, 2000, Stages and Regions of Bronze Culture in China. Trong Linduff, M.K., Han Rubin và Sun Shuyun (chủ biên). The beginning of Metallurgy in China. Chinese Studies, Volume 11, Edwin Mellen Press, New York.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây