Tác giả Hà Văn Tấn

Giáo sư Hà Văn Tấn

GS. HÀ VĂN TẤN

Sơ lược lý lịch :
Năm sinh: 1937
Nơi sinh: Hà Tĩnh
Chức danh: Giáo sư
Các công trình khoa học :
1. Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nhà xuất bản Sử học, 1960; In lại trong “Nguyễn Trãi toàn tập”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976.
2. Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/ Nhà xuất bản Giáo dục,-H., 1960.
3. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
4. Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng). Nhà xuất bản Giáo dục, 1961.
5. Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam
6. Kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975.
7. Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga – Việt. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970.
8. Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư
9. Cơ sở Khảo cổ học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
10. “Óc Eo: Endogenous and Exogenous Elements”, Viet Nam Social Sciences, 1-2 (7-8), 1986, pp. 91–101.
11. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
12. Triết học lịch sử hiện đại. Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990.
13. Lịch sử Thanh Hóa (Chủ biên) Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,-H. 1990.
14. History of Buddhism in Vietnam. Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (Viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynaties.
15. Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993.
16. Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sử // Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất).
17. Buddism in Vietnam (Viết chung). The Gioi Publishers,1993.
18. Theo dấu các văn hoá cổ: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt; Người Phùng Nguyên và đối xứng; Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng,…(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997, 851 trang)
19. Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1994.
20. Triết học ấn Độ cổ đại// Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994.
21. Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học
22. Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học
23. Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (chủ biên), tập II. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996.
24. Theo dấu các văn hoá cổ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997.
25. Đình Việt Nam (viết chung). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
26. Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 (Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung,)
27. Một số vấn đề lý luận sử học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Các bài báo khoa học :
1. Trở tại vấn đề tô tem của người Việt nguyên thuỷ// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1959.
2. Mấy điểm quanh vấn đề Việt Nam và Đông phương cổ đại// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 18, 1960.
3. Về vấn đề người Indonesia và loại hình Indonesia trong thời đại nguyên thuỷ Việt Nam// Thông báo khoa học Sử học, tập I, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962.
4. Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý – Trần// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 52, 1963.
5. Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 76, 1965.
6. Lại bàn về xương sọ người Indonesia trong thời đại đồ đá ở Việt Nam// Thông báo khoa học, tập II, Đại học Tổng hợp Hà Nội,. 1966.
7. Thông báo kết quả đợt thực tập khảo cổ ở Hoà Bình của Khoa Sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội, tháng 1-1964// Thông báo khoa học, Sử học, tập II, 1966 và in trong “Những hiện vật tang trữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hoá Hoà Bình”, Bảo tàng Lịch sử, 1967.
8. Bài minh trên chuông Thông Thánh quán và một số vấn đề lịch sử đời Trần// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 88, 1996.
9. Mấy suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương pháp Lôgic// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 96, 1967.
10. Vấn đề phân chia các thời kỳ và các giai đoạn lịch sử // Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb Khoa học Xã hội, 1967; tái bản 1970.
11. Một số vấn đề về Văn hoá Phùng Nguyên// Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 112, 1968.
12. Niên đại các văn bản đồng thau miền Bắc Việt Nam với vấn đề Hùng Vương // Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1969, tập I, Khoa học Xã hội, 1970.
13. Văn hoá Phùng Nguyên và thời kỳ Tiền Hùng Vương// Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1969; (in trong “Hùng Vương dựng nước”, tập II, Khoa học Xã hội, 1973).
14. Người Phùng Nguyên và đối xứng// Tạp chí Khảo cổ học, số 3-4, 1969.
15. Văn hoá Bắc Sơn với một truyền thống, một bình tuyến // Những hiện vật tang trữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hoá Bắc Sơn, Bảo tàng Lịch sử, 1969.
16. Về chiến thắng Vân Đồn năm 1288// Thông báo khoa học, tập III, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1969.
17. ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học// Thông tin khoa học các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số 13, 1970.
18. Cột kinh Phật thời Đinh thứ 2 ở Hoa Lư // Tạp chí Khảo cổ học, số 5-6, 1970.
19. Nghiên cứu thời đại các vua Hùng: hiện trạng và triển vọng// Tạp chí Quản lýý văn vật, số 19, 1970.
20. Tiến triển kinh tế thời Hùng Vương// Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
21. Thực nghiệm tạo văn hoa trên đồ gốm cổ// Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
22. Enghen với Khảo cổ học// Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
23. Phân tích chỉ trong di vật đồng thuộc thời đại đồng thau và thời sắt sớm// Tạp chí Khảo cổ học, số 708, 1970.
24. Kinh tế thời Hùng Vương// Tạp chí Khảo cổ học, số 9-19, 1971.
25. Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vương// Tạp chí Khảo cổ học số 9-10, 1971.
26. Văn hoá Sơn Vi// Tạp chí Khảo cổ học, số 11-12, 1971.
27. Báo cáo sơ bộ hai lần khai quật di chỉ Gò Bông (Viết chung)// Thông báo khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971.
28. Thông báo kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền// Thông báo khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971
29. Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng Ngọc Lũ (Viết chung )// Hùng Vương dựng nước, tập III, Nxb Khoa học Xã hội, 1973.
30. Vài nhận xét về hợp kim đồng thau Việt Nam thời cổ (Viết chung )// Thông báo khoa học Sử học, tập VI, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
31. Kỹ thuật chế tạo đồ gốm Phùng Nguyên// Thông báo khoa học Sử học, tập VI, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
32. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đồ đá cũ Việt Nam và Đông Nam á // Những di tích của con người thời tối cổ trên đất Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử, 1973.
33. Đào khảo cổ Gò Ghệ, Gò Dạ và Bãi Dưới// Những phát hiện mới về Khảo cổ học, 1972, Nxb Khoa học Xã hội, 1973.
34. Có một nền văn minh Việt Cổ// Tạp chí Học tập, số 1, 1974.
35. Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng// Tạp chí Khảo cổ học, số 13, 1974.
36. Nghề gốm, một ngành thủ công thời Hùng Vương // Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb Khoa học Xã hội, 1974.
37. Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai// Tạp chí Khảo cổ học, số 15, 1974.
38. Đồng Chô// Tạp chí Khảo cổ học, số 16, 1974.
39. Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt// Tạp chí Dân tộc học, số 1, 1975.
40. Suy nghĩ về Đông Nam á thời cổ qua các niên đại các bon, phóng xạ và nhiệt phát quang// Thông báo khoa học Sử học, tập VIII, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
41. Xưởng làm đồ đá Núi Dầu – Bãi Phôi Phối// Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
42. Cồn Lôi Mốt (Hà Tĩnh)// Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
43. Khai quật đồi Giàm (Vĩnh Phú)// Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
44. Một số di tích thời Lý bên bờ sông Lam// Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
45. Ngưòi Hoà Bình trong bối cảnh Việt Nam// Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, số 46, 1976.
46. Ghi chú về một chiếc rìu đá ở Phùng Nguyên (Vĩnh Phú)// Tạp chí Khảo cổ học, số 1

Thành tựu nghiên cứu văn hóa Đông Sơn sau 80 năm

Năm 1924, một người câu cá đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở bờ sông Mã thuộc làng Đông Sơn. Được tin đó, L.Pajot, một quan chức thuế quan ở Thanh Hóa vội vàng tiến hành những cuộc đào bới ở đây.

Mãi đến năm 1929, V.Goloubew, học giả người Pháp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ mới cho công bố những gì Pajot đào được ở Đông Sơn, kết hợp với những di vật mà các nhà sưu tập như Demage và D’Argence đã tìm được ở lưu vực sông Hồng. Thế là người ta biết đến “một thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung kỳ”.

Nhưng phải đợi đến 5 năm nữa, năm 1934, R.Heine Geldern, nhà nghiên cứu người Áo mới đề nghị gọi nền văn hóa đó là “Văn hóa Đông Sơn”.

1 - Tác giả Hà Văn Tấn
Thố đồng thời Đông Sơn, cách ngày nay trên 2000 năm

Những di tích Văn hóa Đông Sơn được công bố mặc dầu chưa đầy đủ thì cũng đã nói lên sự phát triển cao, rực rỡ của chúng. Vì thế, các nhà nghiên cứu nước ngoài, vốn mang đầu óc kỳ thị dân tộc, khi đi tìm nguồn gốc của Văn hóa Đông Sơn, đều tìm ở ngoài Việt Nam.

Goloubew tìm nguồn gốc Văn hóa Đông Sơn ở Văn hóa Hán. B.Karlgren (một nhà nghiên cứu Thụy Điển) thì tìm nguồn gốc Văn hóa Đông Sơn ở Văn hóa Chiêm quốc (Trung Quốc) ở cái mà ông gọi là Hoài Thức. Còn O.Janse, người đã đến Việt Nam khai quật Đông Sơn thì lại cho các bộ lạc trên vùng thảo nguyên Âu Á đã mang đến Việt Nam các chế phẩm kim loại để tạo nên Văn hóa Đông Sơn. Và người cực đoan nhất trong số họ là R.Heine Geldern cho rằng tộc người tạo nên Văn hóa Đông Sơn là tộc Tochara đã làm một cuộc thiên di dài dằng dặc từ Hắc Hải sang phía Đông, đến Tân Cương thì rẽ làm hai đường, một đường vào Bắc Trung Quốc tạo nên Văn hóa Ân thương của Trung Quốc và một đường xuống Vân Nam và Việt Nam, tạo nên Văn hóa Đông Sơn.

2 - Tác giả Hà Văn Tấn
Nhạc khí đồng Đông Sơn, cách ngày nay trên 2000 năm

Tư tưởng truyền bá luận ăn sâu trong các học giả phương Tây khiến cho họ không bao giờ tìm được nguồn gốc chân chính của Văn hóa Đông Sơn. Chỉ có các nhà khảo cổ học Việt Nam trong một thời gian ngắn của thế kỷ XX mới tìm được nguồn gốc thực sự của Văn hóa Đông Sơn, chúng ta đã tìm được các thời kỳ tiền Đông Sơn, từ Phùng Nguyên đến Gò Mun, và chứng minh một cách chắc chắn rằng Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa, phát triển lên từ các Văn hóa tiền Đông Sơn. Bất kỳ một loại di vật gì của Văn hóa Đông Sơn, bằng đồng hay gốm, đều tìm thấy các nguyên hình trong các giai đoạn trước. Chẳng hạn như có thể tìm thấy những vòng đeo tai 4 màu trong Văn hóa Đông Sơn bắt nguồn từ khuyên tai bốn màu của Văn hóa Phùng Nguyên.

3 - Tác giả Hà Văn Tấn
Mũi tên đồng Cổ Loa – Hà Nội, trên 2000 năm tuổi

Việc chứng minh được nguồn gốc bản địa của Văn hóa Đông Sơn là một thành tích to lớn của khảo cổ học Việt Nam.

Theo tình hình nghiên cứu hiện nay, chúng ta biết rằng, Văn hóa Đông Sơn phân bố từ vùng biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng Bình ở phía Nam. Như vậy Văn hóa Đông Sơn phân bố trên một vùng không gian rộng mà các văn hóa trước đó không thể nào sánh kịp. Nhưng dầu phân bố trên một không gian rộng như vậy, Văn hóa Đông Sơn vẫn mang tính thống nhất. Tuy thế Văn hóa Đông Sơn vẫn có những khác biệt địa phương. Vì thế, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành phân chia các loại hình địa phương của Văn hóa Đông Sơn. Tuy ý kiến chưa thật thống nhất nhưng đại thể đã kể đến loại hình sông Hồng, sông Mã và sông Lam của Văn hóa Đông Sơn.

4 - Tác giả Hà Văn Tấn
Mũi mác Đông Sơn, cách ngày nay trên 2000 năm

Chúng ta đã khai quật nhiều di tích Văn hóa Đông Sơn trên diện tích rộng lớn như: Làng Cả, Đông Sơn, Thiệu Dương, Làng Vạc, tìm thấy rất nhiều di vật quan trọng của Văn hóa Đông Sơn, từ đó đã có những công trình phân loại các loại di vật. Chúng ta cũng đã khai quật các loại mộ táng đặc biệt chôn người trong quan tài bằng thân cây gỗ khoét rỗng (quan tài hình thuyền). Việc nghiên cứu loại hình quan tài hình thuyền cũng được đẩy mạnh nhờ những công trình đi sâu, phát hiện những đặc điểm địa phương của loại hình này.

Trong các di vật của Văn hóa Đông Sơn, có một loại di vật đặc trưng. Tài năng nghệ thuật và kỹ thuật của chủ nhân Văn hóa Đông Sơn là trống đồng. Cho đến nay các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có những công trình phân loại chi tiết trống đồng Đông Sơn.

5 - Tác giả Hà Văn Tấn
Muôi đồng Đông Sơn, cách nay trên 2000 năm

Từ khối tài liệu phong phú trong các di chỉ Đông Sơn, người ta bắt đầu khôi phục các hoạt động văn hóa vật chất của người Đông Sơn, xem xét các mặt ăn, mặc, ở của họ cũng như khôi phục các hoạt động văn hóa tinh thần của họ. Từ những phương diện này đã có thể nói Văn hóa Đông Sơn đã phát triển ở một trình độ cao. Đấy là một thời kỳ có một văn minh rực rỡ và cũng từ đó, nếu nghiên cứu cấu trúc xã hội của Văn hóa Đông Sơn thì phải đi đến kết luận là thời kỳ này đã tồn tại một nhà nước đầu tiên nảy sinh trong một xã hội đã có sự phân tầng phức tạp.

GS. Hà Văn Tấn

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây