Giới thiệu khái quát huyện Bắc Trà My

huyện Bắc Trà My - Tỉnh Quảng Nam

Giới thiệu khái quát huyện Bắc Trà My

Nguồn gốc tên gọi Trà My có từ bao giờ, không ai còn nhớ rõ, nhưng có nhiều cách giải thích về tên gọi Trà My. Riêng cách giải thích: Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin được chọn đặt tên cho vùng đất nay thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc trại thành Trà My, được nhiều người chấp nhận hơn.

1. GIỚI THIỆU CHUNG:

1.1- Lịch sử hình thành vùng đất:

Nguồn gốc tên gọi Trà My có  từ bao giờ, không ai còn nhớ rõ, nhưng có nhiều cách giải thích về tên gọi Trà My. Riêng cách giải thích: Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin được chọn đặt tên cho vùng đất nay thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc trại thành Trà My, được nhiều người chấp nhận hơn.

Vào thời kỳ các Vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị. Đến thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc Tượng quận (214 đến 205 trước công nguyên), đời nhà Hán thuộc Tượng Lâm ( từ năm 206 đến năm 192 sau công nguyên) và từ năm 192 đến cuối thế kỷ XIV thuộc vương quốc Chămpa.

Vào thời nhà Hồ (1400-1407) Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu gồm: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng.

Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn, trong đó, phủ Thăng Hoa gồm phần đất Quảng Nam ngày nay. Vào năm 1510, vua Lê Tương Dực đã đổi Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành trấn Quảng Nam và đến năm 1602, chúa Nguyễn lại đổi trấn Quảng Nam thành Quảng Nam dinh. Năm 1605, chúa Nguyễn thăng huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong   ( Thuận Hoá) thành phủ và cho nhập vào Quảng Nam dinh. Quảng Nam dinh lúc bấy giờ gồm có 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Vùng đất Trà My thuộc phủ Thăng Hoa.

Vào năm Gia Long thứ hai (1803), Quảng Nam dinh chỉ gồm hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh, thuộc Kinh sư. Năm 1827, trực lệ Quảng Nam dinh được đổi thành tỉnh Quảng Nam. Vùng đất Trà My ngày nay, cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam Kỳ và huyện Tiên Phước.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công,   từng bước tiến hành việc thành lập chính quyền và phân địa giới hành chính ở Trà My. Ngày 19.3.1947, thành lập châu Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay. Tháng 10.1948, châu Trà My được tách ra thành hai huyện là huyện Trà My và  huyện Phước Sơn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào đầu năm 1960 chủ trương hợp nhất các huyện miền núi. Thực hiện chủ trương đó, tháng 3.1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn được hợp thành huyện Trà Sơn.

Tháng 3.1963, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chỉ đạo miền núi, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể  huyện Trà Sơn, để thành lập các khu. Huyện Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau bỏ tên gọi khu và gọi là huyện. Khu II là huyện Bắc Trà My (phần đất phía Bắc sông Tranh); khu III là huyện Nam Trà My ( phần đất phía Nam sông Tranh).

Về phía địch, sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết – ngày 20.7.1954, chính quyền Sài gòn đã điều chỉnh lại địa giới hành chính ở Trà My. Chúng đổi huyện Trà My thành quận Trà My. Ngày 02.3.1959, chúng lại đổi tên quận Trà My thành quận Hậu Đức.  Tháng 11.1964, trước sức tấn công của quân và dân ta ngày càng mạnh mẽ, địch buộc phải rút khỏi Trà My, bọn nguỵ quyền Hậu Đức phải đóng chi khu quân sự lưu vong ở Phước Lâm ( nay thuộc xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước).

Tháng 6.1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My.

1.2- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường:

Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm ở 1501713 đến  1801800” vĩ độ bắc, 1080916 đến  10801758” kinh độ đông. Cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Phước Sơn.

Núi cao nhất của huyện là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang. Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 2-8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau.

Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Ngãi. Sông suối ở Bắc Trà My còn có tiềm năng lớn về Thủy điện. Trong những năm đến,  Đảng và Nhà nước sẽ xúc tiến xây dựng Thuỷ điện sông Tranh II tại xã Trà Bui vào năm 2005.

Đất đai của Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: nhóm đất mùn phân bố trên những vùng núi cao, đất vàng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất phù sa phân bổ tập trung chính ở các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp, Trà Đốc… Được thiên nhiên ưu đãi, nên đất Bắc Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng… đặc biệt ở Bắc Trà My, quế được trồng nhiều nhất ở các xã: Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui, do phát triển trong môi trường thích hợp, quế Bắc Trà My đạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng nhiều tên: “vua của các loại quế” trước kia và “Cao Sơn ngọc quế” ngày nay.

Huyện Bắc Trà My có 82.305 ha đất, rừng Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: lim, dổi, chuồn, gõ…; rừng Bắc Trà My đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu… ở các sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch… trong đó đặc biệt là cá niên. Cá niên, cá chình, cá chiên, cá men… với những hương vị riêng, không thể hoà lẫn hương vị với các loài cá ở một số địa phương khác.

Theo điều tra thăm dò bước đầu, Bắc Trà My có nhiều khoáng sản: đồng, niken ở Trà Giáp, thiếc ở Trà Giác, vàng ở Trà Giáp, Trà Bui; nước khoáng nóng ở Trà Bui.

Về giao thông, do đường sông không thuận lợi nên đường bộ trở nên rất quan trọng. Tuyến đường ĐT 616 nối liền Bắc Trà My – Tiên Phước – Tam Kỳ là tuyến đường giao thông chính của Bắc Trà My với ngoài huyện. Đây là tuyến đường được UBND tỉnh và Chính phủ phê duyệt trở thành tuyến đường Nam Quảng Nam nối từ Tam Thanh đến Đắc Tô.

Tiềm năng phát triển du lịch Trà My

Cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50km về phía tây, vùng sơn cước Trà My được người xưa lưu truyền là “Cao sơn ngọc quế”. Do sự kỳ thú của thiên nhiên và đặc điểm địa hình miền núi cao, Trà My xưa và nay đang nắm giữ 2 sản phẩm quý, có giá trị kinh tế và dược liệu cao là quế Trà My và sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ vậy mà địa danh Trà My từ lâu đã được khắp nơi biết đến qua nhiều sách, báo, tạp chí…

Cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50km về phía tây, vùng sơn cước Trà My được người xưa lưu truyền là “Cao sơn ngọc quế”. Do sự kỳ thú của thiên nhiên và đặc điểm địa hình miền núi cao, Trà My xưa và nay đang nắm giữ 2 sản phẩm quý, có giá trị kinh tế và dược liệu cao là quế Trà My và sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ vậy mà địa danh Trà My từ lâu đã được khắp nơi biết đến qua nhiều sách, báo, tạp chí… Sự ưu đãi của thiên nhiên còn tạo ra cho Nam Trà My, Bắc Trà My nhiều thắng cảnh hấp dẫn, say đắm lòng người như núi Hòn Bà sừng sững chìm trong mây trắng mỗi lúc bình minh; thác Năm Tầng nước tung trắng xóa như rót vào lòng người; đỉnh Ngọc Linh lạnh buốt, thẳng đứng chọc trời. Cạnh đó, sự hoang sơ, hiểm trở của địa hình đồi núi và tấm lòng kiên trung của đồng bào các dân tộc Trà My cũng đã được ghi vào sử sách.Trong những năm kháng chiến, nơi đây luôn là chỗ dựa tin cậy và là nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ và bộ đội để xây dựng hậu cứ đánh địch. Tiêu biểu là khu di tích Nước Oa (xã Trà Tân) đã được Khu ủy 5 chọn làm căn cứ đầu não của chiến trường Khu 5 và ngày nay được tôn tạo trở thành khu di tích cấp quốc gia. Bước đầu, khu di tích này có đến 4 tiểu khu di tích tập trung, gồm Khu tưởng niệm An ninh Khu 5, Bia tưởng niệm Dân y Khu 5, Khu tưởng niệm Nông dân Khu 5 và Khu di tích lịch sử văn hóa Nước Oa, được đầu tư xây dựng và tôn tạo với kinh phí hàng tỷ đồng. Sắp tới, 2/4 tiểu khu sẽ được đầu tư mở rộng với quy mô lớn. Và quần thể khu dích này, trong 2 năm trở lại đây, mỗi năm đón hàng nghìn lượt du khách tìm về với cội nguồn cách mạng, tri ân đồng đội và nhiều đoàn viên thanh niên đến tìm hiểu, học tập truyền thống.

Đặc biệt, Trà My còn là nơi diễn ra trận thắng Mỹ vang dội tại đồn Trà Đốc của bộ đội ta cùng đồng bào các dân tộc Trà My vào rạng sáng ngày 27-3-1971, giải phóng hoàn toàn Trà My, báo hiệu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Mỹ, ngụy tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Cũng chính tại mảnh đất anh hùng này, một nhà máy thủy điện lớn – thủy điện Sông Tranh 2 đang từng buớc hình thành. Ngược dòng sông Tranh về với Nam Trà My, tại khu vực thác Năm Tầng (Trà Mai), một công trình thủy điện nữa cũng sắp sửa được đầu tư xây dựng – thủy điện Sông Tranh 1. Hai công trình này ngoài việc cung cấp nguồn điện năng lớn cho quốc gia, còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái tại địa phương. Hơn nữa, Nhà nước cũng đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng: đường Đông Trường Sơn huyền thoại nối liền giữa các huyện miền núi phía tây Quảng Nam, đường Nam Quảng Nam (Tam Thanh – Trà My – Kon Tum)… Khi những tuyến đường huyết mạch này hoàn thành, hành trình du lịch của Quảng Nam sẽ không chỉ dừng lại ở khu vực đồng bằng, trung du, mà Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái Sông Tranh, quần thể di tích Nước Oa… ở vùng sơn cước Trà My sẽ là mắc xích quan trọng, là điểm đến lý tưởng của du khách nối liền tuyến du lịch vòng cung Quảng Nam từ miền xuôi lên miền ngược Trà My và trở về miền xuôi tại bãi biển Tam Thanh thơ mộng. Lúc đó, có lẽ sự phát triển kinh tế xã hội hai huyện Nam Trà My – Bắc Trà My sẽ không chỉ có sự đóng góp của những dự án, những công trình hiện đang được thực thi mà chắc chắn sẽ có sự đóng góp tích cực của ngành công nghiệp không khói – du lịch. Vấn đề còn lại là thời gian và kế sách đầu tư, khai thác của ngành du lịch và lãnh đạo hai huyện Nam Trà My, Bắc Trà My.

Lễ mừng lúa mới của người Ca Dong

Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Ca Dong luôn gắn chặt với núi rừng, vì vậy điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó chính là lý do ra đời của Lễ mừng lúa mới (Kă p’lei). Người Ca Dong thuộc ngữ hệ Môn – Khmer là nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng sinh sống ở miền núi phía Tây Nam (Quảng Nam) với dân số khoảng 8.000 người, tập trung ở huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và một số ít ở xã Phước Gia, Phước Trà, huyện Hiệp Đức. Làng (plơi) là đơn vị xã hội truyền thống duy nhất của đồng bào Ca Dong gồm nhiều nóc (spôk) có phạm vi đất đai riêng, ranh giới quy ước theo con suối, dòng sông, đỉnh núi… Tên gọi của plơi dùng theo tên địa hình hoặc theo tên của người đứng đầu làng.

Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Ca Dong luôn gắn chặt với núi rừng, vì vậy điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó chính là lý do ra đời của Lễ mừng lúa mới (Kă p’lei). Lễ thức này không chỉ thể hiện trên khía cạnh vật chất “kết thúc một vụ mùa bội thu, mở ra một năm mới đầy hứa hẹn” mà còn cả về tín ngưỡng tâm linh “là tiền đề cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng”.

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Ca Dong, việc tổ chức và điều hành Lễ do chủ làng (Kră plơi) chủ trì. Ông là người rất có uy tín được các trưởng nóc hay trưởng gia đình cử ra có nhiệm vụ giữ gìn phong tục tập quán, đại diện dân làng trong các lễ thức tôn giáo. Vì vậy, đối với việc tổ chức lễ hội dù to hay nhỏ, bất kể mọi lĩnh vực khi dân làng đã thảo luận và đi đến nhất trí thì chủ làng là người đôn đốc thực hiện. Vào tháng 4, chủ làng và thầy cúng bàn bạc với dân làng về tổ chức lễ, chọn ngày tiến hành lễ xin phép thần linh và nếu thần linh đồng ý, họ thông báo cho cả làng được biết về Lễ Kă p’lei. Công việc chuẩn bị bắt đầu bằng việc mỗi nhà trong làng ủ nhiều ché rượu. Thanh niên trai tráng vào rừng lấy lồ ô, nứa, lá thiên niên kiện để trang trí và làm cây nêu, cây huê (cột đâm trâu). Con gái giã gạo từ lúa padâm và hái lá đót gói bánh thiêng. Pađâm là thứ lúa do thành viên đã có vợ trong mỗi gia đình trồng một bụi trên khoảng đất riêng trước khi bắt đầu mùa rẫy do người vợ chăm sóc và tự tay tuốt đem về giữ riêng trong chòi để đem ra giã gạo dâng cúng mẹ lúa (yang s’ti), thần lúa (yang vút) và bàn thờ tổ tiên (plo’xơi) trong ngày Kă p’lei.

Người Ca Dong rất coi trọng Lễ mừng lúa mới nên đồng bào thường tổ chức rất chu đáo. Thời gian Lễ hội mừng lúa mới nằm trong tháng Khê ning nong là khoảng giữa từ khi lúa rẫy mùa trước đem về chòi đến khi có lễ len a chem (làm phép phát rẫy) chuẩn bị mùa sau. Mỗi Plơi người Ca Dong làm lễ theo mỗi ngày riêng, làng nào tổ chức thì cử người đi mời các làng trong vùng có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ liên minh thị tộc đến dự. Vì vậy, dù Lễ hội của mỗi làng chỉ tiến hành trong hai ngày nhưng không khí “túc chinh” tươi vui, rộn ràng khắp các làng bản Ca Dong kéo dài suốt tháng.
Lễ hội Kă p’lei của đồng bào Ca Dong ở Quảng Nam ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các Plơi biểu thị sức mạnh cộng đồng, biểu dương lực lượng, là cơ hội để các thành viên trong làng đặc biệt là trai tráng thể hiện tài năng. Đây là nét đẹp văn hoá cổ truyền cần gìn giữ để mỗi năm đến mùa thu hoạch nương rẫy dân làng Ca Dong lại rộn ràng tươi vui bên chén rượu. Các điệu hát và tiếng cồng chiêng vàng khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm.
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây