Giới thiệu khái quát huyện Duy Xuyên

huyện Duy Xuyên - Tỉnh Quảng Nam

Giới thiệu khái quát huyện Duy Xuyên

Huyện nằm phía bắc tỉnh Quảng Nam, phía bắc là thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An, phía tây bắc là huyện Đại Lộc, phía tây nam và phía nam là huyện Quế Sơn, phía đông nam là huyện Thăng Bình và phía đông là biển.

Duy Xuyên là mảnh đất có lịch sử lâu đời. Các kết quả nghiên cứu Khảo cổ học cho biết, cách đây khoảng 2500 năm, những lớp cư dân đầu tiên đã có mặt ở đây và là một bộ phận của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Sau những cư dân Tiền sử, Sơ sử này, Duy Xuyên nằm trong địa bàn sinh tụ và phát triển của cư dân văn hóa Chămpa ( Thế kỷ II-XV). Tên đất Duy Xuyên ra đời năm Giáp Thìn ( 1604) thời Nguyễn Hoàng.

– Huyện được cải tên từ huyện Hy Giang năm 1604, trong chủ trương cải đặt lại các khu vực hành chính thuộc hai trấn Thuận Hóa và QuảngNamcủa chúa Nguyễn Hoàng. Trước Cách mạng tháng Tám gọi là phủ Duy Xuyên. Phủ lập năm 1920, có 10 tổng, 155 làng xã.

– Thị trấn Duy Xuyên thành lập theo Quyết định số 27/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 21/3/1986, trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân cư của xã Duy An, và một phần diện tích tự nhiên của xã Duy Trung. Ngày 29/8/1994, thị trấn Duy Xuyên bị giải thể để thành lập thị trấn Nam Phước.

– Trải qua hằng mấy trăm năm thành lập, với nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Duy Xuyên bao gồm 13 xã và 1 thị trấn (Nam Phước): xã Duy Sơn, xã Duy Trinh, xã Duy Phú ,xã Duy Hải, xã Duy Nghĩa, xã Duy Vinh, xã Duy Phước, xã Duy Thành, thị trấn Nam Phước, xã Duy Châu, xã Duy Tân,Duy Hòa, xã Duy Thu, xã Duy Trung.

– Làng Trà Kiệu được thành lập từ thế kỷ 17, trên vùng đất chính vốn là kinh đô xưa của Vương quốc Chăm pa. Đến năm 1905, do dân số và diện tích phát triển, Trà Kiệu chi thành 5 xã: Trà Kiệu Thượng, Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây, Trà KiệuNam, Trà Kiệu Bắc, nay thuộc xã Duy Trung và Duy Sơn của huyện Duy Xuyên, QuảngNam.

– Làng Thu Bồn thuộc tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, có tỉnh lộ 610 chạy qua, cách Khu di tích Chăm pa Mỹ Sơn khoảng 6km. Nơi đây có đền thờ nữ thần Chăm pa Thiên Y A Na, thường gọi là bà Bô Bô, nay chỉ còn lưu dấu một bia đá khắc chữ Phạn cả hai mặt đã mòn hết, chỉ còn thấy lờ mờ một số dòng chữ bên phía cạnh. Thu Bồn cũng là nơi lưu dấu chiến công của quân và dân ta tiêu diệt một đồn binh kiên cố của quân xâm lược Pháp ngày 18/8/1949.
– Kiểm Lâm: Đồi thấp nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, thuộc xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời Pháp thuộc, một trạm kiểm lâm được đặt trên đồi trông ra sông để kiểm soát gỗ và lâm sản từ thượng nguồn đưa về xuôi theo đường thủy. Đồi mang tên Kiểm Lâm từ đó.

Năm 1947, khi quân Pháp chiếm bờ nam sông Thu Bồn cũng đã thiết lập trên đồi này một đồn binh, thường gọi là đồn Kiểm Lâm. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi này cũng là một căn cứ quân sự của địch.

– Theo trục BắcNam, Duy Xuyên ở vào trung độ của tỉnh QuảngNamvà của cả nước.

+ Phía Bắc, tính từ Tây sang Đông ( từ Phường Rạnh đến Cửa Đại) có sông Thu Bồn làm ranh giới giữa Duy Xuyên với các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An.

+ Phía Tây giáp với huyện Nông Sơn, đỉnh Hòn Tàu là ranh giới. 
+ Phía Nam giáp huyện Quế Sơn, Thăng Bình.

+ Phía Đông giáp biển Đông ( Nam Cửa Đại).

Địa hình Duy Xuyên chảy từ Tây xuống Đông trải dài 45km dọc theo bờNamsông Thu Bồn. Có rừng núi phía Tây và TâyNam, có vùng đồng bằng ven sông màu mỡ và vùng cát ven biển. Diện tích tự nhiên 29.909,5ha.

Đường thủy theo bốn nhánh sông: Vu Gia, Thu Bồn, Bà Rén và Trường Giang thuận tiện cho việc đi lại giao thương. Các bến sông An Lương, Nồi Rang, Bàn Thạch, Câu Lâu, Cầu Chìm, Kiểm lâm, Thu Bồn, Phú Đa…nối liền để ra cửa Đại hoặc đi Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng… hoặc ngược lên Trung Phước, Tý, Sé, Dùi Chiêng… hoặc vào Nam ra Bắc hoặc có thể đi ra nước ngoài. Từ xa xưa, đường thủy đã có bến cảng Trà Nhiêu để thương nhân nước ngoài vào giao lưu buôn bán với Đàng Trong. Đường bộ có Trạm Nam Phước là một trong bảy trạm thời Tây Sơn và Nhà Nguyễn đi công cán, truyền tin. Bến trạm Câu lâu, Lang Châu, Vân Quật là những bến trạm chính qua sông Bà Rén vào Trà Đình điNam. Những năm 20 của thế kỷ XX có đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên việt chạy qua địa bàn huyện, lại có tỉnh lộ 610 đi từ Bàn Thạch lên đến Mỹ Sơn, An Hòa dài gần 40 km nối với các con đường công hương vào thôn xóm .

– Dân số luôn biến động tăng, hiện nay có 131.242 người, hầu hết là dân tộc kinh. 
– Văn hóa, kinh tế, xã hội:

+ Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, có thủy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh. Nhân dân Duy Xuyên có truyền thống đấu tranh từ lâu đời gắn liền với quá trình khai hoang phục hóa phát triển sản xuất. Từ vùng đất ven sông Thu Bồn, trải qua hàng ngàn năm với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, con người Duy Xuyên từ đời này sang đời khác với tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại những âm mưu hủy diệt của quân thù để bồi dựng nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, kiến lập nên cuộc sống phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa riêng trong nền văn hóa dân tộc, nên những cảnh quan đẹp đẽ và những di tích kỳ vĩ của con người.

Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang bút danh nhà chí sĩ yêu nước phan bội châu, trường THPT SÀO NAM, ngôi trường vừa được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, một cái nôi của nhân tài đất Quảng, trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh.

+ Kinh tế từ xưa đến nay chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước với 70% sống bằng nghề nông còn lại làm nghề buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp và viên chức nhà nước. Đặc biệt do có diện tích lớn bãi bồi ven sông nên nghề trồng dâu nuôi tằm được hình thành rất sớm và đã có lúc thực sự hưng thịnh gắn liền với nghề ươm tơ dệt lụa một thời lừng lẫy với mỹ danh. “Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều”

+ Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm pa có vị trí trọng yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc, các di tích văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa ở Duy Xuyên là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Duy Xuyên. Ở ViệtNamvà Đông Nam Á, văn hóa Sa Huỳnh được biết đến khá sớm . Gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu đã trôi qua , đặc biệt từ sau năm 1975, với nhiều phát hiện mới đa dạng và phong phú, tri thức về văn hóa Sa Huỳnh đã được mở rộng. Sau hàng loạt các cuộc điều tra, thăm dò, khai quật mới được triển khai trên nhiều địa bàn khác nhau ở Duy Xuyên, đã đưa ra ánh sáng một khối lượng tư liệu và hiện vật phong phú. Trên cơ sở đó, nhận thức về văn hóa Sa Huỳnh ở Duy Xuyên được nâng lên một bước mới toàn diện và sâu sắc. Nhờ có những phát hiện mới này, chúng ta biết được các nhóm cư dân Sa Huỳnh không chỉ phân bố dọc duyên hải miền Trung mà còn phân bố ở các vùng trung du và vùng núi Quảng Nam…Chính địa vực phân bố khác nhau trên đã tạo ra trong văn hóa Sa Huỳnh sự đa sắc văn hóa trong khối nền chung. Sắc thái văn hóa núi đã dần hiện lên những nét độc đáo của văn hóa sa Huỳnh bên các sắc thái biển truyền thống. Sưu tập văn hóa Sa huỳnh phát hiện tại Duy Xuyên-QuảngNamgóp phần làm phong phú nhận định trên. Trong các nền văn hóa khảo cổ học nước ta, văn hóa Chămpa chiếm vị trí quan trọng. Từ những phát hiện đầu tiên của C. Paris về các kiến trúc đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn và các vùng phụ cận ( năm 1898) đến cuộc khai quật khảo cổ học di tích thành Trà Kiệu năm 1927-1928 của Y. Clays đến nay đã hơn một thế kỷ. Trong thời gian đó, rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt tới các di tích Chămpa ở đây. Kinh đô Trà Kiệu huy hoàng xưa giờ đây chỉ còn lại những chân móng tường thành sụp đổ, bị chôn vùi trong đất đá. Hình bóng của nó chỉ còn đọng lại trong một vài trang sách hay qua các sưu tập điêu khắc đá nổi tiếng đang được lưu giữ tại các Bảo tàng .

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây